Thiết kế bảng hỏi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại công ty cổ phần cấp nước nhà bè (Trang 40 - 43)

2.3. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Cấp

2.3.2.1 Thiết kế bảng hỏi:

Tác giả xây dựng bảng hỏi dựa trên tài liệu Trần Kim Dung (2015), đồng thời có hiệu chỉnh một số nội dung nhằm phù hợp với đặc thù tại cơng ty. Theo đó:

 Các biến quan sát được đo bằng thang đo Linkert gồm 2 phần: phần khoảng mục và phần đánh giá. Phần khoản mục liên quan đến ý kiến, thái độ, một sự kiện cần đánh giá. Phần đánh giá là danh sách các đặc tính để trả lời. Tác giả đã xây dựng khoản mục đánh giá có 5 điểm với các mức đi từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý như sau: (1) Hồn tồn khơng đồng ý, (2) Khơng đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Hồn tồn đồng ý. Thang đo bao gồm 6 chỉ tiêu: Mục tiêu – chỉ tiêu; Phương pháp đánh giá; Người đánh giá; Thông báo và cùng thống nhất với nhân viên về nội dung và phạm vi đánh giá; Thực hiện đánh giá và xác định mục tiêu mới cho nhân viên; Đánh giá chung. Thang đo mục tiêu – chỉ tiêu được đo bằng 3 biến quan sát; Thang đo phương pháp đánh giá được đánh giá bằng 4 biến quan sát; Thang đo người đánh giá được đo bằng 4 biến quan sát; Thang đo Thông báo và cùng thống nhất với nhân viên về nội dung và phạm vi được đánh giá bằng 3 biến quan sát; tương tự như vậy, thang đo Thực hiện đánh giá và xác định mục tiêu mới cho nhân viên được đánh giá bằng 4 biến quan sát; Và cuối cùng là thang đo đánh giá chung được thể hiện qua 4 biến quan sát.

Sở dĩ tác giác lựa chọn thang đo Likert vì đây là thang đo cho điểm mà có thể cộng điểm được, ngồi ra cịn có một số ưu điểm sau:

 Thiết lập dễ dàng và nhanh chóng

 Độ tin cậy nhiều hơn và cung cấp nhiều lượng thông tin hơn so với loại thang đo khác

 Dữ liệu đạt được là dữ liệu khoảng cách

 Phương pháp chọn mẫu: Phi xác suất.

Tổng số mẫu khảo sát đã được gửi đi là 114 bảng, thu về 112 bảng, đạt tỷ lệ 98%, trong đó 100% số phiếu hợp lệ. Bảng khảo sát được gửi đi tới tất cả các phòng, ban, đội thuộc Khối Phòng ban nhằm đảm bảo tính chính xác và khách quan của nghiên cứu đánh giá.

 Bảng khảo sát chính thức được tham khảo tại Phụ lục 3. Chi tiết về thang do và các biến được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2-4: Thống kê thang đo và các biến quan sát

STT CÁC THANG ĐO MÃ HOÁ

I Mục tiêu – chỉ tiêu

1.1 Chỉ tiêu đánh giá của cơng ty rõ ràng, khơng cảm tính. C1

1.2 Các chỉ tiêu xác định tầm quan trọng /trọng số cho các mục tiêu cần hoàn thành

C2

1.3 Kết nối được mục tiêu Phịng Ban và mục tiêu chung của Cơng ty. C3

II Phương pháp đánh giá

2.1 Quy định và nguyên tắc trong đánh giá kết quả phù hợp. P1 2.2 Có hệ thống đo lường kết quả thực hiện công việc phù hợp P2 2.3 Cho thấy sự kết nối kết quả cá nhân và kết quả tập thể. P3

2.4 Phương pháp đánh giá của công ty phù hợp với kết quả thực hiện công việc.

P4

III Người đánh giá

3.1 Cán bộ quản lý được đào tạo về kỹ năng đánh giá N1

3.2 Cán bộ quản lý có đủ uy tín và năng lực cần thiết trong đánh giá đối với cấp dưới.

N2

3.3 Cán bộ quản lý có đầy đủ thông tin để đánh giá N3 3.4 Cán bộ quản lý có đủ thời gian thực hiện đánh giá N4

4.1 Anh/chị nắm rõ quy trình đánh giá I1

4.2 Anh/chị nắm rõ nội dung và phạm vi đánh giá I2

4.3 Anh/chị nắm rõ tầm quan trọng của kết quả đánh giá đối với nhân viên

I3

V Thực hiện đánh giá và xác định mục tiêu mới cho nhân viên

5.1 Cán bộ quản lý theo theo chủ nghĩa bình quân trong đánh giá. T2 5.2 Cán bộ quản lý cả nể, ngại phê bình cấp dưới. T3

5.3 Trong đánh giá chỉ ra được điểm mạnh/điểm yếu cũng như tạo cơ hội phát triển tiềm năng cho anh/chị.

T4

5.4 Kết quả đánh giá hỗ trợ cho việc xác lập các mục tiêu trong tương lai. T5

VI Đánh giá chung

6.1 Hệ thống đánh giá kết quả công việc trong công ty hiện nay là hữu ích.

S1

6.2 Nhìn chung cơng ty có cơng cụ đánh giá tốt S2

6.3 Nhìn chung, anh/chị hài lòng với hoạt động đánh giá kết quả công việc.

S3

6.4 Nhìn chung, anh/chị quan tâm đến hệ thống đánh giá kết quả công việc trong công ty hiện nay.

S4

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

 Phân tích về độ tin cậy của thang đo:

Tác giả sử dụng kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào khơng. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Theo đó, mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha thể hiện:

 Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

 Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.

Bảng 2-5: Thống kê độ tin cậy (Reliability Statistics)

Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha Based on Standardized

Items

N of Items

.707 .691 22

(Nguồn: Thống kê của tác giả)

Cronhbach’s Alpha tính được là 0.707, như vậy thang đo được xem là sử dụng tốt với các khái niệm đo lường là tương đối mới với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại công ty cổ phần cấp nước nhà bè (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)