- Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
2.2.1. Thực trạng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh
NGHIỆP CỦA CÁC HUYỆN ỦY Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
2.2.1. Thực trạng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpcủa các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh của các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.1. Ưu điểm
- Các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đúng chủ trương của Đảng và của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo, đúng đắn trên địa bàn các huyện.
Các Huyện uỷ đã bám sát các mục tiêu, chủ trương, định hướng của Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X của Đảng; Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, lần thứ VIII của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh và các Chỉ thị, Nghị quyết như: Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
tế tập thể; Chỉ thị số 59/CT-TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII), về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn; Nghị quyết 8B của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về đổi mới cơng tác vận động quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.
Từ đó Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các Nghị quyết như: Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 4/7/2002 về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn giai đoạn 2001 - 2010 trên địa bàn thành phố; Tổ chức tổng kết 5 năm tình hình phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nơng thơn ngoại thành và chương trình hành động của Thành ủy về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể giai đoạn 2002 - 2005” và triển khai thực hiện các giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đến năm 2010; Nghị quyết số 07 của Thành ủy về đổi mới công tác vận động quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
Các huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời cụ thể hố vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, lần thứ IX, thành chương trình cơng tác tồn khố nhiệm kỳ, xây dựng các chương trình hành động sát hợp trên địa bàn huyện và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt kết quả.
Các Huyện ủy chú trọng lãnh đạo công tác quy hoạch, kế hoạch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nói riêng, đã xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của từng huyện và các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng như: phát triển điện, giao thông, đèn chiếu sáng, quy hoạch trung tâm kinh tế - văn hoá của các xã, nhất là các xã nông thôn mới; quy hoạch cụm công nghiệp, quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong nơng nghiệp. Trên cơ sở đó, các Huyện ủy đã lãnh đạo xây dựng các Nghị quyết chuyên đề, các đề án, chương trình hành động, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm và từng bước thực hiện, tập trung các chương trình trọng tâm, dự án trọng điểm; chú trọng phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, tập trung thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng hình thành nền nơng nghiệp đơ thị hiện đại, hàng hố có giá trị cao, sản xuất tập trung, phát triển bền vững.
- Các Huyện ủy lãnh đạo phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Dựa trên cơ sở quy hoạch chung của thành phố, các huyện ủy tập trung lãnh đạo công tác quy hoạch, kế hoạch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng huyện đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Lãnh đạo việc áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, thực hiện cơ giới hóa đã góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; tăng cường đầu tư, phát triển các hoạt động khoa học công nghệ, gắn kết với việc triển khai 12 chương trình mục tiêu trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khóa VII, khóa VIII. Kết quả đã nâng diện tích rau an tồn lên trên 2000 ha; trong chăn ni từ việc bình tuyển, sử dụng giống mới nên năng suất, chất lượng, sản phẩm thịt, sữa được nâng cao. Trong lâm nghiệp, tuyển chọn, tạo giống mới, nhân giống được đưa nhanh vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng trồng.
Trong vấn đề thủy lợi, tưới tiêu, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và quản lý điều hành các cơng trình thuỷ lợi, cơng nghệ tưới tiết kiệm. Cơ khí hố nơng nghiệp có bước tiến bộ, nhiều khâu trong sản xuất nơng nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hố cao, như: làm đất đạt 86%, tưới tiêu nước 94% ... Các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ sản đã chủ động trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; việc kiểm tra, kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm tại các cơ sở chế biến được tăng cường.
Cùng với lãnh đạo việc áp dụng khoa học công nghệ, các huyện ủy đã coi trọng lãnh đạo xây dựng thương hiệu cùng các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp thông qua liên kết giữa “4 nhà” và thực hiện việc tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng. Đến nay đã có 87 hợp đồng được ký kết, nhiều mơ hình liên kết tiêu thụ nơng sản khá chặt chẽ và hiệu quả như tiêu thụ sữa tươi của Vinamilk, tiêu thụ rau sạch, sản xuất và tiêu thụ bắp lai, ni và chế biến da cá sấu. Đã có 12 sản phẩm trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ở các huyện cung cấp trực tiếp vào hệ thống Metro, Coop Mart. Xây dựng Trung tâm Giao dịch thủy sản ở Cần Giờ, Nhà Bè.
Theo sự chỉ đạo của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, các huyện ủy đã đề ra chủ trương, nghị quyết lãnh đạo khôi phục và phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống, kết quả giá trị sản xuất tăng đáng kể từ 362,9 tỷ đồng (2000) đạt 507,9 tỷ đồng (2006).
Các huyện ủy lãnh đạo phát triển các thành phần kinh tế, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, nhiều mơ hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân được hình thành và phát triển ở nơng thơn, có 445 tổ hợp tác đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau (tổ đổi công - dần công; tổ đường nước; tổ hợp tác - liên kết giữa người cung ứng dịch vụ đầu vào, người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm đầu ra; tổ hợp tác góp vốn,
góp sức cùng xây dựng cơ sở hạ tầng; tổ liên kết vay vốn của Ngân hàng…) với tổng số tổ viên là 6.474. Có 42 hợp tác xã nơng nghiệp đăng ký hoạt động trong nhiều ngành nghề phục vụ cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ phục vụ đời sống xã viên, với tổng số xã viên là 3.349.
Trang trại được hình thành từ hộ gia đình, trên cơ sở đất được giao, tích luỹ, sang nhượng, thuê mướn kết hợp với nguồn vốn riêng từ hộ gia đình. Tính đến 2006, số trang trại hiện có là 2.294 (tăng hơn gấp 10 lần so với năm 1999), trong đó thủy sản và chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao (64% và 25%). Diện tích đất bình qn cho mỗi trang trại là 2,7 ha.
Chú trọng lãnh đạo thành lập mới các doanh nghiệp tư nhân, tạo môi trường thu hút các doanh nghiệp tư nhân vào hoạt động sản xuất trên địa bàn, hiện có 317 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp rất đa dạng như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến thức ăn, dịch vụ …
Các huyện ủy đã chú trọng lãnh đạo xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp giai đoạn 2001- 2005 là 832 tỉ đồng, năm 2006: 168,5 tỉ đồng; năm 2007: 398,7 tỉ đồng và chủ trương đầu tư 213 cơng trình, dự án tại 13 xã điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các huyện với tổng kinh phí 399,1 tỉ đồng.
Về vấn đề làm đường: đến năm 2007, đạt 99% số xã đã có đường ơ tô đến tận trung tâm các xã; hệ thống đường giao thông nội bộ xã, liên thôn được đầu tư nâng cấp. Đặc biệt tại huyện Củ Chi giai đoạn 2002-2007 huyện ủy ban hành chủ trương làm đường giao thông nông thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện đã xây dựng hệ thống giao thông nông thôn với giá trị trên 765,43 tỉ đồng; nâng cấp bê tơng nhựa nóng cho 251 tuyến đường (250 km), giá trị đầu tư 116,33 tỉ đồng; đầu tư 14 tuyến đường liên xã bê tơng nhựa nóng (48 km) với kinh phí 277,3 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp thơng qua việc hiến đất làm đường khoảng 200 tỉ đồng …
Về xây dựng cơng trình điện: Thành ủy chủ trương đầu tư nhiều cơng trình điện phục vụ vùng nơng thơn ngoại thành, đã có 100% xã có điện, số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 99,5%. Tổng mức đầu tư khoảng 760 tỉ đồng, đã phát triển thêm 950 km đường dây trung thế, 2.500 km đường dây hạ thế và trên 2.000 trạm biến điện hạ thế với tổng công suất tăng thêm 820 MVA, nhờ vậy tất cả các xã vùng sâu, vùng xa của thành phố đều đã có lưới điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Song song đó chương trình đầu tư hệ thống chiếu sáng dân lập đã được các huyện vận động thực hiện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đặc biệt tại huyện Củ Chi đã vận động đầu tư lắp đặt gần 8.900 bộ đèn trên 635 tuyến đường/571 km với kinh phí 59,6 tỉ đồng (ngân sách huyện 50%, xã - thị trấn 20%, nhân dân đóng góp 30%) [52].
Ngày 12 tháng 6 năm 2006 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chương trình hành động số 05-CTr/TU về thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010, trong đó hỗ trợ lãi vay cho nơng dân vay vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni.
- Lãnh đạo cụ thể hố và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Thành ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Các nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được quán triệt trong cấp ủy và được các huyện ủy chỉ đạo các cơ sở đảng trực thuộc xây dựng nghị quyết, cụ thể hoá nghị quyết vào địa phương, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Những nghị quyết lớn, giải quyết những vấn đề cơ bản trọng tâm có tính chiến lược được huyện ủy chỉ đạo chặt chẽ và được các ban, ngành của thành phố hỗ trợ giúp đỡ huyện, xã, thị trấn xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện và được thơng qua các sở ngành, Ủy ban nhân dân thành phố và Thành ủy góp ý những chương trình, nội dung lớn. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố,
sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan tăng cường quản lý các quy hoạch hiện có, hạn chế các vi phạm quy hoạch.
- Các huyện ủy lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Huyện ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt kết quả, tập trung các vấn đề sau :
Các Huyện ủy lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội thực hiện Nghị quyết của huyện ủy, kế hoạch thực hiện Nghị quyết và tổ chức quán triệt Nghị quyết của Đảng, của Huyện ủy đến toàn thể đoàn viên, hội viên. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; phát động các phong trào thi đua yêu nước, tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng các cụm công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề trong nơng thơn; giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án, cơng trình trọng điểm; dồn điền, đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,... Giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo. Vì vậy, đã tạo sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Các Huyện ủy lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả. Các Huyện ủy xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của khối dân vận cơ sở, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở; làm tốt việc vận động nhân dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, cơng trình phúc lợi (đường giao thơng nơng thơn, nhà văn hoá, trường học, trạm y tế, ...) và được nhân dân tích cực thực hiện tốt.
Các Huyện ủy lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân phối hợp với ban ngành thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Huyện ủy. Các Huyện ủy đã xây dựng và ra các Nghị quyết liên tịch, Chương trình cơng tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể với Ủy ban nhân dân
huyện, các ngành kinh tế và nội chính; thực hiện tín chấp giữa Hội Nơng dân, Phụ nữ với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, Ngân hàng chính sách xã hội trong việc vay vốn phát triển sản xuất, xố đói giảm nghèo; Nghị quyết liên tịch về cảm hố giáo dục những người lầm lỗi trong cộng đồng dân cư giữa Mặt trận Tổ quốc, đồn thể với Cơng an huyện; giáo dục truyền thống giữa thanh niên với Hội Cựu chiến binh và Ban Chỉ huy Quân sự huyện... thực sự đạt kết quả. Góp phần giữ vững ổn định chính trị, đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nông thôn.
Các Huyện uỷ lãnh đạo tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoạt động, thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.Hàng tháng Huyện ủy có lịch làm việc và định kỳ giao ban với khối đồn thể, dân vận. Thơng qua đó, cấp ủy nắm được tâm tư,