Quan niệm về chất lượng

Một phần của tài liệu chất lượng các ban tham mưu quận ủy ở thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 31)

Chất lượng hoạt động của một cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị là mối quan tâm hàng đầu của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) xác định: “Từng bước nâng cao chất lượng trước hết là chất lượng chính trị của mỗi tổ chức cũng như toàn hệ thống chính trị; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, cơ chế vận hành, lề lối làm việc; nâng cao chất lượng cán bộ; tăng cường kỷ luật, kỹ cương”, “Bộ máy của Đảng phải phù hợp với điều kiện của một đảng cầm quyền. Đảng cần có cơ quan tham mưu chuyên trách có chất lượng cao và tinh gọn” [15 tr.1].

Để đánh đúng chất lượng và đề xuất được phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng các ban tham mưu quận uỷ ở Thành phố Hồ Chí Minh cần có quan niệm đúng về chất lượng các ban tham mưu quận uỷ ở đây.

Chất lượng là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống, nhưng tuỳ theo góc độ xem xét mà người ta có định nghĩa khác nhau. Theo triết học duy vật biện chứng, chất là tính quy định bản chất của sự vật. Tính quy định đó giúp phân biệt sự việc này với sự việc khác. Chất lượng được xem xét

trong mối quan hệ biện chứng với số lượng, sự tác động biện chứng này tạo cho sự vật tồn tại, vận động, phát triển không ngừng.

Trong lĩnh vực kinh tế, chất lượng được quan niệm là tập hợp những tính chất của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn những yêu cầu định trước cho nó, trong điều kiện xác định về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Theo quan niệm thông thường, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc.

Dù mỗi lĩnh vực có liên quan khác nhau, phương pháp đánh giá khác nhau về chất lượng, nhưng đều có điểm chung, đó là: chất lượng của đối tượng đánh giá là tổng hợp các yếu tố liên quan đến bản chất đối tượng đó, làm nên tác dụng, giá trị của đối tượng. Nói đến chất lượng là phải nói tới 2 yếu tố: thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, tính chất (thuộc tính) tạo nên cái giá trị của một con người, một sự vật, hiện tượng; thứ hai, những phẩm chất đó đáp ứng đến đâu những yêu cầu đã đặt ra. Nói đến chất lượng là nói đến tốt hay xấu, đạt hay khơng đạt một chuẩn mực nào đó.

Theo Đại từ điển tiếng Việt: "Chất lượng" được hiểu là: "1- Cái làm nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật. 2- Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia…" [45, tr.331].

Theo Từ điển Triết học: "Chất lượng (chất) là tính quy định bản chất của sự vật, tính quy định những đặc điểm và tính cách vốn có của sự vật; do tính quy định đó, sự vật là sự vật như nó đang tồn tại chứ khơng phải là sự vật nào khác; tính quy định đó phân biệt sự vật ấy với sự vật khác" [42, tr.150-153].

Theo Từ điển bách khoa tiếng Việt: Chất lượng (theo định nghĩa triết học) được định nghĩa như sau: Phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại là một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát tồn bộ sự vật và khơng tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi

của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn tại ngồi tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng.

Như vậy khái niệm "chất lượng" hàm chứa trong nó tính chỉnh thể, tổ hợp các thuộc tính, cấu thành nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật. Trong một chừng mực nào đó khái niệm "chất lượng" đồng nghĩa với khái niệm cái đẹp, cái thật và cái văn hóa.

Khái niệm về chất lượng có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận. Muốn nhận thức một cách khoa học sự vật, hiện tượng, trước hết phải xác định tính quy định về bản chất của sự vật, hiện tượng, nghĩa là nêu rõ những đặc điểm vốn có của sự vật hiện tượng, những đặc điểm phân biệt những sự vật, hiện tượng này với những sự vật, hiện tượng khác. Chừng nào mà chưa xác định được chất lượng của sự vật thì khơng thể nêu lên quy luật phát triển của sự vật. Chất lượng của sự vật và hiện tượng khơng phải là vĩnh viễn, nó cũng biến hóa. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, vấn đề quá độ từ trạng thái chất lượng này sang trạng thái chất lượng khác, liên hệ mật thiết với vấn đề thay đổi về số lượng của các sự vật và q trình. Khơng có tính quy định về số lượng của sự vật thì khơng có chất của sự vật. Hai mặt chất và lượng của sự vật thống nhất với nhau.

Chất lượng luôn gắn liền với sự vật, hiện tượng, để nói lên thực chất của sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ, chất lượng của tổ chức đảng A, tổ chức đảng B; chất lượng công tác tổ chức, cán bộ; chất lượng công tác đảng viên; chất lượng công tác bảo vệ chính trị nội bộ đảng,...

Sau khi làm rõ khái niệm chất lượng, để đưa ra quan niệm về chất lượng một hoạt động nào đó, của một người hay một tập thể người, một tổ chức còn phải làm rõ quan niệm về hoạt động nào đó của tổ chức đó. Ví dụ, để đưa quan niệm về chất lượng công tác cán bộ cịn phải đưa ra quan niệm về cơng tác cán bộ gồm những vấn đề gì, những yếu tố nào tạo nên cơng tác cán bộ, chủ thể công tác cán bộ trong từng trường hợp cụ thể, từng địa phương, đơn vị.

Một phần của tài liệu chất lượng các ban tham mưu quận ủy ở thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w