Năng lực máy móc thiết bị thi cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tây ninh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ 001 (Trang 67 - 73)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.2.3. Các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh của TANIDECO

2.2.3.5. Năng lực máy móc thiết bị thi cơng

Đối với doanh nghiệp xây dựng thì máy móc thiết bị là yếu tố đầu vào quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu. Nếu công ty nào sở hữu máy móc càng tân tiến, hiện đại thì khả năng thắng thầu càng lớn và chất lượng cơng trình càng được nâng cao.

Thực trạng năng lực máy móc, thiết bị thi cơng của Công ty hiện nay được các chuyên gia đánh giá còn yếu, lạc hậu và thiếu đồng bộ. Hiệu năng sử dụng máy móc thi cơng chưa cao, chưa sử dụng được tối đa cơng suất máy móc, thiết bị. Với những cơng trình địi hỏi cao về tiến độ thi công và rất phức tạp về kỹ thuật thì Cơng ty rất khó cạnh tranh. Tuy nhiên Công ty có được điểm mạnh là có được

nhiều mối quan hệ với các cơng ty xây dựng lớn khác trong và ngồi tỉnh nên có thể thuê máy móc thiết bị thi cơng hoặc sử dụng thầu phụ, liên doanh liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bảng 2.9: Trang thiết bị máy móc tính đến hết tháng 12/2011

STT Danh mục thiết bị Số lƣợng Công suất Chất lƣợng

1 Cẩu Kato 1 30 tấn Tốt

2 Máy ban 108CV Misumisi 1 108 CV Tốt

3 Máy lu 10T 2 10 tấn Tốt

4 Máy lu 12 tấn 1 12 tấn Tốt

5 Máy đào 2 80CV Tốt

6 Máy trộn bêtông 10 350 lít Tốt

7 Ơtơ tự đổ 20T 5 20 tấn Tốt

8 Máy phát điện 2 Liên tục: 81KVA Tốt

9 Máy đầm bê tông 10 2 HP Tốt

10 Cốp pha thép hình các loại 1500 m2 Tốt

11 Các thiết bị thi công cơng trình dân dụng khác…

Nguồn: Hồ sơ năng lực TANIDECO năm 2011

2.2.3.6. Marketing

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một cơng cụ cạnh tranh đóng vai trị quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sở hữu được đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, chiến lược marketing phù hợp và biết cách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Trên phương diện nhận thức về Marketing của Cơng ty thì theo ý kiến của các cán bộ lãnh đạo và phịng ban của Cơng ty đã chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của các hoạt động Marketing, mức độ ảnh hưởng của marketing đối

với sự phát triển và tồn tại của Công ty trong điều kiện thị trường xây dựng đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Marketing của Công ty đã có từ lâu nhưng từ khi được cổ phần hố mới được đầu tư nhưng cũng khơng nhiều. Bộ phận Marketing thuộc Phòng kinh doanh, chỉ phụ trách công tác tham mưu và thực hiện các hoạt động liên quan cơng tác đấu thầu các cơng trình xây dựng chứ chưa thực hiện hết các chức năng của marketing trong xây dựng.

Bảng 2.10: Vốn đầu tƣ cho hoạt động marketing của TANIDECO năm 2009-2011

Đơn vị: triệu đồng

STT Loại hình đầu tƣ 2009 2010 2011

1 Quảng cáo, tiếp thị 57,7 76,9 83,9

2 Đầu tư xây dựng thương hiệu 0 2,6 23,2

Tổng: 57,7 79,5 107,1

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TANIDECO năm 2009, 2010, 2011

Qua bảng số liệu phân tích nguồn vốn đầu tư cho ta thấy, quy mô vốn đầu tư cho hoạt động marketing thấp, nguồn vốn dành cho hoạt động này hầu như tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng nhỏ, không đáng kể, cho thấy Công ty chưa thực sự chú trọng đầu tư cho hoạt động này, mặc dù công tác quảng cáo và phát triển thương hiệu, uy tín doanh nghiệp là những cơng cụ cạnh tranh quan trọng, nhưng vẫn chưa được công ty quan tâm đúng mức.

2.2.3.7. Hoạt động đấu thầu

Trước tiên, ta xem xét về số liệu liên quan đến tình hình đấu thầu và kết quả đấu thầu của Công ty trong những năm qua. Năm 2009 tham gia 29 cuộc đấu thầu Công ty giành được 7 hợp đồng (24,1%). Đến năm 2011 Công ty tham gia 34 cuộc đấu thầu và dành được 14 hợp đồng chiếm 41,2%. Điều này chứng tỏ Cơng ty đã có biện pháp khả thi để tìm kiếm thơng tin về các cuộc đấu thầu và nâng cao hiệu quả đấu thầu trong từng gói thầu tham gia.

Bảng 2.11: Tình hình đấu thầu giai đoạn 2009 - 2011 Năm Tổng số đơn

thầu tham gia

Số đơn thầu thắng Giá trị thắng thầu (Tỷ VNĐ) Phần trăm thắng thầu (%) 2009 29 7 54 24,1 2010 32 10 63,2 31,3 2011 34 14 79,5 41,2

Nguồn: Thống kê từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010, 2011 của TANIDECO

Về khả năng liên doanh – liên kết trong đấu thầu thì có thể nhận xét đây có thể xem là một điểm mạnh của Cơng ty. Cơng ty có mối quan hệ tốt khơng chỉ với khách hàng mà cịn có nhiều mối quan hệ với tốt với các cơng ty, tập đồn xây dựng lớn trong và ngồi tỉnh, khởi đầu là thơng qua sự giới thiệu của các cán bộ lãnh đạo của các Sở ban ngành, sau đó là khả năng tự phấn đấu củng cố mối quan hệ của Công ty. Công ty đã liên kết đấu thầu và trúng thầu được 2 dự án lớn trong năm 2011 là xây dựng nhà khách Tỉnh Ủy Tây Ninh với giá trị dự án là gần 200 tỷ đồng và dự án xây dựng hệ thống cáp treo theo Công nghệ Châu Âu với tổng giá trị là 208 tỷ đồng. Đây là cơ hội để Công ty học hỏi kinh doanh từ các công ty lớn và cũng là cơ hội để đội ngũ nhân lực Công ty nâng cao tay nghề và cũng là cơ hội để nâng cao năng lực về mặt kinh nghiệm thi công của Công ty.

2.2.3.8. Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ

Theo nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/2/2009:

Quản lý thi công xây dựng cơng trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình, quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.

Và quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu và quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống.

Theo Quy định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003:

Chất lượng cơng trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ

thuật và mỹ thuật của cơng trình phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

Quy trình nghiệm thu, đánh giá chất lượng cơng trình xây dựng phải thực hiện các quy định: Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng xây dựng cơng trình; Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn sẽ được đưa vào sử dụng trong cơng trình; Nghiệm thu từng cơng việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục cơng trình, nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất của cơng trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hồn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo; Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hồn thành và có đủ hồ sơ theo quy định; Cơng trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Việc nghiệm thu thực hiện theo quy định của Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 371- 2006 về Nghiệm thu chất lượng thi cơng cơng trình xây dựng.

Tóm lại, xét từ góc độ của nhà thầu xây dựng thì chất lượng cơng trình xây dựng là bảo đảm chất lượng theo thiết kế và theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Chất lượng cơng trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, các bộ phận, hạng mục cơng trình. Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, máy móc thiết bị mà cịn ở q trình hình thành và thực hiện

các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình xây dựng là: thứ nhất là yếu tố con người, là người biến sản phẩm từ trên bản vẽ thiết kế thành sản phẩm hiện thực, ngoài yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp còn đòi hỏi người tham gia thi cơng phải có ý thức rất cao trong quá trình làm việc; thứ hai là nguyên vật liệu, nguyên vật liệu phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng; thứ ba là biện pháp thi công, các quy trình thi cơng phải đảm bảo tn thủ đúng các yêu cầu tiêu chuẩn chung của ngành, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cơng trình, mỗi giai đoạn phải thực hiện thí nghiệm các mẫu sản phẩm theo đúng yêu cầu, không được thực hiện theo kiểu hình thức, chiếu lệ; thứ tư là các yếu tố tự nhiên, yếu tố thời tiết tại tỉnh Tây Ninh, chỉ có 2 mùa mưa và nắng nên thời gian mùa mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, công nhân phải làm việc đôi khi đốt cháy giai đoạn đã tác động đến chất lượng cơng trình, yếu tố đặc điểm địa chất cơng trình ảnh hưởng đến nhiều chất lượng cơng trình, ví dụ địa chất là đất yếu thì cần nhiều chi phí hơn để gia cố, thời gian thi cơng.

Trong hơn 27 năm hoạt động, Công ty đã thực hiện nhiều loại cơng trình với nhiều chủ đầu tư khác nhau. Đa số các dự án do Công ty đảm nhận luôn được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng, mặt dù vẫn cịn có một số ít dự án bị xảy ra một vài lỗi kỹ thuật sau khi đưa vào sử dụng, nhưng trong ngành xây dựng rất khó tránh khỏi các sai sót chỉ lúc đưa vào sử dụng mới bộc lộ, doanh nghiệp càng có nhiều kinh nghiệm thì sẽ tránh được càng nhiều lỗi sai ngồi tầm kiểm sốt này.

Đối với chất lượng dịch vụ đi kèm, hiện tại có thể nói rằng chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta nói chung là chưa cao, họ hoạt động cịn thiếu hệ thống, thiếu tính khoa học, thiếu tính chuyên nghiệp, đây cũng là lý do làm giảm năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Đa số doanh nghiệp xây dựng thường không chủ động được nguồn nguyên liệu của mình, và thường bị chịu ảnh hưởng bởi thời tiết nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng khó có khả năng kiểm sốt chặt chẽ thời gian sản xuất để đáp ứng

cho khách hàng.

Công ty cũng thường không đáp ứng được dự án theo đúng tiến độ và khơng ít lần Cơng ty đã bị phạt do trễ hợp đồng. Chỉ tính trong năm 2011, trong tổng số 28 dự án Cơng ty hồn thành thì đã có đến 22 dự án là trễ tiến độ (chiếm 78,6%). Trong năm 2010 Công ty cũng đã bị phạt vi phạm hợp đồng do trễ tiến độ với số tiền khá lớn là 341.951.838 đồng và năm 2011 là 53.877.172 đồng. Các chuyên gia cho rằng Công ty đã chưa quan tâm đúng mức đến tiến độ thi cơng.

Qua phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của TANIDECO ở trên, tác giả xây dựng ma trận SWOT (trình bày ở phụ lục) nhằm mục đích tham khảo, có cái nhìn tổng qt các điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ của Công ty và các giải pháp cần thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị tây ninh đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ 001 (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)