Những khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 72)

- Quan niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

3.1.1.2. Những khó khăn, thách thức

Quy hoạch chung xây dựng ở các huyện đang được nghiên cứu điều chỉnh; quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất, quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn 2025 chưa được các huyện và thành phố phê duyệt, do đó sẽ cịn ảnh hưởng đến việc đầu tư, thâm canh của nông dân và các tổ chức kinh tế, gây khó khăn khơng nhỏ cho sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.

Khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đã mở ra triển vọng cho sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông sản thành phố Hồ Chí Minh có khả năng xuất khẩu, nền nơng nghiệp thành phố có khả năng thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, việc lãnh đạo xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp và nơng dân cịn lỏng lẻo, hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thơn chưa đủ sức để cạnh tranh với các tập đồn lớn ở nước ngoài trên một số lĩnh vực chưa phát triển ở ngoại thành như phân phối, tiếp thị. Trong khi đó, cam kết hội nhập khơng được trợ cấp xuất khẩu như các nước công nghiệp trước đây, nông nghiệp với những thách thức lớn liên quan tới biến động giá cả, rào cản kỹ thuật (tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm...), khiếu kiện thương mại.

Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy trong thời gian qua thành phố phát triển cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nhanh và khoa học cơng nghệ phát triển mạnh điều đó tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nơng thơn, nhưng trình độ của lao động ở các huyện còn thấp, năng lực đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở chưa đồng đều khó có khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản ảnh hưởng đến kết quả triển khai thực hiện ở địa phương. Mặt khác, đơ thị hố và cơng nghiệp hố sẽ tiếp tục thu hút đất, nước, lao động, do vậy nếu cấp ủy Đảng và chính quyền Thành phố khơng có chính sách hợp lý thì khoảng cách về thu nhập giữa cơng nghiệp và nông nghiệp, giữa các quận và các huyện tiếp tục rộng ra, tình trạng chuyển dịch lao động nơng nghiệp sẽ tạo ra các xáo trộn và mâu thuẫn ảnh hưởng đến quản lý xã hội, an ninh chính trị, cân bằng mơi trường ....

Xu hướng ấm dần lên của khí hậu tồn cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi về môi trường, ngày càng nhiều về hạn hán, lụt lội, bão cùng các bệnh dịch cho cây trồng và vật ni; Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một trong những vùng bị ảnh hưởng xấu do tác động của nước biển dâng, xâm mặn ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp. Tình trạng ơ nhiễm môi trường chưa được giải quyết nhanh và đồng bộ, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt đã được củng cố, kiện toàn sau Đại hội; năng lực và trình độ của các Huyện ủy, cấp ủy Đảng trong huyện đã được nâng lên.

Tuy nhiên, tư duy kinh tế trong cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá lớn… cịn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, rất ít cán bộ giỏi trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực kinh tế; cơ chế khuyến khích tài năng, chế độ chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập.

Một số cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưa năng động, sáng tạo, trách nhiệm không cao, hạn chế trong việc cụ thể hoá Nghị quyết và tổ chức thực hiện Nghị quyết. Nhiều địa phương tuy có tiềm năng, lợi thế nhưng chưa được phát huy; do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế chậm, nhưng chưa có giải pháp khắc phục.

Thời gian qua, tuy các huyện ủy và cấp ủy đảng trong huyện đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp; song, cịn nhiều yếu kém, khuyết điểm; thời gian tới, cần phát huy những ưu điểm, kết quả đạt được; đồng thời, nhanh chóng khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, vượt qua khó khăn thách thức, vươn lên mạnh mẽ hơn nữa đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những khó khăn, thách thức nêu trên có tác động rất lớn đến hiệu quả lãnh đạo của các huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tới.

3.1.2. Mục tiêu

Nghị quyết Trung ương năm (khoá IX) đã xác định: Mục tiêu tổng quát và lâu dài của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu [2, tr.95-96].

Đại hội X của Đảng khẳng định: phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, hướng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hố lớn, đa dạng phát triển nhanh và bền vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao...; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nơng nghiệp sạch; phấn đấu giá trị tăng thêm trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3-3,2%/năm... thúc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp [15, tr.191].

Nghị quyết Trung ương bảy (khố X) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp trong những năm tới: xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài...; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch [4, tr.125-126].

Trên cơ sở nêu trên, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX đề ra mục tiêu chung trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau: phát triển nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nơng thơn phát triển hài hịa, văn minh, biết chắc lọc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đổi mới quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở nông thôn.

Đại hội Đảng bộ các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010- 2015 xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2015.

- Mục tiêu:

Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững; đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược biển; tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học; tập trung sản xuất cây giống, con giống có năng suất và giá trị gia tăng cao, rau

củ quả sạch, cây kiểng, hoa kiểng, cá kiểng phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu; xây dựng mơ hình xây dựng nông thôn mới văn minh, giàu đẹp, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ mơi trường.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

Lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; kinh tế nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch; hình thành và phát triển những vùng sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất nơng sản hàng hóa tập trung và chuyên canh; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học để lai tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản.

Tiếp tục giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả để chuyển sang cây trồng khác: giai đoạn 2011 - 2015 giảm từ 3.500 - 4.000 ha. Đến năm 2015: Diện tích gieo trồng lúa: 16.000 - 17.000 ha; Diện tích gieo trồng rau trên 16.000 ha; Hoa - cây kiểng: trên 2.100 ha; Diện tích trồng cỏ 5.000 ha; duy trì đàn bị sữa ở mức: 80.000 con, đàn heo khoảng 300.000 con; tôm các loại: trên 10.000 tấn; cá kiểng: trên 100 triệu con; đàn cá sấu: 190.000 con; ổn định và nâng cao năng suất, chất lượng muối Cần Giờ; hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh các huyện là 100%; hộ dân nông thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh: 100%; hộ chăn ni xây dựng hầm biogas xử lý chất thải: 90%; độ che phủ rừng và cây xanh trên địa bàn các huyện: 40%, trong đó độ che phủ rừng và cây lâm nghiệp 19,1% (phụ lục 4).

Một phần của tài liệu Các huyện uỷ ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w