KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 77 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư công từ NSNN và khuyến nghị chính sách quản lý đầu tư công từ NSNN Huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công từ NSNN Huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau bao gồm: (1) Hồn thiện hệ thống pháp lý, đổi mới chính sách quản lý đầu tư cơng; (2) Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư công từ nguồn vốn NSNN; (3) Nâng cao chất lượng cơng tác kế hoạch hóa vốn đầu tư cơng; (4) Tăng cường quản lý khâu chuẩn bị đầu tư; (5) Tăng cường quản lý giai đoạn đầu tư; (6) Đổi mới công tác giám sát, công tác thanh tra, kiểm tra dự án đầu tư; (7) Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý đầu tư cơng.

Các chính sách quản lý đầu tư cơng từ NSNN Huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau được khuyến nghị bao gồm: (1) Bổ sung, sửa đổi và ban hành đồng bộ hệ thống văn bản quản lý trong lĩnh vực đầu tư cơng; (2) Chính sách sử dụng vốn đầu tư; (3) Đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực tư để giảm áp lực tài chính cho khu vực cơng; (4) Xây dựng và phát triển công tác dự báo và phân tích kinh tế.

KẾT LUẬN

Quản lý đầu tư cơng từ NSNN là quản lý tồn bộ các khoản NSNN hàng năm để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý đầu tư cơng từ NSNN có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút thêm nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Huyện Cái Nước có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng, đang trong tiến trình xây dựng, phát triển do đó nhu cầu vốn đầu tư cơng từ NSNN là rất lớn. Trong những năm qua, Huyện Cái Nước đã đẩy mạnh đầu tư công từ NSNN và tăng cường quản lý vốn đầu tư công từ NSNN. Nhiều dự án, cơng trình trọng điểm đã hồn thành có tác động lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất cho kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng bước hợp lý.

Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư công từ NSNN của Huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cịn nhiều bất cập, trong đó thể hiện rõ nhất là tiến độ thi cơng nhiều cơng trình trọng điểm bị chậm; nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp công tác đầu tư công thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao. Nguồn vốn đầu tư hạn hẹp dẫn tới bố trí vốn dàn trải khơng có trọng tâm, trọng điểm. Năng lực một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ còn lúng túng trong triển khai thực hiện quản lý dự án đầu tư.

Để hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư công từ NSNN từ NSNN trên địa bàn Huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau cần phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp từ hoàn thiện hệ thống pháp lý, đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư công; Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư công từ nguồn vốn NSNN; Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư; Tăng cường quản lý khâu chuẩn bị đầu tư; Tăng cường quản lý giai đoạn đầu tư; Đổi mới công tác giám sát đầu tư, công tác thanh tra, kiểm tra dự án đầu tư; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoàng Anh, 2008. Hiệu quả quản lý đầu tư cơng tại huyện Hồ Chí Minh: vấn đề và giải pháp. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học

Kinh tế TPHCM.

2. Bộ Tài chính, Thơng tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2006 của Bộ Tài chính và Thơng tư số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

3. Nguyễn Thị Cành (2006), Giáo trình Tài chính cơng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.

4. Cục Thống kê Cà Mau, Niên giám thống kê 2010, 2013, 2014.

5. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009, Về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình; Nghị định 83/2009/ NĐ-CP, ngày 15/9/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/NĐ-CP. 6. Chính phủ (2009), Nghị định 85/2009/NĐ-CP, ngày 15/10/2009 của Chính phủ

hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.

7. Chính phủ (2009), Nghị định 112/2009/NĐ-CP, ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.

8. Kho bạc Nhà nước Huyện Cái Nước (2005, 2010, 2015), Báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư từ NSNN.

9. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu cơng, Nxb Chính trị quốc gia.

10. Dương Thị Bình Minh, Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp.

11. Phịng Tài chính Huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, 2014. Báo cáo đầu tư công giai đoạn 2005 – 2015.

12. Nguyễn Văn Phúc, 2000. Phân tích hiệu quả đầu tư trên địa bàn huyện Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện.

13. Quốc hội, 2002. Luật NSNN năm 2012.

14. Quốc hội (2011), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 15. Quốc hội, 2014. Luật Đầu tư công năm 2014.

16. Quốc hội, 2014. Luật Đầu tư năm 2014.

17. Sở Tài chính Cà Mau (2005, 2010, 2015), Báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2006 – 2010; giai đoạn 2011 – 2015.

18. Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền, 2010. Giáo trình thẩm định dự án đầu tư khu vực cơng. Trường đại học Kinh tế huyện Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Hồng Thắng, 2008. Củng cố chất lượng đầu tư cơng. Hội thảo khoa học: Chính sách đầu tư cơng và tập đồn kinh tế nhà nước. đại học Kinh tế huyện Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008.

20. UBND Huyện Cái Nước (2015), Báo cáo kinh tế xã hội giai đoạn 2005 – 2015. 21. UBND Huyện Cái Nước (2016), Báo cáo kinh tế xã hội năm 2015; Kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

22. UBND Huyện Cái Nước (2005), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Cái Nước giai đoạn 2005 – 2015, định hướng đến năm 2020.

PHỤ LỤC: GIỚI THIỆU HUYỆN CÁI NƯƠC, TỈNH CÀ MAU

Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Cái Nước nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Cà Mau, thuộc vùng kinh tế nội địa của tỉnh (là huyện không tiếp giáp với bờ biển): Phía Bắc tiếp giáp với thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời; Phía Đơng tiếp giáp với huyện Đầm Dơi; Phía Nam tiếp giáp với huyện Năm Căn; Phía Tây tiếp giáp với huyện Phú Tân.

Diện tích tự nhiên của huyện 41.709 ha, bằng 7,83% diện tích tự nhiên của tỉnh Cà Mau. Về tổ chức đơn vị hành chính, huyện được chia thành 10 xã: Lương Thế Trân, Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Hịa Mỹ, Tân Hưng, Tân Hưng Đơng, Đơng Thới, Đơng Hưng, Trần Thới và thị trấn Cái Nước.

Địa hình, địa mạo

Là huyện nằm trong vùng Bán đảo Cà Mau nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, phần lớn hơi thấp, trũng.

Độ dốc bề mặt tương đối nhỏ, hướng dốc không rõ ràng, độ cao trung bình 0,5 - 0,7 m so với mặt nước biển, trừ những liếp vườn trồng dừa, trồng cây ăn trái có độ cao từ 1,2 - 1,5 m. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sơng, kênh, rạch.

Với dạng địa hình này thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và giao thông thuỷ. Tuy nhiên, lại rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ và nhà ở, các cơng trình dân dụng, trong sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng của nước mặn vào mùa khơ.

Thời tiết, khí hậu

Khí hậu thời tiết Huyện Cái Nước cũng như của tồn tỉnh Cà Mau, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình 26,90C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng Giêng, khoảng 250C.

mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Đặc điểm thời tiết phân chia theo mùa có tác động nhiều đến sản xuất và đời sống: Mùa khô thuận tiện cho nuôi tôm nước lợ, xây dựng giao thơng và các cơng trình dân dụng, các hoạt động thể thao, văn hóa thơng tin thuận lợi. Mùa mưa, lượng mưa cao, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là trồng một vụ lúa luân canh trên đất nuôi tôm). Sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư nông nghiệp, chế độ mưa càng trở thành yếu tố chi phối đối với sản xuất nông nghiệp. Trong mùa mưa vẫn có những đợt hạn, đây là yếu tố tác động mạnh nhất đối với diện tích lúa trên đất nuôi tôm, nhất là trong điều kiện chưa khép kín được thủy lợi giữ ngọt trong thời vụ trồng lúa, khơng có nước ngọt tưới bổ sung.

Về thủy văn, mặc dù không tiếp giáp với bờ biển, nhưng địa bàn Huyện Cái Nước chịu tác động của cả chế độ thủy triều biển Đông và Vịnh Thái Lan. Trong đó triều biển Đơng truyền vào qua sông Gành Hào, sông Bảy Háp, kênh Tắc Năm Căn… triều vịnh Thái Lan truyền vào theo cửa sơng Bảy Háp, cửa Mỹ Bình… Biên độ triều các sông chịu ảnh hưởng triều biển Đông lớn hơn biên độ triều Vịnh Thái Lan, vì vậy biên độ triều trên các sơng có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông. Do chịu sự tác động của cả 2 chế độ triều biển nên chế độ dịng chảy của các sơng, kênh rạch ở Huyện Cái Nước khá phức tạp, hình thành nhiều khu vực giao hội nước (hay còn gọi là những “giáp nước”) ở các sông lớn và các khu vực nội đồng, ảnh hưởng đến khả năng cấp thoát nước ở một số vùng, ở các khu vực này thường là nơi tồn đọng rác, chất thải có nguy cơ gây ơ nhiễm môi trường.

Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa, mùa khơ nước các sơng có độ mặn cao hơn, trong mùa khô độ mặn nước sông từ 22%o đến 32%o. Sang mùa mưa độ mặn nước sơng giảm đi, nhưng do khơng có hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt nên ngay trong mùa mưa, sau những ngày khơng có mưa thì nước sơng, kênh rạch đều có độ mặn cao (trên dưới 10%o). Như vậy chế độ mưa, chế độ thủy văn (độ mặn nước sông) là yếu tố chi phối nhiều đến quá trình thực hiện chuyển đổi sản xuất ở Huyện Cái Nước.

tạp, tình trạng nắng hạn, dơng, lốc xốy, áp thấp nhiệt đới xảy ra nhiều hơn đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Mặc dù không tiếp giáp với bờ biển, nhưng Huyện Cái Nước cũng chịu tác động do nước biển dâng, các đợt triều cường ở các sông thường gây ra tràn mặn vào diện tích sản xuất nơng nghiệp (vụ lúa).

Điều kiện về thổ nhưỡng

Mang đặc điểm chung của địa hình vùng ĐBSCL, bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch, kênh thủy lợi chằng chịt. Địa chất cơng trình tương đối đồng nhất nhưng nền đất yếu, là những hạn chế đối với sự đầu tư giao thơng đường bộ.

Địa hình tồn huyện tương đối bằng phẳng, chênh lệch cao độ ít. Cao độ trung bình mặt ruộng từ 0,5 – 1m, một số liếp vườn có cao độ 1,2 – 1,5m. Địa tầng, địa chất trong vùng tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu.

Đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

Dân số, lao động

Theo Cục Thống kê tỉnh Cà Mau (2016) thì dân số năm 2015 của Huyện Cái Nước là 147.298 người, bằng 11,1% dân số toàn tỉnh, đứng thứ 4/9 huyện, thành phố (sau thành phố Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi), mật độ dân số trung bình 353 người/km2, cao hơn so với mật độ bình quân của tỉnh (227 người/km2).

Lao động của Huyện Cái Nước chủ yếu là lao động trẻ, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 47,2% dân số của huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 39%. Do tập quán lâu đời, dân cư của Huyện Cái Nước và của tỉnh Cà Mau định cư rất phân tán, thường không tập trung thành cụm điểm mà phân tán theo ven sông, rạch. Đây là trở ngại trong việc quy hoạch, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, gây tốn kém chi phí và sự hưởng thụ thành quả đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống điện, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa, thể thao… (UBND Huyện Cái Nước, 2016).

Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn huyện theo giá so sánh năm 2010 đạt 4.890 tỷ đồng, bình qn đầu người tính chung trên địa bàn huyện đạt khoảng 33,1 triệu đồng.

Mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện có tốc độ chuyển dịch nhanh nhưng trong cơ cấu từng khu vực kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong khu vực I (ngư, nông nghiệp): thủy sản vẫn là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (khoảng trên 80% giá trị sản xuất nông nghiệp), sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là chế biến thủy hải sản xuất khẩu. Trong khu vực III (dịch vụ): các ngành dịch vụ truyền thống là các ngành chiếm tỷ trọng cao như: thương nghiệp, bưu chính, viễn thơng, sửa chữa, các dịch vụ cơ bản phục vụ nhu cầu của người dân; các ngành dịch vụ như: ngân hàng, bảo hiểm, du lịch… còn rất thấp (UBND Huyện Cái Nước, 2016).

Giao thông

Huyện có điều kiện kết nối giao thơng đường bộ thuận lợi với các huyện trong tỉnh theo trục quốc lộ 1A, kết nối với Khu kinh tế Năm Căn (huyện Năm Căn) đang được trình thành lập, có các tuyến đường liên huyện, bên cạnh đó cũng thuận lợi cả về giao thông đường thủy (tuyến tránh Lương Thế Trân, sông Gành Hào, sông Bảy Háp). Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào địa bàn huyện.

Tuyến đường liên huyện Phú Tân – Cái Nước – Đầm Dơi là tuyến giao thông trục ngang của tỉnh Cà Mau, đi qua địa bàn huyện. Tuyến đường có quy mơ đường cấp VI đồng bằng, riêng đoạn Cái Nước - Vàm Đình đã hồn tất nâng cấp lên đường cấp V đồng bằng. Đường ô tô đến trung tâm xã: Đến nay có 10/10 xã trong huyện có đường ơ tơ đến trung tâm xã. Đường giao thông nông thôn: Phong trào xây dựng giao thông nông thôn (lộ bêtông xi măng và cầu) phát triển mạnh do được tỉnh hỗ trợ vốn và huy động nhân dân đóng góp (theo chương trình xây dựng đường lộ và 1.588 cây cầu nông thôn của tỉnh). Mỗi năm huyện xây dựng được hàng chục km đường nông thôn các loại.

Về nguồn cung cấp điện: cơ bản cung ứng đủ điện ổn định cho sản xuất (chế biến thủy hải sản) và sinh hoạt. Chương trình điện khí hóa nơng thơn đầu tư hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện đã góp phần cải thiện rất lớn đời sống của nhân dân vùng nơng thơn, điện mang lại tiện ích rất lớn cho người dân trong sinh hoạt và sản xuất; người dân đã trang bị các phương tiện sinh hoạt gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hóa nơng thơn. Hiện nay, 11/11 xã, thị trấn của huyện có lưới điện quốc gia.

Giáo dục, y tế

Mạng lưới trường học các cấp của huyện tương đối hoàn chỉnh và phân bố khá hợp lý Số trường khối trung học phổ thông đạt tỷ lệ 3,5 đơn vị cấp xã/trường (bình quân các huyện của tỉnh Cà Mau là 5 - 6 đơn vị cấp xã/trường).

Hệ thống y tế của huyện bao gồm: bệnh viện đa khoa khu vực Huyện Cái Nước có quy mơ 350 giường, là bệnh viện quy mơ phục vụ liên huyện các huyện phía nam của tỉnh Cà Mau. Mạng lưới y tế tuyến xã được tăng cường, 11/11 xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Các trạm y tế xã đều có bác sỹ phục vụ. Các cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cái nước tỉnh cà mau (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)