Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các Huyện ủy đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 78)

- Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

3.1.3. Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các Huyện ủy đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm

đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2020

- Phương hướng chung:

Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Huyện ủy trong việc tiếp tục thực hiện chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy về nông nghiệp - nông dân - nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

Tiếp tục lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 26/10/2007 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn thành phố.

Tập trung lãnh đạo thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ chương trình thí điểm xây dựng 6 xã nông thôn mới theo chủ trương của Trung ương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố (đặc biệt là xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi). Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2015 hồn thành 25 xã.

Tiếp tục chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả cơng tác phịng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch hại trên cây trồng. Cơng tác phịng chống thiên tai, lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, động vật hoang dã ...

Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản ...

- Phương hướng cụ thể:

Để nơng nghiệp phát triển tồn diện trong thời gian tới, các Huyện ủy cần tập trung lãnh đạo tốt các nội dung chủ yếu sau:

+ Lãnh đạo quy hoạch vùng sản xuất nơng nghiệp từ nay đến 2015, tầm nhìn 2020:

Năm 2010 đất nơng nghiệp cịn khoảng 104.285 ha ; năm 2015 đất nơng nghiệp cịn từ 95.000 - 97.000 ha (giảm khoảng 27.500 ha), trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 38.000 ha. Năm 2020 đất nơng nghiệp cịn 88.000 ha, trong đó đất lâm nghiệp có rừng 40.000 ha (giảm 35.000 ha so 2005).

Về tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bình qn trên 6%/năm. Trong đó: trồng trọt tăng trên 4%/năm, chăn ni tăng trên 6%/năm, thủy sản tăng 7 - 8%/năm,

các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng trên 5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp đến năm 2010: giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 23,5%; chăn nuôi: 36%; lâm nghiệp 1%; thủy sản 29,5%; các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp chiếm 10%.

Đến 2020, mặc dù diện tích đất nơng nghiệp tiếp tục bị thu hẹp do quá trình đơ thị hố và phát triển cơng nghiệp, tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản (tôm) sẽ không cao như những năm trước đây, nhưng triễn vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, phát triển giống ... cho thấy khả năng nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá. Dự kiến tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 bình quân tăng 3,5%. Giá trị sản xuất năm 2010 trong lĩnh vực trồng trọt bình quân trên 66 triệu đồng/ha/năm đối với trồng cây hàng năm; trên 100 triệu đồng/ha/năm đối với ni thủy sản (tăng 30% so năm 2005); bình qn chung 71,5 triệu đồng/ha/năm. Đến 2015, giá trị sản xuất bình quân đạt 150 triệu/ha/năm và 2020 là 300 triệu/ha/năm [55].

Tiếp tục lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, thực hiện các chương trình giống cây giống con chất lượng cao, chương trình phát triển rau an tồn, bị sữa, thủy sản, hoa - cây cảnh - cá kiểng, cá sấu…; các đề án nâng cao chất lượng quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm đối với nơng sản thực phẩm, đề án giám sát dịch tễ; bảo vệ và phát triển các loại rừng, cây xanh; chương trình khuyến nơng, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho các hộ sản xuất nông nghiệp …

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm: Khai thác và nâng cao hiệu quả dự án đầu tư Khu Nông nghiệp công nghệ cao (88 ha); triển khai đầu tư 2 - 3 dự án Khu Nông nghiệp công nghệ cao về chăn nuôi, thủy sản (2011- 2015). Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học (hoàn thành năm 2014). Dự án xây dựng Trung tâm giao dịch và triển lãm sản phẩm nơng nghiệp (hồn thành năm 2014). Dự án xây dựng Trung tâm Thủy sản thành phố (hoàn thành năm 2015).

Tập trung các dự án thủy lợi tiêu thoát nước; các dự án theo quy hoạch thủy lợi chống ngập úng; phịng chống ngập, triều cường kết hợp giao thơng nông thôn. Các dự án đầu tư hạ tầng các xã nơng thơn mới theo 19 tiêu chí của Trung ương.

+ Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển nơng thơn:

Gắn liền với lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới với nếp sống văn minh, hiện đại, mơi trường xanh sạch, giữ được bản sắc văn hố, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; An ninh chính trị và trật tự xã hội ln ổn định làm tiền đề cho sự phát triển chung của thành phố. Hạn chế thấp nhất lấy đất nông nghiệp màu mỡ để sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp. Các Huyện ủy lãnh đạo khai thác quỹ đất kém hiệu quả về nông nghiệp ở các Huyện để xây dựng các đô thị mới gắn với các khu công nghiệp tập trung, các khu du lịch nghỉ dưỡng với môi trường sống và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu mở rộng thành phố.

Hồn thiện mạng lưới giao thơng thơng, 100% giao thông từ trung tâm xã về đến các ấp được tráng nhựa hay bê tơng nhựa nóng. Hồn thiện hệ thống giao thông nội đồng; 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia ; Đến 2015, cấp đủ nước để khai thác tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp và cho ni trồng thuỷ sản.

Thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục bậc trung học; đến năm 2020 có 100% trường mầm non, trường tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn Quốc gia. Phát triển hệ thống đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu công nhân kỹ thuật lành nghề phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn thành phố.

Xây dựng và thực hiện chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh mơi trường nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, phấn đấu toàn bộ hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và có nhà tiêu hợp vệ sinh; hầu hết các hộ chăn ni gia súc có hầm biogas xử lý chất thải.

Tập trung thực hiện hoàn thành đúng tiến độ chương trình xây dựng thí điểm mơ hình nơng thơn mới tại 6 xã theo chủ trương của Trung ương, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố: xã Tân Thông Hội, Thái Mỹ (huyện Củ Chi), xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Mơn), xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) và xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ) trong năm 2012. Chỉ đạo Ban cán sự Ủy ban nhân dân thành phố triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, đến năm 2015 hoàn thành thêm 19 xã (tổng số 25 xã).

+ Lãnh đạo tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, dự án phát triển nguồn nhân lực, về dân cư nông thôn và nông dân.

Quan tâm lãnh đạo công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ, chú trọng đào tạo cán bộ nông nghiệp cho các xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện; đào tạo nghề cho nơng dân phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông dân bị thu hồi đất sản xuất. Chỉ đạo tiếp tục thực hiện đề án phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Ổn định quy mơ dân số ở mức hợp lý và tập trung nâng cao chất lượng dân số ở nông thôn. Thực hiện tốt công tác tái phân bố dân cư và lao động ở nơng thơn. Hợp lý hố cơ cấu lao động giữa các khu vực và trình độ lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để thị trường lao động ở nông thôn phát triển.

Hiện tại tăng dân số cơ học vẫn là yếu tố chính làm tăng dân số ở các huyện, nhưng tốc độ trên sẽ giảm dần do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố và sự phát triển của các tỉnh lân cận. Cụ thể: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% (2010), 1,0% (2020); tỷ lệ tăng cơ học 1,5% (2010), 0,9% (2020). Đến 2015, chuyển dịch hộ sản xuất nơng nghiệp xuống cịn khoảng 15% tổng số hộ sinh sống ở các huyện (tương ứng 2.000 hộ/năm). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng lao động đang làm việc đạt trên 40% (2010) và đạt 60% (2020).

Phấn đấu đạt mức thu nhập bình qn đầu người/năm ở nơng thơn vào khoảng 4.500 USD (2020); 100% người nghèo ở nơng thơn được chăm sóc y tế miễn phí; Thu hẹp khoảng cách trong thu nhập, mức độ hưởng thụ các dịch vụ xã hội giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 2 USD/ người/ngày xuống cịn dưới 1% năm 2020.

Tạo việc làm và ổn định việc làm cho trên 6.000 lao động nông nghiệp/năm. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ (tỷ trọng 6% hộ sản xuất nông nghiệp) và tăng nhanh lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật đạt 40% (2015) và 70% (2020).

Hàng năm có từ 40 - 50% hộ sản xuất nông nghiệp đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp theo tiêu chí thành phố; 5.000 hộ thóat nghèo; 80% gia đình hội viên Hội Nơng dân đạt danh hiệu Gia đình văn hố. Mỗi năm có khoảng 30% số hộ nơng dân chuyển đổi đất trồng lúa được tập huấn theo một quy trình từ lúc người nơng dân đăng ký chuyển đổi đến nắm vững quy trình sản xuất, các yếu tố đầu vào, đầu ra của các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản, các thủ tục vay vốn đầu tư cải tạo đồng ruộng để chuyển đổi, đến các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đầu tư cho sản xuất và các bước tiêp theo cho đến khi nông dân bán được sản phẩm và thu hồi vốn.

Phát triển các mơ hình tổ chức sản xuất có hiệu quả, phát triển từ kinh tế hộ gia đình lên trang trại, doanh nghiệp nơng nghiệp, hợp tác xã ... tăng năng suất lao động và thu nhập hộ nông nghiệp. Mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản, phấn đấu đến 2010 có 60% sản phẩm tiêu thụ thơng qua các hợp đồng kinh tế ổn định và 90% vào 2015.

Các Huyện ủy quan tâm lãnh đạo củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; liên kết sản xuất hộ nông dân tập trung vào phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã. Đến 2010: thành lập mới 40 tổ hợp tác, và 9 hợp tác xã; tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo trình độ

đại học đạt 30% và trình độ trung cấp đạt 50%; tỷ trọng tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tập thể chiếm 5% GDP nông nghiệp nông thôn thành phố; đến 2015: tỷ trọng tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tập thể chiếm 25% GDP nông nghiệp nông thôn thành phố; xây dựng kế hoạch và triển khai thí điểm thực hiện bảo hiểm nơng nghiệp; tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn [55].

+ Lãnh đạo triển khai chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nơng sản, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực:

Đây là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa bốn nhà. Vì vậy các huyện ủy cần tập trung lãnh đạo tiếp tục thực hiện chương trình hành động của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn thực hiện chương trình hành động của Chính phủ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Tiếp tục thực hiện đề án xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp thành phố giai đoạn 2011 - 2015. Khai thác có hiệu quả Hệ thống thông tin thị trường nông sản AMIS. Đề án phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp; nhân rộng Đề án ứng dụng quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Đề án tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm; cơng tác thơng tin tun truyền, kiểm sốt chặt chẽ việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kháng sinh trong sản xuất và chế biến nông thủy sản.

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w