7. Kết cấu của luận văn
3.1. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN
3.1.4. Tăng cường quản lý khâu chuẩn bị đầu tư
Quá trình chuẩn bị đầu tư, kế hoạch vốn đầu tư phải chặt chẽ và giám sát nghiêm túc như quá trình thực hiện đầu tư, quy định thời gian chuẩn bị đầu tư để có đủ thời gian xem xét kỹ lưỡng về các giải pháp kinh tế, giải pháp kỹ thuật, tránh tình trạng xem nhẹ cơng tác chuẩn bị đầu tư.
Về chủ trương đầu tư: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải thật sự lắng nghe ý khiến của các chuyên gia tư vấn phản biện để tìm ra phương án tối ưu. Đối với những dự án lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực, được nhiều người quan tâm, thì nên có các chun gia đóng góp ý kiến, khuyến khích người dân tham gia đóng góp ý kiến.
Về quá trình lập dự án, thẩm định, phê duyệt đầu tư: Nâng cao chất lượng công tác tư vấn do chủ đầu tư có quyền lựa chọn cho mình tổ chức tư vấn phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của dự án và của chủ đầu tư. Xây dựng quy trình thẩm định
hợp lý, khoa học, cần có phương pháp thẩm định thích hợp. Chú trọng nội dung thẩm định dự án như: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sự phù hợp với các văn bản pháp quy của nhà nước, nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng,…
Quản lý, giám sát chuẩn bị đầu tư: Rà soát danh mục các dự án được giao nhiệm vụ và bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư, xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư. Bố trí đủ kế hoạch vốn và đồn đốc việc thực hiện, giải ngân để đảm bảo thời gian chuẩn bị đầu tư theo đúng qui định. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm tiến độ, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, điều chuyển chủ đầu tư đối với những chủ đầu tư không đủ năng lực, xem xét việc không cho các đơn vị tư vấn có vi phạm tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn đối với những dự án khác của Huyện.
Tăng cường công tác giám sát và đánh giá đầu tư. Thực hiện giám sát ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thấm định, bố trí vốn đầu tư.