- Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
2.1.1.2. Thực trạng sau chuyển dịch
- Kinh tế chung của thành phố không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao, trong mười năm là 13,5%, trong đó năm 1996-2000 tăng bình quân
12,2%/năm; giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 14%/năm. Nét nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh tốc độ gia tăng nhanh 48,2%, khu vực nông nghiệp giảm từ 3,3% xuống 1,2%, tăng dần tỷ trọng của khu công nghiệp.
Cơ cấu kinh tế của các huyện xét về tỷ trọng là công nghiệp- nông nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất nông nghiệp luôn tăng trưởng và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Năm 1995, giá trị sản xuất nơng lâm ngư nghiệp đạt 1.935,3 tỷ, trong đó trồng trọt: 875,9 tỷ; chăn nuôi: 562,7 tỷ; lâm nghiệp: 84,9 tỷ; thủy sản: 219,7 tỷ và dịch vụ nông lâm nghiệp: 192,1 tỷ. Đến năm 2006 giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 4.388 tỷ, trong đó trồng trọt: 1.192 tỷ; chăn nuôi: 1.474 tỷ; lâm nghiệp: 73,8 tỷ; thủy sản: 1.273,59 tỷ và dịch vụ nông lâm ngư nghiệp: 374,30 tỷ đồng. Năm 2009 giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp khoảng 7.640,3 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực trồng trọt đạt khoảng 2.209 tỷ; chăn nuôi 3.080 tỷ; lâm nghiệp 72 tỷ; thủy sản 511,3 tỷ, các hoạt động dịch vụ nơng lâm ngư nghiệp 768 tỷ, tăng 6,9%, (trong đó dịch vụ nơng lâm nghiệp: 580 tỷ, dịch vụ thủy sản: 188 tỷ) [52]. (phụ lục 3).
Giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 1,1%; giai đoạn 2001-2005, từ kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát huy hiệu quả, đặc biệt là đã hình thành vùng ni tôm đã thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 6%/năm; đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, trong khi đất nông nghiệp ngày một giảm. Kết quả giai đoạn 1996-2006, tốc độ tăng trưởng bình quân 3,7%/năm.
Giai đoạn 2006-2009 tốc độ tăng trưởng bình qn 5,7%/năm. Trong nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của ngành thủy sản (Nhà Bè, Cần Giờ chuyển đất trồng lúa một vụ sang nuôi tôm sú) và chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt (phụ lục 1).
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch hợp lý và đúng hướng, được tập trung chỉ đạo theo các chương trình mục tiêu cây con cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ với các sở ngành thành phố, các đồn thể, nhất là Hội nơng dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp được tiếp tục được duy trì và ở mức cao, bình quân giai đoạn 2006-2009 tăng 5,7%/năm. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện đơ thị hóa, đất nơng nghiệp giảm, khẳng định hiệu quả của chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tại các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh. Các chương trình mục tiêu đạt kết quả tích cực như phát triển và nâng cao năng suất đàn bị sữa, rau an tồn, trồng hoa- cây kiểng, cá sấu, cá cảnh… Trình độ kỹ thuật, khoa học cơng nghệ trong nông nghiệp và nông dân ngày càng được nâng cao; qua các chương trình tập huấn, huấn luyện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được quan tâm, tăng cường đầu tư, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đoàn thể, đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp nên được nơng dân đồng tình ứng dụng vào sản xuất.
Nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã sử dụng giống mới, chất lượng cao; chương trình giống cây giống con chất lượng cao đạt kết quả tích cực; kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng, quy mô và đang chuyển dịch mở rộng các hoạt động dịch vụ, ngành nghề nông thôn. Phong trào nông dân sản xuất giỏi ở các huyện ngày càng tăng về số lượng và hiệu quả. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, năng động, nhất là trong lĩnh vực ni tơm sú, bị sữa, rau an toàn, hoa- cây cảnh- cá kiểng, ba ba, cá sấu, sản xuất và dịch vụ giống cây, giống con, thủy sản.
Các hoạt động về xúc tiến thương mại, hợp tác, liên kết trong tổ chức sản xuất kinh doanh, thành lập hiệp hội chuyên ngành, xây dựng thương hiệu được quan tâm chỉ đạo, đầu tư hỗ trợ và phát triển khá. Các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất đã quen dần với hình thức sản xuất tiêu thụ thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp với sự hỗ trợ, cầu nối của cơ quan nhà
nước. Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ, tạo điều điều của các huyện về tham gia các hội chợ, triển lãm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá sản phẩm qua các trang tin điện tử, quản cáo… Tuy khối lượng sản xuất, tiêu thụ thông qua hợp đồng đến nay chưa nhiều, chưa ổn định nhưng đã tăng tính chủ động cho các hợp tác xã, tổ hợp tác quản lý điều hành kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Các qui định của quốc tế về an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm đã được nghiên cứu, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu.
Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh tăng cường chỉ đạo, đổi mới và đạt hiệu quả cao, nhất là các hoạt động quản lý, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống, phân bón, vật tư nơng nghiệp; cơng tác phịng chống dịch bệnh cây trồng, vật ni, tủy sản; kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm có nguồn gốc động, thực vật, thủy sản; dư lượng hóa chất, thuốc trờ sâu, chất bảo quản nơng sản, thủy sản. Chính sách khuyến khích hỗ trợ nơng dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, hỗ trợ phịng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi cũng được các huyện quan tâm, đã giúp nông dân yên tâm và tăng cường đầu tư thâm canh, phát triển cơ giới hóa và nhất là giảm giá thành nơng sản, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Kinh tế vùng và thành phần kinh tế nơng nghiệp của các huyện có bước phát triển quan trọng, cụ thể trên từng lĩnh vực như sau: ( phụ lục 2)
Về trồng trọt: tuy diện tích gieo trồng hàng năm đều giảm, từ năm 1995
đến năm 2006 diện tích đất gieo trồng ở các huyện giảm trên 30.000 ha; trong đó diện tích đất trồng lúa giảm trên 20.000 ha nhưng nhờ cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng: giảm diện tích lúa, tăng diện tích trồng hoa, rau an tồn, cỏ thức ăn gia súc, cây công nghiệp hàng năm khác, tăng hệ số sử dụng đất tăng từ 1,43 lần năm 1996 lên 3,72 lần năm 2006 nên giá trị sản xuất của
trồng trọt tăng đáng kể. Năng suất hoa màu các loại và cây trồng khác cũng tăng hàng năm do chuyển đổi giống và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Về trồng rau: chương trình sản xuất rau an toàn được các huyện triển khai từ 1999, hình thành vùng chun canh sản xuất rau an tồn 21 ha tại huyện Củ Chi và Hóc Mơn. Đến nay, diện tích gieo trồng rau đạt gần 10.000 ha, diện tích đất canh tác được cơng nhận là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đạt trên 2.000 ha. Sản lượng thu hoạch đạt 188.039 tấn, năng suất bình quân 20,3 tấn/ha.
Về trồng lúa: diện tích đất trồng lúa năm 1995 đạt 54.732 ha, diện tích gieo trồng cả năm đạt 79.539 ha, sản lượng đạt 251.655 tân. Đến năm 2006 diện tích trồng lúa cịn lại 19.800 ha, giảm gần 35.000 ha, diện tích gieo trồng 32.807 ha. Đặc biệt, thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, năm 2009 diện tích đất trồng lúa đã giảm khoảng 13.308 ha so năm 2005.
Về trồng hoa, cây cảnh: diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 1.668 ha (năm 2009), tăng 553 ha so năm 1999 (647 ha), trong đó: hoa mai: 428 ha, đã cung cấp 280.000 chậu phục vụ nhu cầu của thành phố; hoa lan: 140 ha, cung cấp trên 453.000 chậu và 1 triệu cành và các loại hoa, cây cảnh khác.
Về trồng cỏ chăn ni: hiện có 2.637 ha (năm 2009), tăng 1.410 ha so năm 2002. Sản lượng thu hoạch ước đạt 350.000 tấn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã sản xuất giống cây trồng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, cụ thể trong năm 2004, đã sản xuất 7.042,6 tấn giống cây trồng các loại (lúa, bắp, rau, đậu các loại, cây ăn trái...). Trong sản xuất giống, các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phịng thí nghiệm hiện đại để phân tích, lai tạo giống mới, hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống khép kín từ trại thực nghiệm gắn với phịng thí nghiệm phân tích Marker phân tử rút ngắn thời gian sản xuất, lai tạo giống mới từ 5 năm xuống cịn 8 tháng [52].
Về chăn ni: chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp quy mô trang
trại đang thay thế dần chăn ni gia đình nhỏ lẻ (năm 1999, trên địa bàn các huyện có 96 trang trại chăn ni thì năm 2007 đã có tới 584 trang trại), bình qn mỗi năm số trang trại chăn ni tăng 1,9 lần. Các trang trại với quy mô lớn đã đầu tư hệ thống chuồng trại, thiết bị, quản lý hệ thống giống, quy trình ni dưỡng đồng bộ theo hướng công nghệ cao, chăn ni theo hướng an tồn sinh học, thân thiện với mơi trường và đóng vai trị hạt nhân về phát triển giống chất lượng - năng suất có thể trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn ni đến các tỉnh thành trên cả nước.
Mặc dù tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong vài năm gần đây diễn biến phức tạp trên diện rộng, nhưng chăn nuôi vẫn phát triển với tốc độ khá cao (12% - 15%), tỷ trọng giá trị sản lượng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản lượng nông - lâm - thuỷ sản tăng từ 21,4% lên 33,6%. Cụ thể:
Về nuôi heo: tổng đàn 307.014 con, tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Mơn. Trong đó, số lượng heo con giống các loại được sản xuất và cung cấp cho các hộ chăn nuôi thành phố và các tỉnh hàng năm 500.000 - 600.000 con/năm.
Về ni trâu bị: tổng đàn 116.700 con, trong đó 4.700 con trâu và 112.000 con bị. Đến nay trên địa bàn các huyện đã bình tuyển, quản lý hồ sơ giống 77.100 con bò sữa (trên 84% đàn bị sinh sản), trong đó có 5.991 con đạt tiêu chuẩn đàn hạt nhân cấp I giống Quốc gia; gieo tinh cao sản (trên 10.000 lít sữa/chu kỳ) cho 14.000 lượt con bò sữa (27.950 liều tinh), sản xuất ra được trên 3.000 con bò sữa chất lượng cao. Nâng cao phẩm chất giống và đưa năng suất sữa bình quân từ 3.700 kg/con/năm (năm 2000) lên 4.900 kg/con/năm (2005). Lượng sữa hàng hóa trong năm 2006 đạt 145.000.
Các con khác: hình thành những trang trại chăn ni tập trung các giống con giá trị cao như: Dê: tổng đàn 15.000 con; Cừu: tổng đàn 700 con; Cá sấu: 160.000 con đạt giá trị xuất khẩu được khoảng 1 triệu USD; Trăn:
tổng đàn 24.400 con, xuất khẩu đạt 3 triệu USD; Gấu 98 hộ nuôi với tổng đàn 392 con [54].
Về nuôi trồng thuỷ sản: Trong những năm gần đây, cơ cấu thủy sản đã
có sự chuyển hướng tích cực về ni trồng; phát triển mạnh ni trồng ven biển, chuyển diện tích trồng lúa một vụ có hiệu quả thấp sang ni trồng thuỷ sản. Cơ cấu sản phẩm chuyển mạnh theo hướng xuất khẩu. Việc sản xuất thành công các giống nhân tạo (tôm sú, nhuyễn thể...) đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản. Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh, năm 1996 đạt 220,0 tỷ đồng chiếm 11,4% tỷ trọng ngành nông nghiệp đến 2006, giá trị sản xuất đạt 1.279,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29,2% [52].
Trong nuôi trồng thủy sản, nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, nuôi tôm một vụ, mật độ thấp, sản lượng tôm giảm nhưng môi trường nuôi ổn định, cùng với việc xây dựng mơ hình thực hành ni tơm tốt và triển khai nhiều mơ hình ni thủy đặc sản khác có giá trị cao như hàu, cá bống mú, ..tận dụng mặt nước trên sông rạch Cần Giờ và phát triển mạnh thủy sản nước ngọt như cá cảnh, cua, cá rô đồng, cá sặc rằng… từng vùng ở các huyện.
Tổng sản lượng thủy sản năm 2006 đạt 56.768 tấn. Trong đó: Khai thác: sản lượng đạt 21.346 tấn;
Ni trồng: diện tích đạt 10.202 ha, sản lượng thu hoạch đạt 35.422 tấn. Trong đó: sản lượng ni nước ngọt: 5.691 tấn, nuôi nước lợ mặn: 29.731 tấn (tơm sú: 8.566 tấn, nghêu sị: 17.000 tấn).
Cá cảnh: sản lượng đạt 30 triệu con với giá trị xuất khẩu đạt 3,5 triệu USD/năm.
Dịch vụ thủy sản: sản xuất giống thủy sản đạt trên 1 tỷ con, bao gồm cá giống và tôm giống; thuần dưỡng 850 triệu tôm sú giống.
Về trồng cây lâm nghiệp: tính đến năm 2009, tổng diện tích rừng trên
địa bàn thành phố đạt 38.860 ha, bao gồm 31.204 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và 2.296 ha rừng sản xuất, đạt tỷ lệ che phủ rừng 39,1%,
Hàng năm, các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất và cung cấp từ 250.000- 350.000 cây giống cho các đơn vị và địa phương phục vụ chương trình trồng cây phân tán. Tổ chức Lễ hội trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và Hội thi mơi trường xanh. Qua các phong trào trên đã góp phần đưa độ che phủ cây xanh từ 29% diện tích tự nhiên thành phố (1995) lên 37,8% (2006) [52].
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở các huyện trong nhiều năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tình hình vi phạm về phá rừng, lấn chiếm, gây thiệt hại rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm nhiều về số vụ và qui mô. Hàng năm, đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt cơng tác phịng chống cháy rừng theo Chỉ thị số 12/CT-TTg và số 21/CT-TTg của Chính phủ, tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng. Nâng giá kinh phí khốn bảo vệ rừng phịng hộ, đặc dụng ở Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh từ 185.000 đồng/ha/năm lên mức bình qn 316.000 đồng/ha/năm.
Đã hồn thành việc đầu tư xây dựng khu rừng sinh thái 3 miền và Hồ mô phỏng biển Đơng tại khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, Củ Chi; tiếp tục đầu tư xây dựng dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ.
Về sản xuất diêm nghiệp: Diện tích muối của thành phố đạt 1.359 ha,
tập trung tại 4 xã huyện Cần Giờ (Lý Nhơn, Long Hòa, Cần Thạnh, Thạnh An). Sản lượng thu hoạch (2006) 65.103 tấn, năng suất muối bình quân giữa các năm khoảng 50 - 65 tấn/ha (năm 1998 đạt năng suất cao nhất 72,8 tấn/ha), chất lượng muối thấp, lẫn nhiều tạp chất, chưa đạt yêu cầu sử dụng công nghiệp (NaCl: 87%); giá muối tại ruộng chênh lệch khá cao, 320 đ/kg (2003), 540 đồng/kg (2006).
Huyện Cần Giờ đã phối hợp với Sở nơng nghiệp thử nghiệm mơ hình sản xuất muối sạch theo phương pháp kết tinh muối trên ruộng trải bạt tại xã Lý Nhơn. Kết quả cho thấy, năng suất ước đạt 90 tấn/ha, chất lượng muối thu được cao hơn so với phương pháp truyền thống. Phương pháp này đang được hoàn thiện và được nhân rộng giai đoạn 2008 - 2010.
Giá trị sản xuất nơng, thủy sản bình qn trên 01 ha đất canh tác: từ kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả cao cho người nông dân, đến nay trên địa bàn các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh bước đầu đã khẳng định sự thành cơng của nhiều mơ hình như: hoa, cây kiểng đạt 150 - 500 triệu đồng/ha/năm, Rau an toàn: 150 - 180 triệu đồng/ha/năm; Tôm sú công nghiệp: 140 triệu đồng/ha/năm, Bò sữa 20 con đạt 60 triệu đồng/ha/năm…