CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.3.5. Các giải pháp kết hợp khác:
3.3.5.1. Giữ gìn và phát triển thƣơng hiệu
Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngành này là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như các ngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thương hiệu, chất lượng của của những cơng trình đã thi cơng để khách hàng xem xét và tìm đến yêu cầu sản xuất sản phẩm. Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu. Thành tích và thương hiệu của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao. Do đó trước khi đấu thầu hoặc xin được chỉ định thầu, Công ty cần phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị để tạo ra hình ảnh tốt đẹp, giúp Cơng ty mở rộng và khẳng định phạm vi ảnh hưởng của mình đến sự lựa chọn của các chủ đầu tư, từ đó nâng cao mức độ tin cậy của chủ đầu tư với doanh nghiệp và mục đích sau cùng là góp phần vào việc nâng cao khả năng trúng thầu. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu có ý nghĩa rất lớn, là điều kiện rất quan trọng để doanh nghiệp xây dựng và phát triển.
Doanh nghiệp có thương hiệu thường có truyền thống giữ gìn và phát triển thương hiệu của mình, ln ln giữ chữ tín với khách hàng, khơng chỉ trong quá trình xây dựng mà cịn cả trong giai đoạn bảo hành vả sử dụng. Mặc dù đã hoạt động 27 năm nhưng thương hiệu của Công ty CP đầu tư và xây dựng Tây Ninh vẫn chưa được biết đến nhiều. Do vậy, Cơng ty cần có kế hoạch để phát triển thương hiệu giúp nâng cao hình ảnh, chất lượng của Cơng ty. Cơng ty nên tập trung nâng cao hình ảnh chất lượng sản phẩm, mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động, bổ sung thông tin trên trang web hiện tại của Cơng ty về các hình ảnh, sản phẩm đa dạng hơn, có cơ sở dữ liệu về Cơng ty một cách đầy đủ và khoa học hơn.
Quảng cáo cũng là một cơng cụ để cạnh tranh vì nó giúp cho nhiều người biết đến công ty xây dựng của mình hơn nhất là đối với những cơng ty mới thành lập. Cơng ty có thể chọn nhiều hình thức quảng cáo: qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi…; qua internet; qua phát tờ rơi, áp phích… Mỗi hình thức đều đem lại những khách hàng tiềm năng cho Công ty. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp
xây dựng đã quan tâm đến cơng cụ này hơn vì hiệu quả của nó là khơng nhỏ. Dù tốn thêm một khoảng chi phí quảng cáo nhưng Công ty quảng bá được nhiều về bản thân, về các cơng trình xây dựng, các lĩnh vực ngành nghề, đi vào đời sống của người dân.
Tiến hành các hoạt động xã hội như tham gia hỗ trợ, ủng hộ địa phương xây dựng một số cơng trình dân sinh, tham gia cứu trợ nhân đạo và hoạt động tình nghĩa...nhằm quảng bá hình ảnh của Cơng ty, cũng là một biện pháp hỗ trợ nhằm tạo lập các mối quan hệ tin cậy với các cơ quan hữu quan, cơ quan quản lý, chủ đầu tư cơng trình.
Tổ chức hệ thống tiếp thị rộng rãi theo khu vực địa lý để có thể dự thầu các cơng trình vừa và nhỏ chứ khơng chỉ tập trung vào các sản phẩm cơng trình lớn, chú ý các cơng trình cơng nghiệp, đang có tiềm năng phát triển với số lượng lớn tại tỉnh Tây Ninh và các tỉnh lân cận, đặc biệt là tỉnh Long An.
Công ty cần tham gia các hội chợ triển lãm của Bộ, ngành, địa phương để tiếp cận, làm tăng thêm nhiều mối quan hệ trong công ty với các nhà cung cấp và chủ đầu tư. Đặc biệt mở rộng quan hệ của Cơng ty với các cấp có thẩm quyền, tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, đồng thời thắt chặt quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương nhằm nhận được sự giúp đỡ trong q trình thi cơng.
3.3.5.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm
Chất lượng cơng trình xây dựng, chất lượng thiết bị, vật liệu xây dựng là đòi hỏi số một của bất kỳ khách hàng nào. Vì vậy Cơng ty cần phải thực hiện đồng thời nhiều yêu cầu như sau:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất thỏa mãn các điều kiện trong hợp đồng kinh tế. Thông qua việc tổ chức Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật, các thao tác công việc, các bước nghiệm thu, đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ quản lý giỏi.
với các phịng ban khác kiểm sốt hồ sơ tài liệu, quy trình làm và thực hiện cơng việc của mỗi phịng ban chức năng. Cơng tác giám sát thi công xây dựng phải căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng (Quy định ở Điều 88 Luật Xây dựng).
Thứ ba, quán triệt nguyên tắc làm đúng ngay từ khâu thiết kế cho đến thi cơng. Sản phẩm xây dựng địi hỏi phải đầu tư lớn về vốn, về thời gian và quá trình sử dụng rất lâu. Đơi khi chỉ cần một lỗi sai nhỏ ở một khâu là ảnh hưởng, thậm chí là có thể phá hoại cả cơng trình. Do đó, để cơng trình đạt chất lượng thì phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người: công nhân, quản đốc, kỹ thuật, giám sát thi cơng,…họ phải nhiệt tình trong lao động, có kỹ năng, chun mơn nghề nghiệp và họ còn phải được quán triệt nguyên tắc làm tốt ngay từ đầu, ở tất cả các khâu, trong công việc trách nhiệm quyền hạn về chất lượng cơng trình được xác định rõ ràng, nếu xảy ra sai sót thì có ý thức tự kiểm điểm, nhận sai sót và khắc phục triệt để. Cơng ty phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị cơng nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào cơng trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế. Tránh để xảy ra tình trạng khi cơng trình đưa vào sử dụng rồi xảy ra sự cố và tiến hành khắc phục theo kiểu sai đâu sửa đấy thì ảnh hưởng rất lớn tới uy tín, thương hiệu của Công ty, đồng thời gây hoang mang, mất lòng tin cho cả hệ thống khách hàng, cho dù họ đang sử dụng một sản phẩm khác do Công ty tạo ra.
3.3.5.3. Giải pháp quản lí hiệu quả đầu vào
Trong quá trình thi cơng xây dựng thì đầu vào bao gồm các yếu tố: nhân công, ngun vật liệu và máy móc thiết bị. Cơng ty cần thực hiện hiện quả các biện pháp sau để giảm được chi phí đầu vào:
Muốn giảm được chi phí ngun vật liệu thì ta phải tìm nhà cung cấp có khả năng cung cấp với giá rẻ nhất, chất lượng ổn định, có thời gian giao hàng đúng theo hợp đồng đã ký với nhà sản xuất trực tiếp hoàn hảo nhất. TANIDECO phải xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào. Điển hình, để đảm bảo được nguồn cung đá xây dựng ổn định thì dựa vào lợi thế riêng như khối
lượng tiêu thụ lớn và ổn định trong thời gian dài, Cơng ty nên có chính sách đàm phán với các nhà cung cấp để có được hợp đồng dài hạn, có giá rẻ hơn so với đối thủ, nguồn cung ổn định, đảm bảo về đúng tiến độ cung cấp kịp thời đáp ứng cho từng giai đoạn triển khai dự án, thật sự nếu nguồn lực con người, máy móc đáp ứng nhưng khơng có ngun vật liệu thì khơng thể làm gì được cả.
Và trong thực tế, hồ sơ thiết kế tất cả các dự án đều được dự trù tăng thêm từ 5 – 10% phí hao hụt nguyên vật liệu, nếu từng công đoạn đều được tổ chức thực hiện chính xác, khoa học, q trình quản lý chất lượng được tuân thủ nghiêm ngặt sẽ hạn chế được việc làm ra sản phẩm xấu, hỏng rồi lại phải chỉnh sửa lại thì khoản hao phí này tạo ra lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.
Đầu tư có hiệu quả kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất và chất lượng, giảm thiểu hao phí sức lao động ở những cơng đoạn mà thường tiêu hao sức lao động nhiều nhưng hiệu quả không cao. Thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, tăng cường đầu tư hoặc thay thế thiết bị cũ kém năng suất bằng máy móc tự động hố có năng suất cao hơn, giảm bớt chi phí nhân cơng. Ví dụ trong thi cơng cơng trình nhà ở, giai đoạn xử lý nền móng nếu xử dụng máy đào thì kinh tế hơn rất nhiều so với đào bằng tay mà tiến độ cũng nhanh hơn nhiều, hay sử dụng các nguyên vật liệu “xanh”, biện pháp thi công hiện đại để đẩy nhanh tiến độ như đã phân tích ở trên để tiết giảm được tối đa chi phí thực hiện dự án.
Đối với từng giai đoạn thi công thực hiện, cán bộ quản lý kỹ thuật cần đặt ra các tiêu chí gọi là “điểm dừng”, điểm hồn thành của từng cơng đoạn với mốc thời gian cụ thể. Có thể thực hiện phân cơng cơng việc cho đội ngũ lao động trực tiếp theo hình thức giao khốn hoặc đặt ra mức thưởng cho những ai đạt được “điểm dừng”, biện pháp này sẽ khai thác được tối đa hiệu quả của người lao động, làm việc theo khả năng, hưởng theo năng lực.
Công ty phải chú ý xây dựng các bảng tiến độ công việc đi song song cùng với bảng tiến độ cung cấp máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, chỉ khi cả 3 yếu tố này được thực hiện đồng bộ thì hiệu quả mới được nâng cao.
3.3.5.4. Giải pháp tăng cƣờng năng lực tài chính
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì vốn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất, đây cũng là một yếu tố quyết định khả năng thành công của doanh nghiệp xây dựng, chỉ những doanh nghiệp đủ vốn mới có thể thực hiện đẩy nhanh tiến độ thi công. Thiếu vốn đang là một bài tốn khó giải quyết đối với hầu hết các cơng ty xây dựng nhưng TANIDECO thì có được lợi thế cạnh tranh về yếu tố này nên cần phải có biện pháp thiết thực để duy trì.
TANIDECO cần duy trì quan điểm chỉ đạo và kiên quyết thực hiện hai yêu cầu sau: Đối với tất cả các dự án thực hiện, Công ty luôn lựa chọn giải pháp thi công tối ưu nhất, có tính tốn đến ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, điều kiện cung cấp vật tư và nhiều yêu cầu khác, tổ chức hợp lý các mặt hoạt động của sản xuất kinh doanh nhằm giảm các khoản chi phí nằm trong giá thành sản phẩm; Chỉ đạo thi công nhanh dứt điểm từng hạng mục cơng trình, tập trung đẩy mạnh công tác nghiệm thu thanh toán thu hồi vốn một cách tối đa đối với các dự án lớn mà Công ty đang thi công, thu hồi dứt điểm công nợ các dự án đã hoàn thành. Rút ngắn chu kỳ sản xuất để tăng vòng quay vốn.
Tiếp tục giữ và duy trì tốt các mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng, các nhà đầu tư, tận dụng những lợi thế đặc trưng của từng ngân hàng, từng nhà đầu tư để tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo đầu tư nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong công tác bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng. Tăng cường huy động vốn từ các nhà đầu tư, chú ý khoản đầu tư của chính cán bộ nhân viên trong Cơng ty, vừa giúp họ có thêm thu nhập, vừa là động lực để họ làm việc tốt hơn, gắn bó với cơng ty hơn.
3.3.5.5. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ
Theo sơ đồ chuỗi giá trị của Porter, dịch vụ là một khâu quan trọng trong việc gia tăng giá trị , tạo uy tín cho doanh nghiệp, đây cũng là giải pháp quan trọng
góp phần tạo nên điểm khác biệt hóa cho doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng dịch vụ Công ty cần thực hiện những biện pháp sau:
Về bảo hành và sau bảo hành, trong quá trình xây dựng rất khó tránh khỏi các sai sót chỉ lúc đưa vào sử dụng mới bộc lộ, việc tổ chức tiếp thu ý kiến, xử lý sai sót nhanh nhất, chất lượng nhất là yếu tố nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Thậm chí đã qua thời hạn bảo hành một số sự cố, sai sót nếu nhận thấy do lỗi của mình hoặc do người sử dụng thiếu hiểu biết do chưa được hướng dẫn chu đáo nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tham gia xử lý thì doanh nghiệp “mất ít được nhiều”, càng có uy tín trong xã hội.
Về thái độ làm việc của Công ty với khách hàng, Công ty phải coi khách hàng là thượng đế. Trong giao tiếp phải văn minh, khơng để xảy ra vấn đề có những lời nói thiếu tơn trọng khách hàng, thông tin đến khách hàng thiếu nhất quán, thậm chí là đội ngũ lao động trực tiếp cũng phải thường xuyên nhắc nhỏ nguyên tắc này, Công ty phải là một khối thống nhất từ cán bộ quản lý đến người công nhân
Đối với môi trường nơi xây dựng cơng trình, phải đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ mơi trường. Cơng trường ln bố trí khoa học, vệ sinh cơng nghiệp tốt, các biện pháp bảo đảm an tồn lao động trong cơng trường và các cơng trình lân cận; việc đảm bảo, mơi trường xây dựng vừa thể hiện việc tổ chức tốt vừa thể hiện sự tôn trọng đối với xã hội.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Xuất phát từ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Tây Ninh, trong chương 3 tác giả đã xây dựng các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty từ nay đến năm 2020. Trong từng giải pháp tác giả cũng đã trình bày một số cách để thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng Công ty cần lưu ý giữa các giải pháp có mối liên hệ với nhau, Cơng ty cần phải có sự cân đối, kết hợp qua lại giữa các giải pháp sao cho quá trình thực thi được phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn hoạt động của Công ty.
KẾT LUẬN
Sau khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi và bên trong ảnh hưởng đến sự thành công của Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Tây Ninh. Ta thấy rằng, Công ty là một trong những doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả, đã tạo được uy tín trên địa bàn. Tuy nhiên, yêu cầu của xã hội ngày càng cao, áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng lớn, thị trường của ngành xây dựng trở nên sơi động hơn do có sự tham gia thị trường của nhiều đối tượng: doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân,…Đây thực sự là thách thức lớn trong hoạt động của Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Tây Ninh trong thời gian tới.
Qua phân tích mơi trường vĩ mơ, môi trường ngành, môi trường bên trong của Công ty, tác giả đã nhận thấy: tuy Cơng ty cịn có những mặt hạn chế như: trình độ cơng nghệ cịn hạn chế, trình độ nhân lực quản lý cịn hạn chế về kinh nghiệm quản lý kinh doanh, việc đào tạo – thu hút nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, công tác marketing chưa hiệu quả… nhưng với những ưu thế của mình như: đội ngũ lao động lành nghề, uy tín - kinh nghiệm thi cơng nhiều năm, có mối quan hệ tốt với khách hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức xây dựng lớn khác, các cơ quan hữu quan…Luận văn đã trình bày 07 nhóm giải pháp dựa trên việc khai thác triệt để tiềm năng của thị trường, phát huy các yếu tố nội lực mạnh, khắc phục các yếu tố nội lực còn hạn chế, đặc biệt chú trọng 4 yếu tố mang tính quyết định thành công