- Chỉ huy nhân viên.
- Giao tiếp
Việc so sánh kết quả giữa các đối tượng tham gia đánh sẽ giúp cho các cán bộ quản lý hiểu được điểm mạnh điểm yếu của bản thân một cách rõ ràng, khách quan. Từ đó, thực hiện tiếp các chương trình tư vấn, trao đổi để giúp cán bộ quản lý phát triển kế hoạch tự hoàn thiện bản thân (Trần Kim Dung, 2015).
1.4. Các lỗi thường gặp trong giai đoạn thực hiện đánh giá kết quả thực hiện cơng việc: cơng việc:
Q trình đánh giá cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản:
- Tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, cụ thể, hợp lý và có thể đo lường được.
- Phương thức, quy trình đánh giá phải đơn giản, được phổ biến công khai, cụ thể.
- Người thực hiện đánh giá và người được đánh giá phải có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đánh giá, thể hiện sự công bằng, khách quan, trung thực.
Các sai lầm thường mắc phải đối với người đánh giá trong đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên trong thực tế gồm có:
- Tiêu chuẩn khơng rõ ràng: khơng phân biệt hoặc nhận thức khơng chính xác
về ý nghĩa các chỉ tieu và cách phân loại, biểu hiện là sự thiếu nhất quán trong kết quả đánh giá nhân viên.
- Lỗi thiên kiến: Lãnh đạo chỉ tập trung vào một đặc điểm nào đó nổi trội nào
đó. Ví dụ: chỉ căn cứ vào khả năng giao tiếp, văn nghệ, thể thao…của nhân viên.
- Xu hướng thái quá: Lãnh đạo có xu hướng đánh đồng tất cả nhân viên hoặc
quá cao hoặc quá thấp. Thường dẫn đến nhân viên thể hiện tâm lý bi quan hoặc tự thoả mãn, thiếu động lực phấn đấu.
- Xu hướng trung bình chủ nghĩa: Tất cả nhân viên đều trung bình, khơng ai
hơn kém ai. Cách đánh giá này gây trở ngại lớn trong việc đào tạo, bồi dưỡng khả năng thăng tiến cho nhân viên, và rất thiếu động viên đối với cá nhân thực sự có năng lực.
- Lỗi định kiến: Lãnh đạo có định kiến về các cá nhân như tuổi tác, quê quán,
giới tính …(Trần Kim Dung, 2015).
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 nêu tổng quát một số khái niệm về quản trị nguồn nhân lực và nghiệp vụ đánh giá kết quả thực hiện cơng việc. Trong đó, qui trình đánh giá kết quả thực hiện công việc năm bước, các phương pháp đánh giá cũng như các lỗi thường mắc phải trong quá trình đánh giá được trình bày chi tiết, làm cơ sở khoa học để thực hiện các nghiên cứu và đề ra các giải pháp thích hợp trong điều kiện ứng dụng thực tế tại Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè.
2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY