CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
1.2.3.7. Hoạt động đấu thầu
Hoạt động đầu thầu trong một doanh nghiệp ngành xây dựng là không thể thiếu, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng đều quan tâm đến việc đầu tư cho hoạt động đấu thầu. Nếu hoạt động đấu thầu được chuẩn bị kỹ lưỡng, triển khai thực hiện tốt thì cơng ty mới có thể thắng thầu và khẳng định được uy tín của mình trên thị trường
Đối với những dự án, cơng trình có quy mơ lớn, những yêu cầu kỹ thuật đôi khi vượt q khả năng của doanh nghiệp thì để có thể tham gia đấu thầu và tăng khả năng trúng thầu các doanh nghiệp thường liên doanh - liên kết với nhau nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, tài chính và thiết bị máy móc, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất đối với những dự án mới và dự án lớn, chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ có tầm cỡ và đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp học hỏi, bồi dưỡng thêm kỹ năng cho chính đội ngũ nhân lực của mình và tích lũy kinh nghiệm cho doanh nghiệp.
1.2.3.8. Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ
Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO): “Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với yêu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”. Chất lượng sẽ tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách hàng và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng giúp doanh nghiệp tăng uy tín, hình ảnh và danh tiếng nhờ đó nó tác động rất lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Do vậy, quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển bền vững.
Trong chuỗi giá trị của Porter, ngồi chất lượng sản phẩm, vai trị của dịch vụ cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ sẽ tạo ra được sự nổi bật, ưu thế riêng và phong cách riêng so với các đối thủ khác nhằm giữ khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới.
Vì thế đối với các doanh nghiệp xây dựng, bên cạnh vấn đề đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, thể hiện ở mức độ chuyên nghiệp trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp xây dựng còn phải đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ kèm theo nhằm tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh.
Tóm lại, mục đích chính của phân tích ảnh hưởng của các yếu mơi trường bên trong và bên ngoài là nhận diện các nguồn tiềm năng đang có tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Thơng qua phân tích ma trận SWOT tiến hành phân tích chi tiết xem yếu tố nào là điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp gặp phải, các yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng thế nào đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó để nhằm đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên lợi thế cạnh tranh bằng chi phí thấp, khác biệt hóa hay cả hai vừa chi phí thấp vừa khác biệt hóa.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực của doanh nghiệp
Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp khác nhau theo từng ngành nghề kinh doanh. Theo kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia
và nghiên cứu dữ liệu thực tế thì thường căn cứ và các tiêu chí cơ bản sau đây để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành xây dựng:
1.2.4.1. Giá
Đây là tiêu chí quan trọng, nó quyết định việc doanh nghiệp có nhận được dự án hay không. Nếu xây dựng được mức giá tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức giá đưa ra liên quan đến rất nhiều yếu tố như trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp, kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, năng lực tài chính của doanh nghiệp,... Việc xác định giá để đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất. Vì vậy, để giá thầu có ưu thế cạnh tranh thì địi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách giá linh hoạt dựa trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm, địa điểm của dự án, các phong tục tập quán của địa phương có dự án thi cơng,....
1.2.4.2. Chất lƣợng cơng trình
Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng cơng trình là vấn đề sống cịn đối với doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng cơng trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó được thể hiện trên các mặt: Nếu chất lượng cơng trình tốt sẽ góp phần tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Khi chất lượng cơng trình được nâng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu, lợi nhuận tăng theo, đời sống của công nhân viên được nâng lên, kích thích mọi người làm việc nhiều hơn.
1.2.4.3. Tiến độ thi công
Trong lĩnh vực xây dựng, tiến độ thi công thể hiện những cam kết của doanh nghiệp về các mặt chất lượng, an toàn lao động, thời hạn bàn giao cơng trình. Tiến độ thi công giúp chủ đầu tư đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên các mặt như trình độ quản lý, kỹ thuật thi cơng, năng lực máy móc thiết bị, nhân lực
1.2.4.4. Năng lực tài chính
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Trong ngành xây dựng, do chu kỳ sản phẩm (các cơng trình xây dựng) thường kéo dài và nhu cầu về vốn rất lớn. Hơn nữa trước khi tiến hành thực hiện dự án hoặc tham gia đấu thầu các dự án, doanh nghiệp phải nộp trước một khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ứng trước vốn cho thi cơng, chưa kể đến là doanh nghiệp cịn phải tham gia thực hiện hoặc đấu thầu nhiều dự án cùng lúc. Do đó, vấn đề tài chính giữ vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.4.5. Máy móc thiết bị, cơng nghệ thi cơng
Đối với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó là thước đo trình độ kỹ thuật, là thể hiện năng lực hiện có đồng thời là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu. Trong quá trình đánh giá năng lực của doanh nghiệp, về máy móc thiết bị được chủ đầu tư xem xét rất kỹ, bởi vì nó có tác động rất lớn đến chất lượng và tiến độ thi cơng.
1.2.4.6. Trình độ của đội ngũ lãnh đạo và mơ hình tổ chức của doanh nghiệp
Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thể đồn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho cơng việc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định của đội ngũ lãnh đạo.
1.2.4.7. Mơ hình tổ chức của doanh nghiệp
Mơ hình tổ chức phù hợp, hiệu quả, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được bằng chi phí thấp mà vẫn
thu được lợi nhuận cao. Doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ lao động dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình, gắn bó với doanh nghiệp kết hợp mơ hình tổ chức hợp lý là yếu tố mạnh giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cho thấy nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống cịn của mỗi doanh nghiệp trong q trình phát triển. Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: một là, nhóm các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp; hai là các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Nhưng nhóm yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu là các yếu tố nội lực bên trong bao gồm: nguồn nhân lực, khả năng quản lý – lãnh đạo, năng lực tài chính, uy tín – kinh nghiệm thi cơng, máy móc thiết bị, marketing, hoạt động đấu thầu và chất lượng sản phẩm – dịch vụ. Cuối cùng, tác giả nêu các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN ĐƠ THỊ TÂY NINH
2.1. Giới thiệu về cơng ty 2.1.1. Thông tin cơ bản 2.1.1. Thông tin cơ bản
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Tây Ninh
Tên giao dịch: Tay Ninh Urban Development And Construction Joint Stock
Company
Tên viết tắt: TANIDECO
Vốn điều lệ: 12.532.500.000 (đồng)
Địa chỉ: 90 Nguyễn Thái Học, khu phố 4, phường III, Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh. Điện thoại: 066.3820915 / 066.3822452 Fax: 066.3826480 Email: tanideco@tanideco.com Website: http://www.tanideco.com 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh là Xí nghiệp Xây dựng số 2 Tây Ninh được thành lập vào năm 1985 với nhiệm vụ là đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển ngày càng cao của xã hội, đồng thời thúc đẩy vào việc kiến thiết và phát triển bộ mặt địa phương.
Năm 2004, thực hiện Quyết định số 280/QĐ-CT ngày 30/3/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về việc triển khai cổ phần hóa Cơng ty xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh.
Căn cứ Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh thành Công ty cổ phần.
Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh đã tiến hành cơng tác cổ phần hóa theo quy định. Ngày 19/12/2006 tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất đã đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh, chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 28/12/2006, đã mở ra một trang sử mới đầy triển vọng trong tương lai.
Có thể nói, Cơng ty cổ phần Xây dựng và Phát triển đơ thị Tây Ninh từ một Xí nghiệp Xây dựng qui mơ nhỏ do nhà nước quản lý, đến nay đã trở thành một doanh nghiệp cổ phần, có tầm cỡ lớn mạnh hàng đầu của tỉnh Tây Ninh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Các ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: - Xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp.
- Xây dựng cơng trình giao thơng, cơng trình thủy lợi. - Kinh doanh trang trí nội thất.
- Đầu tư phát triển nhà và kinh doanh cơng trình đơ thị.
- Lập dự án và khảo sát thiết kế các cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng.
- Thi công hệ thống chống sét các cơng trình xây dựng. - Tư vấn đấu thầu và tư vấn giám sát thi công.
- Tư vấn dịch vụ về nhà ở, đất ở.
- Quản lý và điều hành dự án xây dựng. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Thực tế, Công ty tập trung hoạt động ngành nghề chính là xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp; Lập dự án và khảo sát thiết kế các cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
2.1.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại Hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại Hội đồng cổ đơng thơng qua các báo cáo tài chính hàng năm của Cơng ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm sốt của Cơng ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Cơng ty có tồn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đơng. Hội đồng quản trị có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ của từng thành viên là 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra.
Ban kiểm sốt là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban Kiểm sốt do Đại Hội đồng cổ đơng bầu ra và thay mặt Đại Hội đồng cổ đông giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp Đại Hội đồng cổ đơng. Ban Kiểm sốt có 03 thành viên với nhiệm kỳ là 05 năm.
Ban Giám đốc của Công ty do Hội Đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đơng thơng qua. Ban Giám đốc gồm có 03 thành viên, trong đó 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
Hoạt động của các bộ phận phòng ban chức năng được phân theo từng cấp và chịu sự quản lý của Ban giám đốc theo sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện trong Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011 như sau:
Ghi chú:
: Quan hệ điều hành : Quan hệ giám sát : Quan hệ phối hợp
Nguồn: Trang web của Công ty CP xây dựng và phát triển đơ thị Tây Ninh
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Cty CP xây dựng và phát triển đơ thị Tây Ninh
Phịng Tư vấn giám sát - QLDA Phòng Nhân sự - tiền lương Phòng Hành chính - Pháp chế Phịng Kỹ thuật Phịng kinh doanh Xưởng Thiết kế Đại Hội đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
Giám đốc
Ban Kiểm soát
PGĐ Tài Chính PGĐ Kỹ thuật Phịng Kế tốn Đội thi cơng
2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của TANIDECO 2.2.1. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh
2.2.1.1. Yếu tố kinh tế
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố mới nhất cho năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 chậm lại do nhiều yếu tố, trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thối, lãi suất tăng cao và hoạt động sản xuất ngưng trệ. Bước sang năm 2012, tình hình kinh tế có dấu hiệu suy thối khi mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, tăng trưởng kinh tế quí I/2012 của Việt Nam chỉ đạt 4%, thấp hơn so với mức tăng quý IV/2011 là 6,1% và mức tăng 5,57% trong quý I/2011. Mức tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vẫn có tỷ trọng đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế, nhưng trong quý I/2012 chỉ đạt mức 2,94%, rất thấp so với mức tăng quý I/2012 là 5,71%. Điều này