CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
1.2.3.3. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là biểu hiện bằng tiền tất cả các tài sản doanh nghiệp nhằm để tổ chức thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có tiền có vốn thì doanh nghiệp mới có thể mua đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đầu tư nguồn nhân lực, mua nguyên vật liệu…
Với khả năng tài chính dồi dào, doanh nghiệp có thể tham gia thực hiện nhiều cơng trình khác nhau, có nhiều cơ hội để đầu tư trang thiết bị thi công nhằm đáp ứng kịp thời quy trình cơng nghệ hiện đại. Đồng thời sẽ tạo được niềm tin đối với các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp vật tư hàng hố. Năng lực về tài chính mạnh tác dụng tích cực đến q trình q trình đấu thầu, giao nhận các dự án xây dựng: thứ nhất, nó giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện giới hạn về vốn; thứ hai, nó tạo niềm tin nơi chủ đầu tư về khả năng quản lý hiệu quả đồng vốn được giao; thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yếu tố quyết định đến khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngồi cho q trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, địi hỏi doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch để huy động được vốn để ngày càng mở rộng quá trình hoạt động sản xuất. Khả năng huy động vốn tốt sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh một cách kịp thời, là một lợi thế trong việc nắm bắt thông tin, nhận biết cơ hội kinh doanh và biến các cơ hội đó thành lợi thế của mình từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản sau đây:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn.
- Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = Số ngày trong năm x khoản phải thu/ Doanh số tín dụng.
- Chu kỳ chuyển hố tồn kho (ngày) = Số ngày trong năm x Tồn kho bình quân/ Chi phí hàng bán.
- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ = Tổng nợ/Vốn CSH.
- Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (%) D/A = Tổng nợ/Tổng tài sản. - Thu nhập trên đầu tư ROA (%) = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. - Thu nhập trên vốn chủ ROE (%) = Lợi nhuận rịng/ Vốn CSH.
1.2.3.4. Uy tín - Kinh nghiệm thi cơng
Đây cũng là một trong những chỉ tiêu xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu như các chủ đầu tư khi phát hành hồ sơ mời thầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này. Nó là yếu tố quyết định do đây là điều kiện đầu tiên phải thỏa mãn thì doanh nghiệp mới có cơ hội được tham gia đấu thầu các dự án. Và đặc điểm của yếu tố này là để có được uy tín – kinh nghiệm thi cơng là doanh nghiệp phải từng bước xây dựng và tích lũy trong suốt q trình hoạt động lâu dài của mình chứ khơng phải muốn là có ngay được.
Tiêu chuẩn uy tín – kinh nghiệm được thể hiện năng lực hiện có của nhà thầu trên các mặt: Thứ nhất, kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật tương tự, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. Ví dụ doanh nghiệp có thi cơng cơng trình nào có u cầu kỹ thuật và qui mơ về vốn tương tự chưa? Có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đường, thủy lợi, thuỷ điện,.. hay kinh nghiệm thi công ở miền núi, đồng bằng, nơi có địa chất phức tạp tương tự hay chưa? Thứ hai, số lượng và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên trực tiếp thực hiện dự án có đảm bảo được năng lực về mặt con người để thực hiện dự án hay không? Doanh nghiệp nếu không vượt qua được các yêu cầu về mặt uy tín – kinh nghiệm thi cơng của chủ đầu tư thì cho dù có được giá thầu thấp cũng không được xem xét.
1.2.3.5. Năng lực máy móc thiết bị thi cơng
Mục tiêu của cạnh tranh là khẳng định mình và giành chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đổi mới thiết bị, công nghệ tạo điều kiện cho đổi mới sản phẩm, tối đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo nền tảng xây dựng cũng như duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong ngành xây dựng, máy móc thiết bị là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp, nó đại diện cho trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mức độ hiện đại hố máy móc, thiết bị thi công được chủ đầu tư đánh giá cao bởi nó liên quan rất nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công.
Tuy nhiên để có được năng lực về máy móc, thiết bị thi cơng thì doanh nghiệp có đủ năng lực về tài chính mới có thể đầu tư, nhưng đầu tư thế nào cho hiệu quả lại phụ thuộc vào khả năng quản lý của các nhà lãnh đạo.
1.2.3.6. Marketing
Mơ hình chuỗi giá trị của Michael Porter đã khẳng định, ở bất cứ một doanh nghiệp nào thì Marketing cũng góp một phần quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đó. Sức mạnh cạnh tranh được tạo ra bởi Marketing hết sức to lớn.
Đối với hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng không giống các ngành khác trong do không thể tách rời sản phẩm với quá trình sản xuất ra sản phẩm nên marketing trong ngành xây dựng cũng có nhiều điểm khác biệt. Marketing xây dựng là marketing trực tiếp với khách hàng, tức là nhằm vào từng chủ đầu tư cụ thể vì sản phẩm xây dựng chỉ được sản xuất khi có người mua xác định. Mục tiêu quan trọng của marketing trong doanh nghiệp xây dựng là tìm ra nhiều hợp đồng, dự thầu và thắng thầu nhiều hơn từ đó tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Các hoạt động marketing của doanh nghiệp xây dựng bao gồm: điều tra, khảo sát nhu cầu về loại hình xây dựng cụ thể, nghiên cứu chủ đầu tư, đối thủ cạnh tranh, đấu thầu, kí kết hợp đồng xây dựng, thiết kế tổ chức thi cơng, bàn giao đưa
cơng trình vào sử dụng. Do chủ đầu tư khi mua sản phẩm xây dựng là chưa nhìn được sản phẩm nên marketing phải có nhiệm vụ thuyết phục chủ đầu tư thấy được rằng giá cả đưa ra là hợp lý, biện pháp thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ. Và sau khi ký kết hợp đồng, marketing có nhiệm vụ lựa chọn và thực hiện phương thức thanh quyết tốn bàn giao cơng trình sao cho hiệu quả nhất.
Do đặc thù của ngành xây dựng là không chỉ đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng mua mà thông qua Marketing công ty sẽ gây dựng được uy tín của mình trên thị trường xây dựng, tạo được lịng tin, sự ưa thích nơi khách hàng khiến cho khách hàng tìm đến và yêu cầu sản xuất sản phẩm cần thiết. Do vậy, marketing là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp xây dựng.
1.2.3.7. Hoạt động đấu thầu
Hoạt động đầu thầu trong một doanh nghiệp ngành xây dựng là không thể thiếu, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng đều quan tâm đến việc đầu tư cho hoạt động đấu thầu. Nếu hoạt động đấu thầu được chuẩn bị kỹ lưỡng, triển khai thực hiện tốt thì cơng ty mới có thể thắng thầu và khẳng định được uy tín của mình trên thị trường
Đối với những dự án, cơng trình có quy mơ lớn, những yêu cầu kỹ thuật đôi khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì để có thể tham gia đấu thầu và tăng khả năng trúng thầu các doanh nghiệp thường liên doanh - liên kết với nhau nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, tài chính và thiết bị máy móc, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất đối với những dự án mới và dự án lớn, chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ có tầm cỡ và đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp học hỏi, bồi dưỡng thêm kỹ năng cho chính đội ngũ nhân lực của mình và tích lũy kinh nghiệm cho doanh nghiệp.
1.2.3.8. Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ
Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO): “Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với yêu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”. Chất lượng sẽ tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách hàng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng giúp doanh nghiệp tăng uy tín, hình ảnh và danh tiếng nhờ đó nó tác động rất lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Do vậy, quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển bền vững.
Trong chuỗi giá trị của Porter, ngoài chất lượng sản phẩm, vai trò của dịch vụ cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ sẽ tạo ra được sự nổi bật, ưu thế riêng và phong cách riêng so với các đối thủ khác nhằm giữ khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới.
Vì thế đối với các doanh nghiệp xây dựng, bên cạnh vấn đề đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, thể hiện ở mức độ chuyên nghiệp trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp xây dựng còn phải đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ kèm theo nhằm tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh.
Tóm lại, mục đích chính của phân tích ảnh hưởng của các yếu mơi trường bên trong và bên ngoài là nhận diện các nguồn tiềm năng đang có tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Thơng qua phân tích ma trận SWOT tiến hành phân tích chi tiết xem yếu tố nào là điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp gặp phải, các yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng thế nào đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó để nhằm đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên lợi thế cạnh tranh bằng chi phí thấp, khác biệt hóa hay cả hai vừa chi phí thấp vừa khác biệt hóa.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực của doanh nghiệp
Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp khác nhau theo từng ngành nghề kinh doanh. Theo kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia
và nghiên cứu dữ liệu thực tế thì thường căn cứ và các tiêu chí cơ bản sau đây để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành xây dựng:
1.2.4.1. Giá
Đây là tiêu chí quan trọng, nó quyết định việc doanh nghiệp có nhận được dự án hay không. Nếu xây dựng được mức giá tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức giá đưa ra liên quan đến rất nhiều yếu tố như trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp, kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, năng lực tài chính của doanh nghiệp,... Việc xác định giá để đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất. Vì vậy, để giá thầu có ưu thế cạnh tranh thì địi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách giá linh hoạt dựa trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm, địa điểm của dự án, các phong tục tập quán của địa phương có dự án thi cơng,....
1.2.4.2. Chất lƣợng cơng trình
Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng cơng trình là vấn đề sống cịn đối với doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng cơng trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó được thể hiện trên các mặt: Nếu chất lượng cơng trình tốt sẽ góp phần tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Khi chất lượng cơng trình được nâng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu, lợi nhuận tăng theo, đời sống của cơng nhân viên được nâng lên, kích thích mọi người làm việc nhiều hơn.
1.2.4.3. Tiến độ thi công
Trong lĩnh vực xây dựng, tiến độ thi công thể hiện những cam kết của doanh nghiệp về các mặt chất lượng, an toàn lao động, thời hạn bàn giao cơng trình. Tiến độ thi cơng giúp chủ đầu tư đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên các mặt như trình độ quản lý, kỹ thuật thi cơng, năng lực máy móc thiết bị, nhân lực
1.2.4.4. Năng lực tài chính
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Trong ngành xây dựng, do chu kỳ sản phẩm (các cơng trình xây dựng) thường kéo dài và nhu cầu về vốn rất lớn. Hơn nữa trước khi tiến hành thực hiện dự án hoặc tham gia đấu thầu các dự án, doanh nghiệp phải nộp trước một khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ứng trước vốn cho thi cơng, chưa kể đến là doanh nghiệp cịn phải tham gia thực hiện hoặc đấu thầu nhiều dự án cùng lúc. Do đó, vấn đề tài chính giữ vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.4.5. Máy móc thiết bị, cơng nghệ thi cơng
Đối với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó là thước đo trình độ kỹ thuật, là thể hiện năng lực hiện có đồng thời là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu. Trong quá trình đánh giá năng lực của doanh nghiệp, về máy móc thiết bị được chủ đầu tư xem xét rất kỹ, bởi vì nó có tác động rất lớn đến chất lượng và tiến độ thi công.
1.2.4.6. Trình độ của đội ngũ lãnh đạo và mơ hình tổ chức của doanh nghiệp
Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho cơng việc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định của đội ngũ lãnh đạo.
1.2.4.7. Mơ hình tổ chức của doanh nghiệp
Mơ hình tổ chức phù hợp, hiệu quả, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được bằng chi phí thấp mà vẫn
thu được lợi nhuận cao. Doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ lao động dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình, gắn bó với doanh nghiệp kết hợp mơ hình tổ chức hợp lý là yếu tố mạnh giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh