5. Kết cấu luận văn
2.4.2 So sánh một số chỉ tiêu với các ngân hàng khác
2.4.2.1 Năm 2008
Bảng 2.5: So sánh một vài chỉ tiêu với ngân hàng khác năm 2008
Năm 2008 ACB Sacombank Eximbank Đông Á
Tổng tài sản (tỷ đồng) 119,000 70,000 48,000 36,000 Huy động vốn (tỷ đồng) 78,000 53,000 31,000 23,000 Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 35,000 33,000 21,000 23,000
Lợi nhuận (tỷ đồng) 1,000 820 782 340
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 5,805 5,116 4,249 1,600
Điểm giao dịch 157 240 76 135
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng cơng bố trên internet
Nhìn vào bảng thống kê trên cho thấy, mặc dù là một ngân hàng cĩ vốn điều lệ khá cao và gần bằng các ngân hàng khác nhưng chính sự chênh lệch quá lớn về số điểm giao dịch đã ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu khác đặc biệt là các chỉ tiêu dư nợ cho vay và chỉ tiêu huy động vốn.
2.4.2.2 Năm 2009
Bảng 2.6: So sánh một vài chỉ tiêu với ngân hàng khác năm 2009
Năm 2009 ACB Sacombank Eximbank Đông Á
Tổng tài sản (tỷ đồng) 168,000 98,458 63,300 42,250 Huy động vốn (tỷ đồng) 109,000 86,440 45,300 35,970 Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 62,000 55,347 34,000 34,000 Lợi nhuận (tỷ đồng) 2,800 2,021 1,500 780 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 7,814 6,700 8,800 3,400
Điểm giao dịch 237 250 100 140
Năm 2009, tổng số điểm giao dịch của Eximbank là 100 điểm tăng 24 điểm giao dịch so với năm 2008, tốc độ tăng là 130% nhưng nĩ đã giúp cho tổng tài sản tăng 131%, huy động vốn tăng 146%, dư nợ tín dụng tăng 162% so với năm 2008, đều này một lần nữa cho thấy vai trị của hệ thống kênh phân phối mà cụ thể ở đây là số lượng điểm giao dịch của ngân hàng.
2.4.2.3 Năm 2010
Bảng 2.7: So sánh một vài chỉ tiêu với ngân hàng khác năm 2010
Năm 2010 ACB Sacombank Eximbank Đông Á
Tổng tài sản (tỷ đồng) 205,103 141,779 131,111 60,000 Huy động vốn (tỷ đồng) 137,881 126,203 79,005 50,000 Dư nợ cho vay (tỷ đồng) 87,195 77,486 62,346 43,000 Lợi nhuận (tỷ đồng) 3,102 2,426 2,378 1,100 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 9,377 9,179 10,560 6,000
Điểm giao dịch 280 310 183 244
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng cơng bố trên internet
Thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng hệ thống kênh phân phối, năm 2010 chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm 83 điểm tương đương 183% làm cho tổng tài sản tăng lên 208%, huy động tăng 175%, dư nợ tín dụng tăng 183% đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận tăng 158% so với năm 2009.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam nĩi chung và tại Eximbank nĩi riêng phụ thuộc chủ yếu vào hai mảng chính là mảng huy động vốn và mảng tín dụng (trong đĩ chủ yếu là cho vay), trong đĩ hoạt động tín dụng đĩng gĩp gần 80% trên tổng lợi nhuận tại Eximbank. Tuy nhiên, cũng cần hết sức quan tâm đến chỉ tiêu nợ quá hạn, vì chỉ tiêu này phản ảnh chất lượng tín dụng, khi chất lượng tín dụng khơng tốt tức phát sinh các khoản nợ từ nhĩm 2 đến nhĩm 5, đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro (theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN).
Hoạt động kinh doanh của Eximbank từ năm 2005 đến năm 2010 nhìn chung, đều tăng và tốc độ tăng tương đối cao, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận [Bảng
2.4]. Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác như ACB, Sacombank, Đơng Á thì hiệu quả hoạt động của Eximbank vẫn chưa tận dụng tốt những gì mình đang cĩ. Điều này, xuất phát từ nguyên nhân chính là cơng tác marketing tại Eximbank chưa được chú trọng một cách đúng mức, đặc biệt là cơng tác phát triển, mở rộng mạng lưới – điểm giao dịch và cơng tác truyền thơng. Năm 2008, số điểm giao dịch của Eximbank là 76, trong khi đĩ ACB là 157, Sacombank là 240 và Đơng Á là 135. Đến năm 2010, số điểm giao dịch của Eximbank là 183, ACB là 280, Sacombank là 310 và Đơng Á là 244. Như vậy, tốc độ phát triển mạng lưới chi nhánh – điểm giao dịch của Eximbank tăng trưởng rất chậm so với nguồn vốn điều lệ năm 2010 là 10.560 tỷ đồng (cao nhất so với 03 ngân hàng cịn lại là ACB, Sacombank và Đơng Á). Việc phát triển mạng lưới chậm làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh và cơ hội chiếm lĩnh thị phần hoạt động. Bên cạnh đĩ, cịn ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu Eximbank của khách hàng khá kém so với ACB và Sacombank.
Định hướng phát triển của Eximbank trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động tài trợ thương mại, đa dạng hĩa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển nhanh mảng hoạt động ngân hàng bán lẻ, cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng cá nhân một cách hiệu quả và linh hoạt nhất. Với mục tiêu chiến
lược như thế, việc làm thế nào để chuyển tải các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất là vấn đề mà Eximbank cần nghiên cứu triển khai trong thời gian tới.