7. Kết cấu của luận văn
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
tiêu công cộng đã được các nhà nghiên cứu kinh tế trong nước và nước ngoài quan tâm từ rất lâu. Có thể kể đến một số dự án nghiên cứu có liên quan đến đề tài của như sau:
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hiệu quả quản lý đầu tư cơng tại thành phố Hồ Chí Minh: vấn đề và giải pháp” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh, bảo vệ năm 2008 tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi lý thuyết và thực trạng về đầu tư công, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư cơng, luận văn đã tập trung trình bày về thực trạng đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phân tích một số bằng chứng về những hạn chế trong công tác quản lý đầu tư tại thành phố. Qua đó đề ra các biện pháp, cải cách mà thành phố cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này.
Đi sâu vào các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư cơng có Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư cơng tại thành phố Kon Tum” của tác giả Huỳnh Hùng Lực, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Đà Nẵng. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa các nội dung của cơng tác quản lý hoạt động đầu tư, qua đó tiến hành phân tích thực trạng quản lý đầu tư công tại thành phố Kon Tum giai đoạn 2006 - 2010 và đề ra các giải pháp theo 4 nhóm nội dung là hồn thiện việc hoạch định đầu tư công, hồn thiện việc tổ chức thực hiện đầu tư cơng, hoàn thiện việc lãnh đạo thực hiện dự án và hoàn thiện việc kiểm tra, điều chỉnh đầu tư công giai đoạn 2010 - 2015.
Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Bùi Đại Dũng (NXB Chính trị Quốc gia, năm 2007) với đề tài “Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới sự tác động của vấn đề lợi ích nhóm ở một số nước trên thế giới”, qua phân tích thực tiễn chi tiêu ngân sách ở 75 nước trong 20 năm và dựa vào bối cảnh của Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp: áp dụng quy trình MTEF (khung chi tiêu ngân sách trung hạn); đánh giá lại chức năng của Chính phủ trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cơng; cắt giảm chức năng mà Nhà nước làm thiếu hiệu quả; tách việc quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng; tăng cường tính minh bạch của hoạt động chi tiêu công quỹ, nhất là của các quỹ ngoài ngân sách.
Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Đẩu về đề tài “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp”. Luận án đã áp dụng một hệ thống mơ hình, chỉ tiêu và phương pháp khoa học để đo lường và đánh giá hiệu quả quá trình vận động của đồng vốn đầu tư từ huy động đến sử dụng trong nền kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2003, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ở Đà Nẵng. Từ đó đề ra các giải pháp: phát huy và đa dạng hố các phương thức và cơng cụ huy động vốn hiện đại; xây dựng và phát triển thị trường giao dịch các loại chứng khoán dài hạn; xác định đúng các trọng điểm đầu tư; áp dụng mơ hình, chỉ tiêu, phương pháp khoa học trong việc định hướng đầu tư thúc đẩy tiến bộ công nghệ, lựa chọn dự án đầu tư công cộng, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất kinh doanh... đảm bảo chuyển nền kinh tế Đà Nẵng từ phát triển dựa vào sự gia tăng đầu vào sang phát triển dựa vào tiến bộ kỹ thuật, chất lượng tri thức, năng suất lao động.
Luận văn thạc sĩ quản lý của Nguyễn Mạnh Hà năm 2012 với đề tài “Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng”, Trường đại học khoa học và kỹ thuật Long Hoa, Trung Quốc.
Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư, các mơ hình quản trị dự án đầu tư cơng trình xây dựng bao gồm các khái niệm, vị trí, vai trị, đặc điểm của đầu tư xây dựng cơng trình và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Đề tài đi sâu phân tích thực trạng cơng tác quản trị dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phịng, trong đó tập trung làm rõ một số tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình; trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với chủ đầu tư mà cụ thể là quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước - chủ đầu tư – ban quản lý dự án.
Tác giả đã dự báo nhu cầu đầu tư xây dựng ở Bộ Tổng tham mưu trong giai đoạn 2015 – 2020 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở quan điểm đầu tư xây dựng các dự án tại Bổ Tổng tham mưu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình ở Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phịng như: Hồn thiện mơi trường pháp lý và quá trình quản lý thực hiện các dự án đầu tư; Đổi mới cơ chế kế hoạch hoá vốn đầu tư xây dựng; Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư; Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu; Đổi mới khâu thanh toán, quyết tốn vốn đầu tư; Hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn của các ban quản lý dự án; Hoàn thiện bộ máy quản lý thực hiện và điều hành dự án
Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của GS-TS. Dương Thị Bình Minh (NXB Tài Chính, năm 2004) đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết hiện đại về quản lý chi tiêu công để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thời gian qua (1991- 2004) và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu công đến 2010.
Nghiên cứu của Sử Đình Thành năm 2012 với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá chi tiêu công ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Mục đích cơ bản của đề tài là hướng tới mục tiêu tìm kiếm cách thức phát triển hệ thống hệ thống giám sát và đánh giá chi tiêu công dựa trên kết quả, cung cấp công cụ đo lường kết quả chi tiêu công và gắn chi tiêu công với mục tiêu ưu tiên phù hợp với bối cảnh hội nhập của Việt Nam, nhằm tăng cường cải cách khu vực công hướng tới phát triển bền vững.
Theo Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hồi (2008) thì quy trình phức tạp của đầu tư công với nhiều quyết định và sự lựa chọn chính sách cùng với sự kém minh bạch và trách nhiệm giải trình là mơi trường thuận lợi cho tham nhũng, thất thốt, lãng phí trong đầu tư, mà hậu quả của nó là chất lượng đầu tư cơng kém, năng suất thấp. Các tác giả cũng cho rằng, đầu tư công ở Việt Nam hiện nay thiếu mối liên hệ giữa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn với nguồn lực trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô; chỉ chú trọng đầu tư mới mà thiếu quan tâm đến chi phí hoạt động và duy tu bảo dưỡng tài sản cơng; quản lý đầu tư cơng cịn tùy tiện, khơng tơn trọng kỷ
luật tài khóa và vi phạm ngun tắc minh bạch trong cân đối ngân sách.
Theo Nguyễn Hồng Thắng (2008) thì chất lượng thẩm định dự án đầu tư công ở Việt Nam hiện nay không đúng chuẩn mực được quốc tế thừa nhận rộng rãi; chất lượng dự án kém, thiếu tầm nhìn bao quát xuyên suốt vòng đời dự án nên dự án hỏng hóc, xuống cấp nhanh; mất cân đối giữa chi đầu tư xây dựng cơ bản với chi hoạt động và duy tu bảo dưỡng tài sản công; chậm trễ trong thiết kế và thực thi dự án nên phát sinh thêm chi phí; quy hoạch yếu trên phạm vi toàn quốc ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư công.
World Bank (2013) “Đánh giá Khung Tài trợ cho Cơ sở Hạ tầng Địa phương ở Việt Nam”. Báo cáo nêu một trong những nguyên nhân chính được nhắc đến là sự quan tâm của các cơ quan nhà nước và đơn vị chủ quản mới chỉ tập trung vào số lượng dự án đầu tư mà chưa quản lý hiệu quả của các dự án này. Các quyết định đầu tư được thúc đẩy chủ yếu bởi các cân nhắc hành chính và mong muốn xây dựng các dự án có khả năng tạo ra doanh thu, với những liên kết yếu ớt tới các ưu tiên chiến lược của quốc gia và cơ chế thị trường cho việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên, thách thức này cũng lại là một cơ hội cho Việt Nam, bởi vì một phần đáng kể của nhu cầu đầu tư có khả năng sẽ được đáp ứng bằng cách sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả hơn nữa.
Chính phủ, trong “ Báo cáo phân tích thực trạng đầu tư sử dụng vốn nhà nước “ tháng 8 năm 2013 đã nêu: Cơ sở hạ tầng là một điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể phát triển được nền kinh tế có giá trị gia tăng cao. Việc nhà nước tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong thời gian qua đã giúp nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng kỹ thuật sở Việt Nam. Song chi phí đầu tư hạ tầng cao, tác động của đầu tư hạ tầng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh còn hạn chế và nhu cầu của nền kinh tế đang nhanh hơn cả tốc độ xây dựng cở sở hạ tầng, do đó, cần có đánh giá một cách có hệ thống các dự án đầu tư hạ tầng và ưu tiên, tập trung đầu tư vào các dự án đóng góp lớn nhất vào việc cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chính phủ trong “Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm Quốc tế về đầu tư công tháng 8 năm 2013”. Báo cáo đã thu thập và tham khảo một số kinh nghiệm về quản
lý đầu tư công trên thế giới từ tài liệu của các đoàn khảo sát tại Trung Quốc, Hàn Quốc,… các Hội thảo quốc tế về đầu tư công và các tài liệu liên quan khác. Theo nhận định của nhiều quốc gia trên thế giới, đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia. Đầu tư công dựng nên nền tảng cơ sở hạ tầng và xã hội, từ đó hỗ trợ hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư cộng cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này cũng có những đặc điểm riêng biệt.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề luận văn nghiên cứu cịn có rất nhiều bài viết, dự án đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí tài chính... Có thể kể ra đây một số bài viết quan trọng như: “Nâng cao hiệu quả đầu tư cơng ở Việt Nam” trên Tạp chí Tài chính, số 546 (trang 21-24) năm 2010 của tác giả Nguyễn Đình Tài; “Đầu tư công đối với nông nghiệp và nông thôn trong quá trình hội nhập quốc tế: các cam kết của chính phủ và một số định hướng chính sách ở Việt Nam”của TS. Kim Thị Dung trên Tạp chí Kinh tế phát triển, số 114 (trang 16-20) năm 2006;
Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, trên địa bàn Huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau chưa có nghiên cứu nào liên quan đến tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế của huyện. Có thể khẳng định đây chính là điểm mới của đề tài.