CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1. Giới thiệu về công ty
2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại Hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại Hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Cơng ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm sốt của Cơng ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Cơng ty có tồn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đơng. Hội đồng quản trị có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra.
Ban kiểm sốt là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban Kiểm sốt do Đại Hội đồng cổ đơng bầu ra và thay mặt Đại Hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp Đại Hội đồng cổ đơng. Ban Kiểm sốt có 03 thành viên với nhiệm kỳ là 05 năm.
Ban Giám đốc của Công ty do Hội Đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông thông qua. Ban Giám đốc gồm có 03 thành viên, trong đó 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
Hoạt động của các bộ phận phòng ban chức năng được phân theo từng cấp và chịu sự quản lý của Ban giám đốc theo sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện trong Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 như sau:
Ghi chú:
: Quan hệ điều hành : Quan hệ giám sát : Quan hệ phối hợp
Nguồn: Trang web của Công ty CP xây dựng và phát triển đơ thị Tây Ninh
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Cty CP xây dựng và phát triển đô thị Tây Ninh
Phòng Tư vấn giám sát - QLDA Phòng Nhân sự - tiền lương Phịng Hành chính - Pháp chế Phòng Kỹ thuật Phòng kinh doanh Xưởng Thiết kế Đại Hội đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
Giám đốc
Ban Kiểm sốt
PGĐ Tài Chính PGĐ Kỹ thuật Phịng Kế tốn Đội thi cơng
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của TANIDECO 2.2.1. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh
2.2.1.1. Yếu tố kinh tế
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố mới nhất cho năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 chậm lại do nhiều yếu tố, trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thối, lãi suất tăng cao và hoạt động sản xuất ngưng trệ. Bước sang năm 2012, tình hình kinh tế có dấu hiệu suy thối khi mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, tăng trưởng kinh tế quí I/2012 của Việt Nam chỉ đạt 4%, thấp hơn so với mức tăng quý IV/2011 là 6,1% và mức tăng 5,57% trong quý I/2011. Mức tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vẫn có tỷ trọng đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế, nhưng trong quý I/2012 chỉ đạt mức 2,94%, rất thấp so với mức tăng quý I/2012 là 5,71%. Điều này cho thấy lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ.
Lãi suất tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ để phục vụ sản xuất. Trần lãi suất huy động được Ngân hàng nhà nước (NHNN) rút xuống còn 9% từ ngày 11/6/2012, theo đó NHNN cam kết lãi suất cho vay đối với khối ngành sản xuất sẽ dao động từ 13 – 14%. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được vốn chưa nhiều và lãi suất cho vay phổ biến vẫn dao động trong khoảng từ 15 - 16%. Đây vẫn là mức quá cao so với khả năng của các doanh nghiệp.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, các mặt hàng nhiên liệu chiến lược là xăng, gas, điện đã tăng nhiều lần, gây ra áp lực tăng giá hàng hóa cao đặc biệt là các nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian dài đầu tư xây dựng phát triển với tốc độ cao, nhu cầu xây dựng lớn nhưng do khủng hoảng và suy thoái kinh tế đã tác động không nhỏ đến ngành xây dựng. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho giá vật liệu xây dựng chủ yếu
như xi măng, thép, nhựa,… biến động quá lớn, có những loại vật liệu trượt giá đến hơn 100%, các doanh nghiệp xây dựng khơng phá sản thì cũng bị thua lỗ nặng do tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu đầu vào chiếm từ 60% - 80% giá thành xây dựng, các mức tăng giá nguyên vật liệu đầu vào đã ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng. Các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức lớn như thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng kéo dài, một số cơng trình nhà ở Công ty đầu tư xây dựng không bán được; tình trạng thiếu vốn trầm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển do phần lớn doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn để tiếp cận tín dụng ưu đãi hoặc không dám vay vì mặt bằng lãi suất ngân hàng vẫn cao so với năng lực tài chính...
Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh trong những năm gần đây đã có những bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2005 – 2010 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng GDP bình quân chung của cả nước trong cùng giai đoạn. Tuy nhiên do xuất phát điểm của Tây Ninh không cao nên dù tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm qua nhưng thu nhập bình quân đầu người năm 2010 chỉ đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng, còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (ước đạt 2,7 triệu đồng/người/tháng).
2.2.1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật
Chính trị Việt Nam ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi của Nhà nước đã hình thành hàng loạt khu cơng nghiệp, khu chế xuất, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm. Các hiệp định được ký kết giữa Nhà nước với các tổ chức Quốc tế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng mở mang thêm nhiều cơ hội về liên doanh, liên kết để tiếp cận các công nghệ tiên tiến trong mọi lĩnh vực. Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện và phát huy tác dụng như Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật đấu thầu, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật,… góp phần tạo nên mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
xây dựng trong nước cũng có những chuyển biến lớn, với mơi trường xây dựng lành mạnh, minh bạch, an tồn vì vậy đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngày càng lớn. Sản phẩm làm ra ngày càng có độ tinh tế, thẩm mỹ và chất lượng cao, đạt được lợi ích cho xã hội và doanh nghiệp.
Mặc dù chính sách chung của Chính phủ vẫn là ưu tiên phát triển hạ tầng do cơ sở hạ tầng Việt Nam còn rất yếu kém mặc dù có định hướng chung là cắt giảm đầu tư công, khoản chi cho đầu tư phát triển là khoản chi lớn thứ 2 ngân sách hàng năm sau khoản chi thường xuyên. Nhưng năm 2011, các doanh nghiệp xây dựng vừa phải đối mặt với khó khăn là giá cả các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng cao, vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Theo tinh thần của Nghị quyết là cắt giảm đầu tư công, theo số liệu tổng kết từ Tổng cục thống kê các cấp, các ngành đã thực hiện cắt giảm và điều chuyển 81,5 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển khu vực Nhà nước. Nhiều dự án gồm cả loại sử dụng vốn ngân sách đang thực hiện bị đình hỗn, giãn tiến độ đã khiến doanh nghiệp ngành xây dựng chao đảo.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong năm 2012 Chính phủ đã đưa ra các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản như: gia hạn thời gian nộp thuế VAT, bổ sung các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng vào nhóm các doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ của Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó có các giải pháp gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với một số doanh nghiệp.
2.2.1.3. Yếu tố dân số
Theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011, dân số Việt Nam là 87.610.947 người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Việt
tuổi), chiếm 69%, đang ở thời kỳ “dân số vàng”: bình quân hai người lao động nuôi một người phụ thuộc. Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020.
Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2011, lao động trong độ tuổi là 680.000 người, chiếm 64,56% dân số, cơ cấu nguồn nhân lực của Tây Ninh thuộc vào loại trẻ so với các tỉnh trong vùng và so với cả nước, tuy nhiên trình độ chun mơn cịn thấp so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Với một nền dân số trẻ, dồi dào, chất lượng nhân công ngành xây dựng ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốc độ phát triển của ngành. Tuy nhiên, Tây Ninh nằm trong khu vực Đơng Nam Bộ, khu vực có mức độ đơ thị hóa cao nhất, do vậy, thị trường lao động mở rộng, nhưng Tây Ninh lại còn tương đối kém phát triển hơn các tỉnh khác nên Tây Ninh đang đối diện với sức ép cạnh tranh nguồn lao động từ phía các địa phương khác như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… do mức thu nhập trung bình ở các địa phương ấy tương đối cao hơn và các điều kiện sinh hoạt khác tốt hơn ở Tây Ninh. Rõ ràng bài toán nhân lực đối với các doanh nghiệp của Tây Ninh đang trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Do đó, nếu như doanh nghiệp nào thu hút, sở hữu được đội ngũ lao động lành nghề được xem như là một thế mạnh đáng kể.
2.2.1.4. Yếu tố công nghệ
Yếu tố cơng nghệ trở thành yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ thi cơng, máy móc thiết bị và ngun vật liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến ba yếu tố cơ bản đó là giá bán, chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công, tạo sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp so với đối thủ. Đây chính là lý do các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào yếu tố công nghệ trong thời gian tới.
Đối với lĩnh vực xây dựng dân dựng, các tiến bộ công nghệ tiêu biểu đang được áp dụng trên thế giới hiện nay có thể kể đến là:
Về máy móc thiết bị, cơng nghệ mới đã phát minh ra nhiều máy móc thiết bị hiện đại giúp tiết kiệm rất nhiều sức lao động của con người, đẩy nhanh được tiến độ thi công, tiêu biểu như sau:
Cần trục tháp hay còn gọi là cần cẩu tháp (gọi tắt là cần cẩu) giữ vị trí số một trong các thiết bị nâng dùng trong xây dựng. Cần trục tháp là thiết bị nâng chủ yếu dùng để vận chuyển vật liệu và láp ráp trong các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng cơng nghiệp, …Trong xây dựng người ta thường sử dụng cần trục tháp có tải trọng nặng từ 3-10 tấn, tầm với 25m, chiều cao nâng đến 50m. Trong khi nếu sử dụng công cụ nâng thô sơ do con người thực hiện nếu khơng dùng tời thì chỉ dưới 100kg, nếu dùng tời nâng quay tay thì chỉ khoảng 1 tấn, tời nâng cáp điện thì trung bình chỉ nâng được từ 100kg cho đến 5 tấn với tốc độ chậm hơn nhiều so với cần cẩu tháp. Phần lớn các doanh nghiệp lớn ở nước ta cũng đã sở hữu được thiết bị này, nhưng các doanh nghiệp ở Tây Ninh thì chưa có doanh nghiệp nào có.
Máy xúc gầu nghịch được các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài hoặc các tập đoàn xây dựng lớn dùng phổ biến trong xây dựng. Máy xúc gầu nghịch thường dùng để đào các hố móng sâu hơn vị trí nền đất tự nhiên, máy làm việc hiệu quả khi đứng một chỗ đào đất đổ đống trên bờ hay đổ lên phương tiện vận chuyển phổ thơng là ơ tơ tải. Tuy khối tích gầu đào phân bố trong rải giá trị nhỏ, hơn nhiều máy xúc gầu thuận, nhưng máy xúc gầu nghịch lại có thể làm việc đa năng hơn máy đào gầu thuận, máy có thể làm việc trên mọi địa hình. Khi gặp sự cố như mất thăng bằng, lật máy xuống hố đào hay sa lầy, thì có thể dùng cần gầu đào làm chân trụ chống đỡ để tự thân máy giải cứu cho máy.
Về công nghệ thi công đã được các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu là đẩy nhanh tiến độ thi công so với các doanh nghiệp Việt Nam có thể kể đến là:
Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng công nghệ cố kết chân không: Đất yếu là nguyên nhân gây sụt lún cơng trình, có thể xử lý bằng cách triệt tiêu lún cố kết và tăng cường độ của đất nền thông qua các giải pháp về móng cơng trình hoặc giải pháp gia tải thông thường, gia tải chân không. Bốn đặc điểm vượt trội của công
nghệ cố kết chân không so với các phương pháp thơng thường đó là: tốc độ nhanh, thời gian thi cơng ngắn; chi phí thi cơng chỉ bằng 30 - 50%; có thể kiểm sốt được chất lượng căn cứ vào các điều kiện địa chất khác nhau để thiết kế nên các thông số thi công phù hợp; thi công đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở Việt Nam hiện cơng trình nhà máy Khí - Điện Cà Mau đã sử dụng cơng nghệ này, do nhà thầu Trung Quốc thi cơng.
Gia cố nền móng bằng phương pháp TOP-BASE: Trong những năm gần đây, Top-base, một công nghệ nền móng mới đã được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc ứng dụng thành công. Những kết quả đo lường cho thấy khi công nghệ top-base cho phép giảm kết cấu móng chỉ cịn 1/10-1/2 (hoặc hơn nữa) và tăng khả năng chịu lực của đất nền từ 50% đến 200% (hoặc hơn nữa) so với nền đất chưa gia cố. Khi áp dụng chúng ta sẽ giảm được chi phí móng cơng trình chỉ bằng 60-70% so với móng cọc và thời gian thi cơng rút ngắn bằng ½ thời gian thi cơng móng cọc đồng thời chất lượng cơng trình được nâng lên, đảm bảo an tồn cho tải trọng đặt trên nền đất yếu, làm tăng khả năng chịu tải của nền và móng, giảm được độ lún