CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
1.4 Đặc điểm hoạt động marketing
1.4.5 Kiểm soát hoạt động marketing
Trong suốt quá trình thực hiện các chiến lược marketing ln có nhiều sự việc bất ngờ xảy ra, do đó bộ phận marketing phải tiến hành việc kểm tra hoạt động thực hiện chiến lược marketing một cách liên tục.
Việc theo dõi và điều chỉnh kế hoạch marketing bao gồm:
+ Theo dõi kế hoạch năm: Bao gồm việc kiểm tra toàn thể các bộ phận phòng ban liên quan đang thực hiện kế hoạch marketing hằng năm và điều chỉnh hành động khi cần.
- Mục đích của việc kiểm tra kế hoạch hằng năm là bảo đảm doanh nghiệp đat được daonh số bán, lợi nhuận và các mục đích đã được xây dựng trong kế hoạch hằng năm đó.
- Phân tích doanh số bán: Bao gồm việc tính tốn và đánh giá doanh số bán trong mối quan hệ với các mục đích đã đề ra trong kế hoạch. Nhân tố nào gây ra sự khơng hồn thành kế hoạch và với mức độ bao nhiêu; khu vực nào, sản phẩm nào của doanh nghiệp chưa đạt mức bán cần thiết và với chênh lệch là bao nhiêu.
- Phân tích thị phần: Phân tích doanh số bán sẽ khơng cho biết được khả năng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, vì vậy cần phân tích thị phần để có thể nắm được phần chiếm lĩnh thị trường thực tế của doanh nghiệp so với đối thủ là bao nhiêu, từ đó đánh giá năng lực và ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường.
- Phân tích hao phí bán hàng: Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng khơng chi vượt q mức và có những điều chỉnh cần thiết tạo sự hợp lý nhất trong quá trình thực hiện kế hoạch marketing.
- Phân tích thái độ khách hàng: Nhằm tránh những tác động có hại từ thái độ khách hàng đến doanh số bán.
+ Kiểm tra khả năng thu lợi nhuận: Ngoài kiểm tra kế hoạch năm các doanh nghiệp còn phải đo lường mức lợi nhuận của các sản phẩm, theo từng khu vực, theo từng nhóm khách hàng, theo từng cửa hàng, theo từng nhân viên bán hàng.
- Theo dõi quá trình thực hiện chiến lược: Nhằm để đánh giá xem doanh nghiệp có theo đuổi được các kế hoạch của chiến lược marketing đã đề ra hay không hoặc hiệu quả công việc đạt được ở mức nào. Các doanh nghiệp cần phải thường xuyên xét duyệt lại cẩn thận toàn bộ hiệu quả của chiến dịch marketing. Trong hoạt động marketing, sự lỗi thời nhanh chóng của các chiến lược và chương trình là một khả năng có thể xảy ra. Mỗi doanh nghiệp cần định kỳ đánh giá lại toàn bộ sự tiếp cận với thị trường của doanh nghiệp mình.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái quát cơ sở lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài như: khái niệm marketing, vai trò, chức năng của marketing, quá trình marketing trong doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu thị trường, các thành phần của marketing, đặc điểm hoạt động marketing ngành chế biến gỗ cao su. Đây là tiền đề quan trọng, là căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing cho mặt hàng đồ gỗ nội thất làm từ cây cao su của công ty Trường Vinh, đồng thời là cơ sở để đưa ra giải pháp giúp công cơng ty hồn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm này.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO MẶT HÀNG NỘI THẤT ĐƯỢC LÀM TỪ CÂY CAO SU TẠI CÔNG TY TNHH
TRƯỜNG VINH