Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 62)

- Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

2.2.2. Những nguyên nhân

- Nguyên nhân của ưu điểm:

+ Đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng, trong đó có đường lối phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã phù hợp với thực tiễn, qua đó Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết, cơ chế chính sách cụ thể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp như: Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010 trên địa bàn thành phố; tổng kết 5 năm tình hìh phát triển kinh tế tập thể trong nơng nghiệp, nơng thơn ngoại thành và chương trình hành động của Thành ủy về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể giai đoạn 2002-2005” và triển khai thực hiện các giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đến năm 2010; Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 12 tháng 6 năm 2006 về thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai

đoạn 2006-2010; Nghị quyết số 07-NQ/TU về đổi mới công tác vận động quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

+ Ban Chấp hành Đảng bộ các huyện, các cấp ủy đảng cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng về vị trí, vai trị và nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; đã năng động, sáng tạo đổi mới trong tư duy kinh tế dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tích cực tìm tịi, thử nghiệm các chủ trương, giải pháp để khai thác tiềm năng, thế mạnh; đồng thời, khắc phục những khó khăn, hạn chế, xây dựng được nhiều mơ hình kinh tế mới, đạt kết quả tốt, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển.

+ Thời gian qua trên cơ sở chủ trương của Trung ương, của Thành ủy; các Huyện uỷ đã xác định rõ những nhiệm vụ, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, có tính đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; ra được các Nghị quyết chuyên đề quan trọng tiêu biểu như Nghị quyết về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010; Nghị quyết về phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện từ 2002-2005; Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn; Nghị quyết về đường giao thông nông thôn, giao thơn nội đồng; về kiên cố hóa kênh mương; về quy hoạch phát triển đơ thị… đã có tác dụng và tác động lớn đến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng.

+ Sự đồn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, trước hết là trong tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện và cơ sở mới phát huy được vai trị của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo được sự đồng thuận, đồng tình ủng hộ của nhân dân trong thực hiện chủ trương của Huyện ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Các Huyện ủy phân công trong tập thể Ban Thường vụ và Huyện ủy viên nêu cao vai trò trách nhiệm cá nhân,

nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; tập trung chỉ đạo quyết liệt, tập trung các lĩnh vực trọng yếu, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh.

+ Các Huyện ủy và các cấp uỷ Đảng trong huyện đã lãnh đạo phát huy tốt nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Huyện uỷ về phát triển kinh tế, mà trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, đã tranh thủ được sự lãnh đạo của Thành ủy, các sở, ngành thành phố và Bộ ngành Trung ương trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Nguyên nhân của hạn chế:

+ Trong lãnh đạo phát triển nông nghiệp của các Huyện ủy tuy có nhiều tiến bộ, nhưng nhiều mặt cịn mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nơng, nhỏ lẻ, phân tán; vai trò lãnh đạo của các huyện ủy trong việc tổ chức lại sản xuất dưới các hình thức hợp tác cịn chậm, thiếu bền vững. Quy hoạch phát triển nơng thơn cịn nhiều bất cập, các Huyện chưa có quy hoạch định hướng lâu dài để phát triển nơng thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại; phát triển nơng thơn cịn mang tính tự phát, nhiều cơng trình, dự án xây dựng chủ yếu đáp ứng yêu cầu trước mắt của sự phát triển, đầu tư thiếu đồng bộ (cả về kết cấu hạ tầng kỹ thuật) ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

+ Tư duy về kinh tế của các Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy còn nhiều hạn chế, cịn thiếu cán bộ có trình độ, năng lực lãnh đạo, điều hành về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc vận dụng và cụ thể hoá nhiều chủ trương, Nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy chưa sát hợp, kém tính khả thi trên địa bàn huyện. Trong lãnh đạo, điều hành có lúc có nơi thiếu quyết liệt, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, các ngành.

+ Cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cơ sở, trình độ, năng lực cịn hạn chế, nhất là trình độ chun mơn cịn chiếm tỷ lệ thấp, nhiều cán bộ chưa được đào tạo, chuẩn hoá. Một số cấp uỷ cơ sở thiếu năng động, sáng tạo, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy thiếu nghiêm túc. Do vậy, kết quả thực hiện Nghị quyết hạn chế, nhiều đơn vị chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm, phát triển kinh tế chưa đạt hiệu quả cao.

+ Việc phân công trách nhiệm trong cấp uỷ, thường vụ cấp uỷ, đảng viên, trong lãnh đạo và thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa tốt; nhiều cấp uỷ chưa gắn chặt giữa nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt với nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm ngay trên địa bàn của đơn vị, địa phương mình.

+ Các Huyện uỷ và một số cấp uỷ Đảng trong huyện còn nhiều yếu kém trong lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Khơng ít đồn thể hoạt động mang tính hình thức, hành chính, kém hiệu quả, do đó khơng đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, điều kiện hoạt động khó khăn, chế độ chính sách đối với cán bộ đồn thể cịn nhiều bất cập.

+ Chủ trương, chính sách của Trung ương, của Thành ủy chưa thật hợp lý đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổng mức đầu tư và tỷ lệ đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn chưa tương xứng với vị trí, vai trị, tiềm năng của lĩnh vực này. Cơ chế chính sách đối với nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trên một số lĩnh vực cụ thể chậm được điều chỉnh, bổ sung; thậm chí việc hướng dẫn thi hành có nhiều điểm chưa phù hợp. Do đó việc tổ chức triển khai thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn và một số chính sách cụ thể chưa đến được với người dân như: chính sách đất đai; chính sách tài chính; nghiên cứu khoa học; thiếu chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực, thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngồi đầu tư vào

khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nên đã hạn chế phát triển các yếu tố quan trọng này trong lực lượng sản xuất.

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w