Về cơ cấu tổ chức của ban tham mưu quận ủy:

Một phần của tài liệu chất lượng các ban tham mưu quận ủy ở thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 48)

Từ nhiều năm nay, cơ cấu tổ chức của các ban tham mưu quận ủy không ngừng được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động. Trong từng nhiệm kỳ 2000-2005, 2005-2010, căn cứ vào các quy định, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, ban thường vụ các quận đảng bộ đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của cơ quan ban tham mưu quận ủy phù hợp với đặc điểm và tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Các quy định của ban thường vụ quận uỷ là điều kiện đảm bảo các ban tham mưu xác định lại cơ cấu tổ chức phù hợp theo hướng tinh gọn. Về cơ bản cơ cấu tổ chức cơ quan ban tham mưu quận ủy vẫn giữ đồng bộ 2 thành phần: ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, nhưng đã dần xác định rõ hơn chế độ làm việc, chức năng, nhiệm vụ cơ bản và cụ thể của tập thể và mỗi chức danh trong ban lãnh đạo, vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức chuyên môn để tiến hành sắp xếp, điều chỉnh, bố trí cán bộ phù hợp với từng chức danh và vị trí cơng tác.

Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được Thành ủy giao, các quận ủy thường phân bổ cơ cấu tổ chức các ban tham mưu quận ủy như sau:

* Văn phòng Quận ủy: từ 17 đến 25 người

+ Lãnh đạo Văn phòng Quận ủy : 04 người (1 Chánh VP, 1 đến 3 Phó VP)

+ Chuyên viên tổng hợp, an ninh nội chính

: 03 người.

+ Kế tốn : 01 người

+ Quản trị mạng : 01 người

+ Bảo vệ : 03 người (trong đó có HĐ khốn)

+ Tài xế : 04 người

+ Tạp vụ : 02 người

+ Giao liên : 01 người (HĐ khoán)

* Ban Tổ chức Quận ủy:

+ Lãnh đạo Ban Tổ chức : 04 người (1 Trưởng Ban, 03 Phó Ban) + BVCTNB (kiêm văn thư lưu trữ) : 01 người.

+ Tổ chức cơ sở đảng, đảng viên : 04 người, trong đó: . Quản lý hồ sơ, chuyển SH đảng : 01 người

. Cơ sở dữ liệu đảng viên : 01 người . Công tác kết nạp đảng : 01 người.

. Tổ chức cơ sở đảng : 01 người + Tổng hợp, báo cáo: : 01 người. + Quy hoạch, đào tạo, chính sách CB : 01 người + Cơng tác cán bộ: : 01 người. + Cơng tác xây dựng lực lượng

chính trị ngồi quốc doanh

: 02 người (trong đó: HĐ khốn: 01 người)

* Ban Dân vận Quận ủy: từ 3 đến 8 người

+ Lãnh đạo Ban : 02 người (1 đến 3 Phó Ban, 1 trưởng ban)

+ Chuyên viên : 1 đến 5 người.

* Ban Tuyên giáo Quận ủy: từ 3 đến 7 người

+ Lãnh đạo Ban (khơng tính kiêm nhiệm phó trưởng ban là giám đốc TT. BDCT)

: 02 người (1 Trưởng Ban, 01 đến 3 Phó Ban)

+ Công tác tuyên truyền, dư luận xã hội, lịch sử Đảng, văn thư- lưu trữ, hành

: 01 người.

+ Công tác khoa giáo huấn học, văn hoá nghệ thuật

: 01 người.

* Ủy ban Kiểm tra Quận ủy: từ 3 đến 8 người

+ Lãnh đạo Ban (khơng tính kiêm nhiệm)

: 03 người (1 Chủ nhiệm, 02 Phó CN)

kiểm tra:

+ UV phụ trách cơng tác giám sát chuyên đề, kiêm văn thư - lưu trữ

: 01 người.

- Về cơ chế hoạt động của ban tham mưu quận ủy:

Các ban tham mưu quận ủy hiện nay làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp chế độ làm việc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Các ban tham mưu quận ủy thường duy trì chế độ họp cơ quan 1 tháng hoặc 1 tuần họp 1 lần để cán bộ, chuyên viên báo cáo kết quả cơng tác được phân cơng, góp ý xây dựng Ban và bàn phương hướng hoạt động thời gian tới. Đầu tháng, tuần, lãnh đạo các Ban hội ý để thông tin về chỉ đạo Quận ủy và tham mưu đề xuất cho Quận ủy những chủ trương, biện pháp thực hiện công. Tập thể ban lãnh đạo bàn bạc, quyết định những vấn đề lớn (Chương trình cơng tác tháng, q, năm của ban; các kế hoạch, chương trình, đề án trình ban chấp hành, ban thường vụ quận ủy…)và giao trách nhiệm cho cá nhân phụ trách; Từng cá nhân trong ban lãnh đạo và CBCC được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đối với Ban Tổ chức:

+ Trưởng ban chịu trách nhiệm trước ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực quận ủy về tồn bộ cơng việc của ban. Trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị các đề án, các công tác trọng tâm của ban; chỉ đạo phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cấp ủy giao; kết luận các hội nghị; ký các văn bản quan trọng và các quyết định cán bộ. Các phó trưởng ban là người giúp việc cho trưởng ban, chịu trách nhiệm trước trưởng ban về công việc được phân công. Thông thường, các ban tổ chức quận ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh phân cơng từ 1 đến 3 phó trưởng ban:

Phó trưởng ban phụ trách công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác chính sách cán bộ. Phụ trách tổ chức bộ máy, biên chế và hoạt động của các cơ quan đảng, mặt trận, đoàn thể; giúp trưởng ban đề ra các kế hoạch, hướng dẫn và thực hiện các quy trình điều động, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; chỉ đạo chẩn bị đầy đủ hồ sơ cán bộ, các thủ tục đề nghị, tờ trình về cơng tác cán bộ; phụ trách cơng tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; giúp trưởng ban tham mưu cho ban thường vụ quận ủy giải quyết các chế độ, chính sách đối với cán bộ do

cấp ủy quản lý; ký các văn bản của ban và thay mặt trưởng ban xử lý cơng việc khi trưởng ban đi vắng.

Phó trưởng ban phụ trách cơng tác tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Giúp trưởng ban theo dõi tình hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn, chỉ đạo cơng tác phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, công tác phát triển đảng viên hàng năm; quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu đảng viên, thống kê đảng viên, cấp thẻ đảng viên, huy hiệu Đảng, chuyển sinh hoạt đảng.

+ Phó trưởng ban phụ trách cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ. Phối hợp với các cơ quan có liên quan và chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ tiến hành các biện pháp chuyên môn để thẫm tra, sưu tra, kết luận về lịch sử chính trị, thái độ chính trị hiện nay của cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý; ký các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách.

+ Các chuyên viên: các ban tổ chức quận ủy thường có từ 6 đến 11 chuyên viên được phân công phụ trách các mảng cơng tác . các chun viên có nhiệm vụ tham mưu với lãnh đạo ban và thực hiện nghiệp vụ công tác về mảng nhiệm vụ được phân công.

Đối với Ủy ban Kiểm tra:

Thành viên Ủy ban Kiểm tra nói chung: chịu trách nhiệm trước Ủy ban Kiểm tra Quận ủy về hoạt động công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng thuộc phạm vi phụ trách. Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, chủ động nắm tình hình, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc phạm vi phụ trách;

Ngoài ra, các thành viên ủy ban kiểm tra còn được tham dự các hội nghị của Quận ủy bàn về công tác xây dựng Đảng và các công việc khác có liên quan (kể cả các thành viên Ủy ban Kiểm tra Quận ủy không phải là Quận ủy viên được); tham gia các tổ (đoàn) kiểm tra do Quận ủy hoặc Ủy ban Kiểm tra Quận ủy quyết định thành lập.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy: Chịu trách nhiệm trước Quận ủy,

Ban Thường vụ Quận ủy, Thường trực Quận ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Quận ủy. Chủ trì một số cuộc kiểm tra, giám sát hoặc thẩm tra, xác minh (khi được Ban Thường vụ Quận ủy, Thường trực Quận ủy phân công) những trường hợp tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên thuộc diện Quận ủy quản lý và các thành viên Ủy ban Kiểm tra Quận ủy khi có dấu hiệu vi phạm, bị tố cáo và báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy xem xét, quyết định; làm công tác chuẩn bị nhân sự thành viên Ủy ban Kiểm tra Quận ủy (Phối hợp với Ban Tổ chức Quận ủy), giới thiệu để Quận ủy bầu bổ sung khi cần và chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo. Trực tiếp xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của Ủy ban Kiểm tra Quận ủy. Kiểm tra, đôn đốc các thành viên Ủy ban Kiểm tra Quận ủy thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn được phân công

Thực hiện ủy nhiệm của Ban Thường vụ Quận ủy ký, sau khi báo cáo và được sự nhất trí của Ban Thường vụ Quận ủy, Thường trực Quận ủy: quyết định chuẩn y các Thành viên, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở; quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy đối với đảng viên vi phạm pháp luật, quyết định khôi phục sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy, khi hết thời hạn đình chỉ sinh hoạt (trừ trường hợp là Bí thư, Chủ tịch phường và tương đương trở lên); quyết định, thông báo của Ban Thường vụ Quận ủy về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phó Chủ nhiệm: các ủy ban kiểm tra quận ủy ở thành phố Hồ Chíu

Minh thường có từ 1 đến 2 phó chủ nhiệm, ngồi thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của thành viên Ủy ban Kiểm tra nói chung thì các ủy ban kiểm tra Quận ủy thường phân cơng 1 phó chủ nhiệm thường trực (thường là quận ủy viên) và 1 phó chủ nhiệm. Phó chủ nhiệm thường trực có nhiệm vụ giúp Chủ nhiệm giải quyết công việc hàng ngày của Ủy ban Kiểm tra; trực tiếp quản lý và điều hành cơ quan Ủy ban Kiểm tra thực hiện chương trình cơng tác và các quyết định của Ủy ban Kiểm tra Quận ủy; phó chủ nhiệm cịn lại thực hiện nhiệm vụ và ký các văn bản theo sự phân công của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy.

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra: ngoài thực hiện nhiệm vụ của thành viên Ủy

ban Kiểm tra nói chung cịn được phân cơng phụ trách công việc. ở các quận ủy của Thành phố Hồ Chí minh, thường có 2 cách phân cơng Phụ trách theo chuyên đề và theo đơn vị.

Đối với Ban Tuyên giáo:

Trưởng Ban: Chịu trách nhiệm trước Quận ủy và Ban Thường vụ

Quận ủy về các hoạt động của ban. Trực tiếp phụ trách một số mảng công tác như : công tác tuyên truyền, nghiên cứu lịch sử truyền thống, nghiên cứu dư luận xã hội...

Các Phó trưởng Ban: Có từ 1 đến 3 phó trưởng Ban. Các phó trưởng

Ban có nhiệm vụ giúp trưởng Ban chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác theo phân công của Trưởng Ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về phần việc được phân công. Ban tuyên giáo các quận thường phân cơng 1 Phó trưởng ban phụ trách cơng tác khoa giáo và cơng tác văn phịng, tư liệu ; 01 đồng chí Phó trưởng ban phụ trách công tác huấn.

Các chuyên viên của Ban: được phân công ở từng lĩnh vực nghiệp vụ cụ thể.

Đối với Ban Dân vận:

Trưởng ban phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Quận ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Quận ủy về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác của Ban. Các ban dân vận quận ủy thường có từ 1 đến 3 phó trưởng ban. Phó ban phụ trách Thường trực điều hành cơng tác nội bộ của Ban, khối vận 11 phường và quy chế dân chủ cơ sở. Phó ban phụ trách hoạt động của MTTQ và các đồn thể quận, cơng tác dân vận chính quyền.

Các chuyên viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo sự phân cơng của Trưởng Ban. Các quận thường có từ 2 đến 5 chuyên viên ban dân vận.

Đặc biệt, đối với Ban dân vận do được Ban Thường vụ giao nhiệm vụ nắm tình hình hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp quận nên hàng quý, 6 tháng và năm Ban Dân vận Quận ủy họp định kỳ với Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Trưởng các đoàn thể quận và trưởng khối vận 11 phường để sơ kết cơng tác và triển khai chương trình cơng tác mới. Ngồi ra, khi có

yêu cầu nhiệm vụ đột xuất, Ban Dân vận Quận ủy triệu tập một số hoặc tất cả thành viên của Khối vận quận và Trưởng khối vận 11 phường để triển khai thực hiện.

Đối với Văn phòng Quận ủy:

Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Quận ủy về việc lãnh đạo, điều hành tồn diện các mặt cơng tác của Văn phịng; phụ trách cơng tác xây dựng Đảng, cơng tác cán bộ, cơng tác tài chính; theo dõi chương trình cơng tác của Quận ủy. Các văn phịng quận ủy thường có từ 1 đến 3 phó chánh văn phịng và thường phân cơng như sau:

Phó Chánh Văn phịng phụ trách cơng tác nghiên cứu tổng hợp và hành chính văn thư: Trực tiếp giúp việc đồng chí Phó Bí thư Thường trực Quận ủy.

Phụ trách công tác nghiên cứu – tổng hợp, văn thư – lưu trữ và quản trị mạng. Giúp Chánh văn phòng phối hợp hoạt động của các Phó Chánh Văn phịng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác năm của Văn phịng đã được Thường trực Quận ủy thông qua; được ủy quyền thay mặt Chánh Văn phịng giải quyết các cơng việc của cơ quan khi Chánh Văn phòng đi vắng; điều hành, thực hiện một số việc của văn phịng theo oha6n cơng của chánh văn phịng

Phó Chánh Văn phịng phụ trách công tác nội vụ, công tác an ninh nội chính: Trực tiếp giúp việc đồng chí Bí thư Quận ủy. Giúp Chánh Văn phòng

thực hiện một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nội chính.

Phó Chánh Văn phịng phụ trách cơng tác Tài chính – quản trị, hậu cần theo dõi cơng tác tài chính, kế tốn; cơng tác phịng chống tham nhũng,

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Văn phịng; trực tiếp chỉ đạo công tác Bảo vệ - PCCC; tổ lái xe; công tác hậu cần, phục vụ; Đảm bảo các chế độ, chính sách, điều kiện làm việc của cơ quan Quận ủy.

Về mối quan hệ cơng tác

Nhìn chung, các ban tham mưu quận ủy có các mối quan hệ công tác tương đối gần giống nhau như: quan hệ với cấp trên ngành dọc là các ban đảng, văn phòng Thành ủy; quan hệ với Ban Thường vụ, Thường trực quận ủy, quan hệ với các cơ quan ban ngành trong quận; quan hệ với chi, đảng bộ

cơ sở. Tùy vào sự khác nhau trong chức năng, nhiệm vụ của các ban tham mưu quận ủy mà từng ban lại có những mối quan hệ cơng tác đặc thù như: quan hệ công tác của Ban tuyên giáo với các đơn vị khối khoa giáo, văn hóa văn nghệ; quan hệ của ban dân vận quận ủy với khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp quận…… Đặc biệt, trong phạm vi nghiên cứu chất lượng các ban tham mưu quận ủy như là những bộ phận cấu thành của một chỉnh thể trong hoạt động của quận ủy thì mối quan hệ phối hợp lẫn nhau giữa các ban tham mưu quận ủy là rất quan trọng. Nội dung cụ thể của các mối quan hệ công tác như sau:

Đối với các ban đảng, Văn phòng Thành ủy:

Các Ban tham mưu Quận ủy chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra về công tác của các Ban Đảng Thành ủy; báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Dân vận Thành ủy về cơng tác dân vận hoặc những vấn đề cấp bách có liên quan đến cơng tác dân vận.

Đối với Ban Thường vụ và Thường trực Quận ủy:

Các ban tham mưu quận ủy chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ban Thường vụ và Thường trực Quận ủy và định kỳ, đột xuất theo yêu cầu báo cáo kết quả công tác cho Ban Thường vụ và Thường trực Quận ủy.

Một phần của tài liệu chất lượng các ban tham mưu quận ủy ở thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w