Đặc điểm các ban tham mưu quận ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu chất lượng các ban tham mưu quận ủy ở thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 29)

phố Hồ Chí Minh

Cơ quan các ban tham mưu quận ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản có cơ cấu tổ chức, bộ máy giống nhau, gồm ban lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn trực tiếp làm cơng tác nghiệp vụ (khơng có các tổ chức trực thuộc ban). Lãnh đạo các ban gồm trưởng ban và 1 đến 3 phó trưởng ban. Cơ cấu thống nhất ở các quận là phân cơng đồng chí ủy viên ban thường vụ quận ủy làm trưởng ban và tùy theo đặc điểm từng quận thường có 1 đồng chí phó trưởng ban là quận ủy viên. Ban Tổ chức quận ủy thường có 3 đến 4 phó

trưởng ban: 1 phó trưởng ban thường trực, 1 phó trưởng ban phụ trách cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, 1 phó trưởng ban là bí thư đảng ủy khối doanh nghiệp ngồi quốc doanh và 1 phó trưởng ban cơ cấu là trưởng phịng nội vụ. Ủy ban Kiểm tra quận ủy thường có từ 2 đến 3 phó chủ nhiệm bao gồm 1 phó chủ nhiệm thường trực, 1 phó chủ nhiệm. Ban Tuyên giáo quận ủy cũng có từ 2 đến 3 phó trưởng ban bao gồm 1 phó trưởng ban Thường trực phụ trách cơng tác tun truyền, huấn học, khoa giáo, 1 phó trưởng ban phụ trách cơng tác nghiên cứu dư luận xã hội, lịch sử đảng, văn hóa văn nghệ (một số quận có có 1 phó trưởng ban kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận). Ban Dân vận quận ủy thường có từ 1 đến 2 phó trưởng ban bao gồm 1 phó trưởng ban thường trực điều hành công việc nội bộ, phụ trách khối vận 11 phường, quy chế dân chủ cơ sở; 1 phó trưởng ban phụ trách Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể cấp quận, cơng tác dân vận chính quyền. Riêng văn phịng quận ủy thì Chánh văn phịng là quận ủy viên, thường có 3 phó văn phịng phụ trách cơng tác nghiên cứu tổng hợp, hành chính văn thư, an ninh, nội chính; quản trị, hậu cầu.

Ban lãnh đạo của các ban đảng quận ủy và văn phòng quận ủy làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với cơ chế tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Lãnh đạo các ban, văn phòng trực tiếp chỉ đạo cán bộ của ban làm việc theo sự phân công trong ban lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ làm việc theo chế độ chuyên viên phụ trách mảng công việc được giao. Tổng số biên chế ở các cơ quan tham mưu quận ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh là 1041 người (phụ lục 11). Trung bình một cơ quan văn phịng quận ủy có từ 18 đến 25 người (Văn phịng Quận ủy quận 6 có số lượng người đơng nhất với 25 CBCC, Văn phịng Quận ủy Gị Vấp có số lượng ít nhất với 18 CBCC). Ban Tổ chức các quận ủy có số lượng trong khoảng từ 8 đến 16 người (Ban Tổ chức Quận ủy Bình Tân, Bình Thạnh có cố lượng đơng nhất với 16 CBCC; Ban Tổ chức Quận ủy Phú Nhuận có số lượng ít nhất với 8 CBCC). Ủy ban Kiểm tra các quận ủy có số lượng từ 3 đến 8 người (Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Quận 8 có số lượng đơng nhất với 8 CBCC; Ủy ban Kiểm tra Quận 11 có số lượng ít nhất

với 3 CBCC). Ban Tuyên giáo các quận ủy có số lượng từ 3 đến 7 người (Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 5 có số lượng đơng nhất với 7 CBCC; Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 4 có số lượng ít nhất với 3 CBCC). Ban Dân vận các quận ủy có số lượng từ 4 đến 6 người (Ban dân vận Quận 1,5,6,9,10, Bình Thạnh có số lượng 6 CBCC; Ban Dân vận Quận 2,4,7,11,12, Phú Nhuận, Tân Phú có 4 CBCC). Như vậy, số lượng cán bộ ở các ban tham mưu và văn phịng quận ủy là khơng đồng đều, có nơi cao, nơi thấp. Văn Phịng các quận ủy có số lượng người đơng nhất, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận và Ủy ban Kiểm tra thường có số lượng người ít nhất. Trong cùng một ngành thì số lượng chênh lệch giữa các ban, văn phòng các quận thường từ 2 đến 7 người, ngành tồ chức có lượng chênh lệch giữa các quận lớn nhất với số lượng chênh lệch lên tới 8 người. Ngành dân vận có số lượng chệch lệch giữa các quận ít nhất với 2 người.

Biên chế các cơ quan các ban tham mưu quận ủy được giao từ nguồn biên chế Trung ương phân bổ. Căn cứ vào vào tổng chỉ tiêu biên chế khối đảng, mặt trận, đoàn thể do Ban tổ chức Trung ương phân bổ cho thành phố, Ban tổ chức Thành ủy nghiên cứu, xem xét đặc điểm của từng quận để giao lại biên chế chung khối đảng, mặt trận, đồn thể cho các quận đảng bộ, sau đó ban thường vụ quận ủy các quận chủ động phân bổ lại cho từng cơ quan thuộc khối đảng, mặt trận, đồn thể cấp mình. Do đó có thể thấy do nhu cầu và sự phân bổ của ban thường vụ quận ủy các quận khác nhau, nên biên chế ở các cơ quan tham mưu quận ủy cũng khác nhau.

Để đánh giá đúng chất lượng và có giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng các các ban tham mưu quận ủy ở Thành phố Hồ Chí Minh, cần lưu ý một số đặc điểm:

Thành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố lớn, dân số rất đơng và có nhiều đảng viên. Các đảng bộ quận hoạt động trên địa bàn phức tạp, khó khăn và có số đảng bộ, chi bộ cơ sở lớn; phần lớn trên 50 TCCSĐ, có nhiều quận trên 60 TCCSĐ, cá biệt có quận có trên 80 TCCSĐ [Phụ lục số 1].

Nhiệm vụ xây dựng Đảng ở các đảng bộ quận của Thành phố Hồ Chí Minh khá nặng nề được tiến hành trong không gian rộng lớn, đa dạng, trong

điều kiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, nguồn vốn thu hút đầu tư ngày càng lớn với các khu công nghiệp hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng lên hàng năm; q trình đơ thị hóa ở một số quận mới như quận 2, quận 9, Thủ Đức, Quận 7, Bình Tân, Tân Phú, tân bình…diễn ra với tốc độ nhanh; cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã đạt được những kết quả quan trọng, song cũng còn nhiều vấn đề bức xúc, phức tạp phải giải quyết.

Thành ủy và các quận ủy luôn quan tâm đến công tác xây dựng đảng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ban tham mưu quận ủy hoàn thành nhiệm vụ cả về kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và điều kiện làm việc, cũng như quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần. Các ban và các thành viên trong từng ban ln tích cực hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu chất lượng các ban tham mưu quận ủy ở thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w