1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH LOGISTICS
1.1.5.1 Nội dung phát triển ngành logistics
Thứ nhất: Xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics. Bao gồm:
Xác định tầm nhìn phát triển ngành logistics trong khoảng thời gian đủ dài, trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, nhất là thấy rõ xu hướng vận động và phát triển ngành logistics của các nước trong khu vực.
Xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics bao gồm nhiều nội dung, trong đó xác định rõ mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành logistics thông quá các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn; xác định các chỉ tiêu cụ thể, gắn liền với lộ trình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành logistics. Trên cơ sở đó thực hiện chiến lược phát triển logistics.
Trong xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics, xác định lợi thế để định hướng phát triển đúng đắn, có chất lượng.
Xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics phải tuân thủ và quán triệt nguyên tắc xác định tầm nhìn, mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển.
Thứ hai: Tiến hành mở cửa thị trường logistics, thực hiện tự do hóa logistics gắn
với những cam kết, lộ trình và bước đi thích hợp, đảm bảo xu hướng hội nhập.
Mở cửa thị trường ngành logistics là xu thế tất yếu trong tiến trình hội nhập khu vực cũng như quốc tế, trong đó có phân tích, đánh giá lợi ích và mặt trái một cách xác đáng, thời cơ và thách thức sẽ gặp phải, thực hiện tự do hóa. Từ đó, tiến hành xây dựng những căn cứ, những nguyên tắc cam kết với các đối tác song phương và đa phương, các đối tác
khu vực. Xây dựng lộ trình thực hiện mở cửa thị trường dịch vụ logistics theo từng bước và theo nguyên tắc cụ thể. Hướng đích của mở cửa thị trường logistics nhằm phát triển dịch vụ logistics, đảm bảo hội nhập khu vực.
Thứ ba: Ứng dụng, triển khai và phát triển công nghệ - kỹ thuật mới vào phát triển
ngành logistics, đặc biệt là dịch vụ tạo giá trị gia tăng, dịch vụ chất lượng cao.
Trên nền tảng kết cấu hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật của nền kinh tế, tiến hành ứng dụng, triển khai và phát triển công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại vào phát triển ngành logistics. Chú trọng ứng dụng CNTT vào phát triển logistics, góp phần tạo ra giá trị gia tăng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nền kinh tế, phát triển xã hội.
Thứ tư: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao và sử dụng hiệu quả
nguồn lao động trong ngành logistics, nhằm tạo ra dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của người đi thuê dịch vụ.
Thứ năm: Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp thơng lệ khu vực và quốc tế, thúc
đẩy phát triển ngành logistics đủ sức cạnh tranh với các đối thủ.
Có nhiều chính sách để điều chỉnh, khuyến khích phát triển ngành logistics, nổi bật là: chính sách phát triển thị trường dịch vụ, chính sách đầu tư, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách khoa học - cơng nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực…
Thứ sáu: Xây dựng hệ thống pháp luật phát triển ngành logistics phù hợp bối cảnh
hội nhập.
Xây dựng hệ thống pháp luật với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy ngành logistcs phát triển, nhất là dịch vụ tạo giá trị gia tăng, đảm bảo năng lực đóng góp của ngành vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội.