Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 85)

- Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

các mơ hình để tun truyền, thuyết phục.

3.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Đây là vấn đề rất quan trọng đối với toàn Đảng, bảo đảm cho đường lối, mục tiêu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới được thực hiện thắng lợi. Do vậy, Đảng đã chỉ rõ: “việc đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế” [15, tr.137]. Đối với các Huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh và cấp uỷ Đảng cơ sở, việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo như thế nào là vấn đề khó khăn. Qua nghiên cứu đường lối đổi mới, nội dung, phương thức lãnh

đạo của Đảng đối với kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhất là Văn kiện Đại hội X của Đảng và những định hướng, nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế do Đại hội IX (2010-2015) Đảng bộ thành phố đề ra, từ thực tiễn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn các huyện thời gian qua, Huyện uỷ cần tập trung thực hiện tốt những điểm chủ yếu sau:

- Xác định nội dung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Lãnh đạo xây dựng các nghị quyết là một trong những nội dung quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện với các chương trình hành động tương ứng, lãnh đạo xây dựng các nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; lãnh đạo khai thác các nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, đó là nguồn vốn, nguồn nhân lực, vừa lãnh đạo phát huy nội lực từ nhân dân, mặt khác lãnh đạo sự giúp đỡ của Trung ương cũng như các tổ chức nước ngoài. Lãnh đạo, chỉ đạo việc sử dụng đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.

Các Huyện ủy cần tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật ni, bố trí các loại cây trồng, vật ni phù hợp cùng với ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống của nông dân.

Lãnh đạo đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế: kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã. Đây là các loại hình kinh tế chủ yếu trong phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, các loại hình kinh tế này phát triển thể hiện sự lãnh đạo của các huyện ủy là đúng hướng và có hiệu quả. Lãnh đạo phát triển kinh tế hộ vì kinh tế hộ chiếm phần lớn trong các loại hình kinh tế nơng nghiệp, góp phần thu nhập của người nông dân ngày càng tăng, sự đầu tư của họ vào phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn, điều đó được thể hiện các sản phẩm hàng hố nơng nghiệp xuất phát từ kinh tế

hộ ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, chất lượng tăng lên. Kinh tế trang trại cũng cần được sự quan tâm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các Huyện ủy. Tổ chức quy mơ trang trại ngày càng lớn, sản phẩm hàng hố làm ra từ trang trại ngày càng nhiều; hình thức trang trại ngày càng phong phú; có nhiều trang trại tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao, việc lãnh đạo phát triển kinh tế trang trại đi đúng hướng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá trên địa bàn các huyện.

Cùng với kinh tế hộ và kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã giữ vai trò là động lực thúc đẩy kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển. Kinh tế hợp tác xã hoạt động có chiều sâu là đầu mối giải quyết các yếu tố đầu ra và đầu vào của kinh tế trang trại và kinh tế hộ, làm dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống... là đầu mối để tiêu thụ nông sản cho nông dân.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của các Huyện ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Đảng ta đã xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một nhiệm vụ trọng tâm, bởi vì khơng thể dùng phương thức lãnh đạo của thời thực hiện cơ chế hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đổi mới trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN.

Do đó, nâng cao nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế, xác định đúng định hướng phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường do đại hội X của Đảng chỉ rõ:

Thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và khơng ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà

nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân…[15, tr.26].

Phải phát triển tồn diện nơng nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thủy lợi hố, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và mức cạnh tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương [15, tr.29].

Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình cơng tác, việc ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết của các Huyện uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Huyện uỷ xây dựng chương trình cơng tác tồn khóa, các chương trình có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phải được chuẩn bị kỹ, thận trọng. Vì đó là những vấn đề lớn, trọng tâm, có tác động to lớn đến kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh ở mỗi địa phương, vùng và tồn huyện. Trên cơ sở chương trình cơng tác tồn khố, xây dựng chương trình cơng tác tháng, q và cả năm để thực hiện. Đồng thời, từ thực tiễn, Huyện uỷ lựa chọn các vấn đề trọng điểm, cần thiết để ra Nghị quyết.

Quá trình chuẩn bị ra Nghị quyết, nhất là Nghị quyết chuyên đề phải đảm bảo đúng quy trình, chuẩn bị kỹ từ việc khảo sát, đánh giá đến tổng kết các mơ hình mới trên địa bàn huyện. Tổ chức nghiên cứu, tham quan học tập các mơ hình đã thực hiện có hiệu quả ở các địa phương trong cả nước; từ đó, giao cho Ủy ban nhân dân huyện, các ban của Huyện uỷ xây dựng đề án cụ thể có căn cứ lý luận và thực tiễn, báo cáo với Ban Thường vụ Huyện uỷ xem xét, lựa chọn, thảo luận và quyết định. Những vấn đề mới, lớn có tính đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, q trình Huyện uỷ thảo luận và đi đến quyết định phải báo cáo với Thành ủy, các sở ngành thành phố; tổ chức hội thảo gồm cán bộ của các ngành kinh tế, cán bộ khoa học, các đồng chí nguyên là cán bộ chủ chốt của huyện; tiếp tục hồn thiện đề án trình Huyện uỷ quyết định; trên cơ sở đó, từng Huyện uỷ ra Nghị quyết.

Việc đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình cơng tác và ban hành nghị quyết của các Huyện uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, có sự phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện.

Sau khi có Nghị quyết của Huyện uỷ, vấn đề rất quan trọng là Huyện uỷ lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện cụ thể hoá xây dựng Nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hàng năm và giai đoạn để tổ chức thực hiện.

Căn cứ vào nghị quyết của Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân thảo luận thống nhất ra nghị quyết về các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể. Đó là căn cứ pháp lý để Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết của các Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện cần chú trọng xây dựng cơ chế khuyến khích, các điều kiện để thực hiện nghị quyết; đồng thời, chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các ngành liên quan tổ chức thực hiện nghị quyết đạt kết quả.

Để Nghị quyết của Huyện uỷ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thực hiện đạt kết quả tốt, phải đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Huyện uỷ đối với chính quyền từ huyện đến cơ sở, theo hướng chỉ rõ những loại việc do Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ cần phải xem xét cho ý kiến trước khi Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện; những loại việc do Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ cho ý kiến định hướng những loại việc do Ủy ban nhân dân quyết định theo thẩm quyền. Sự lãnh đạo của Huyện uỷ, cấp uỷ Đảng trong huyện là cơ sở chính trị để Ủy ban nhân dân quyết định các nhiệm vụ kinh tế- xã hội ở địa phương, tạo điều kiện cho chính quyền chủ động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra.

Cấp ủy đảng trong Đảng bộ huyện quán triệt, triển khai Nghị quyết Huyện uỷ một cách nghiêm túc, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của chính quyền từ huyện đến cơ sở. Cấp ủy đảng trong huyện, trên cơ sở Nghị

quyết của các Huyện uỷ phải tập trung xây dựng Nghị quyết và chương trình hành động của Đảng bộ sát thực, phù hợp với địa phương mình. Quá trình xây dựng Nghị quyết, chương trình hành động của Đảng bộ phải báo cáo với lãnh đạo huyện, tranh thủ ý kiến các phòng, ban trên huyện để xây dựng Nghị quyết có chất lượng và khả thi. Tổ chức quán triệt Nghị quyết và triển khai, chương trình hành động của cấp uỷ trước kỳ họp đảng bộ và phổ biến tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.

Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm và giai đoạn có tính khả thi, trình Hội đồng nhân dân thơng qua và ra Nghị quyết để tổ chức thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải chủ động, năng động, sáng tạo, phân công trách nhiệm cụ thể, chỉ đạo quyết liệt, tuỳ theo Nghị quyết của Huyện uỷ mà Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo làm điểm hoặc triển khai đồng bộ trên địa bàn đạt kết quả cao nhất.

Huyện uỷ phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Huyện uỷ đối với cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành trong huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chú trọng đến mục tiêu, nội dung trọng tâm, trọng điểm, lĩnh vực chủ yếu mà Nghị quyết đề cập. Thông qua việc kiểm tra, giám sát để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát hiện những điểm không phù hợp với thực tế để rút kinh nghiệm, bổ khuyết trong quá trình thực hiện, đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết.

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w