Thực trạng trước chuyển dịch

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 35)

- Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

2.1.1.1. Thực trạng trước chuyển dịch

Những ngày đầu sau chiến tranh, các Huyện của thành phố Hồ Chí Minh đầy rẫy hố bom, bãi mìn, hàng rào kẽm gai với gần 100.000 ha đất hoang hóa (cứ mỗi ha đất ở Củ Chi có trên 1.000 hố bom pháo các loại). Chiến tranh đã hủy diệt gần như toàn bộ hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng ở các huyện ngoại thành biến nơi đây thành một vành đai trắng điển hình là vùng “Đất thép Củ Chi”, rừng sát “Cần Giờ”, vùng bưng Tây Nam làm cho hàng vạn hộ nông dân bị tách khỏi ruộng vườn, đứng trước nguy cơ nạn đói đe dọa. Trãi qua gần 35 năm khôi phục sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, có thể điểm qua ba thời kỳ:

- Thời kỳ khôi phục màu xanh trên “vùng đất trắng” thành vành đai lương thực, thực phẩm; ổn định đời sống nhân dân (1975-1980).

Các huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo giúp dân ổn định chỗ ở, tháo gỡ bom mìn, phục hóa khai hoang với hơn 128.000 quả bom mìn, gần 2.000 tấn đạn dược các loại. Đưa vào sản xuất 70.000 ha vùng đất trắng, góp phần đưa diện tích trồng trọt từ 45.000 ha lên 115.000 ha, đưa sản lượng lúa từ 95.000 tấn (1975) lên 160.000 tấn (1976). Góp phần trong việc đảm bảo lương thực thực phẩm cho thành phố trong giai đoạn thử thách.

- Thời kỳ xây dựng ngoại thành thành vành đai thực phẩm và vành đai cây công nghiệp ngắn ngày với nhiệm vụ cung cấp thực phẩm và một phần nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của thành phố (1981-1990).

+ Giai đoạn 1981-1985: Với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Trung ương 6 (khóa IV), Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động, Thành ủy đã cụ thể hóa bằng phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp, các Huyện ủy đề ra chủ trương Nghị quyết phù hợp với từng địa phương để tiếp tục xây dựng ngoại thành thành vành đai thực phẩm và vành đai cây cơng nghiệp ngắn ngày có chất lượng cao.

Đưa giá trị sản xuất tăng bình qn 5,9%/năm, đàn bị sữa bắt đầu phát triển 1.500 con, trồng được 22.500 ha rừng tập trung. Nông nghiệp đảm bảo giải quyết cơ bản lương thực cho nhân khẩu nông nghiệp và cho 60% nhu cầu rau đậu, 20-30% thịt cá.

+ Giai đoạn 1986-1990: Thành phố tập trung xây dựng nhiều cơng

trình thủy lợi như: Hệ thống thủy lợi kênh đông Củ Chi: với 11 km kênh trục chính, 22 tuyến kênh cấp I (62 km) tưới tiêu cho 15.000 ha vùng Củ Chi; hệ thống ngăn mặn, xổ phèn vùng Tây Nam Hóc Mơn và Bắc Bình Chánh. Các chương trình phát triển giống bị sữa, heo chất lượng cao được chú trọng.

+ Giai đoạn 1991-2000: Nhờ đổi mới cơ chế quản lý, khuyến khích các

thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào nơng nghiệp và áp dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật nên cơ cấu sản xuất từng bước chuyển đổi theo hướng tạo hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Giá trị sản xuất nơng lâm thủy sản tăng bình qn 4,9%/năm; đàn bị sữa tăng lên 6.650 con; giảm diện tích độc canh cây lúa 1 vụ năng suất thấp, tăng cây trồng thực phẩm và công nghiệp, bắt đầu khôi phục phát triển cây ăn trái; quản lý có hiệu quả 30.500 ha rừng phịng hộ. Hệ thống hạ tầng nông thôn: Điện, đường, trường, trạm, nước sạch được quan tâm đầu tư phát triển. Cơ cấu nơng nghiệp có sự chuyển dịch: tỷ trọng trồng trọt từ 45,2%, giảm còn 39%; tỷ trọng chăn nuôi từ 29 tăng 34%; tỷ trọng thủy sản tăng nhẹ từ 11,9% lên 12,8% [52].

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w