CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG
1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển mơ hình Quỹ ĐTPT của các nước
1.4.1.1. Trung quốc
Các cơng ty tín thác và đầu tư tại Trung quốc (Trust and Investment Company -
gọi tắt là TIC's) là loại hình Quỹ đầu tư tương tự như mơ hình các Quỹ ĐTPT địa
phương ở Việt Nam hiện nay. Các TIC’s được hình thành tại Trung quốc đầu những năm 80 cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh tại Trung quốc. Sự phát triển của các TIC’s được xuất phát từ ba yêu cầu chính:
Một: Để đáp ứng các nhu cầu vay vốn trên thị trường, các ngân hàng và chi nhánh
của chúng được khuyến khích thành lập Ban Tín thác để tiến hành các hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng chính thống khơng được phép làm. Dần dần, các Ban Tín thác được chuyển thành dạng các công ty con hay công ty phụ thuộc của các ngân hàng, nguồn vốn được cấp trực tiếp hoặc gián tiếp từ các ngân hàng.
Hai: Cùng với sự gia tăng phân quyền kinh tế, chính quyền địa phương cũng
như trung ương và các tổ chức chính phủ thay vì dựa vào các nguồn vốn từ ngân sách trước đây chuyển sang tìm các nguồn vốn khác để cung cấp cho các dự án địa
phương. Chính quyền địa phương và các tổ chức trên hình thành nên các cơng ty Tín thác và Đầu tư của chính mình bằng các nguồn vốn khác đó.
Ba: Chính quyền Trung ương cũng khuyến khích thành lập các định chế tài chính
mới nhằm tìm kiếm các nguồn vốn từ nước ngồi, chẳng hạn thơng qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngồi. Cơng ty Đầu tư và Tín thác quốc tế Trung Quốc (CITIC) đã được thành lập và được coi là “cửa sổ” để vay vốn nước ngồi. Chính quyền một số tỉnh và địa phương quan trọng cũng được phép lập các TIC’s quốc tế để thu hút vốn nước ngoài. Rất nhiều TIC’s hiện nay được gọi là “công ty” nhưng không phải tất cả
được thành lập chính thức theo luật Cơng ty của Trung Quốc.
Các nguồn vốn chính cho hoạt động của TIC’s bao gồm các nguồn tài chính của chính phủ, doanh nghiệp; các Quỹ bảo hiểm hoặc lao động, các Quỹ từ các tổ chức nghiên cứu khoa học và các nguồn quỹ từ các tổ chức khác. Đồng thời, các định chế này cũng sử dụng các nguồn vốn vay từ nước ngồi thơng qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài để cho vay các dự án phát triển kinh tế trong nước.
Phạm vi hoạt động kinh doanh của các TIC’s rất đa dạng. Hoạt động chính của các TIC’s được tập trung vào “hoạt động đại lý” trong đó TIC’s hoạt động với vai trị là tổ chức uỷ thác tài chính, giữ tiền gửi uỷ thác của các tổ chức kinh tế để thực hiện các khoản cho vay và đầu tư theo chỉ dẫn của khách hàng. Vì thế, TIC’s nhận hoa hồng nhưng không phải chịu bất kỳ rủi ro tín dụng nào. Ngồi ra, TIC’s cũng nhận các khoản tiền gửi tín thác để tiến hành cho vay và đầu tư theo sự lựa chọn của chính mình, và các hoạt động cho vay như vậy của TIC’s cũng tương tự như hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Ngồi ra, TIC’s cịn được hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ hoạt động tài chính như tài trợ cho các dự án phát triển công nghiệp, phát triển hạ tầng tới các hoạt động cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khốn, quản lý Quỹ đầu tư, tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản, quản lý dự án...
1.4.1.2. Thái Lan
Quỹ đầu tư tập thể (mutual fund): Do công ty quản lý Quỹ thành lập và chào bán
chứng chỉ đầu tư ra công chúng. Hầu hết các Quỹ tại Thái Lan được lập theo dạng này. Tính đến cuối năm 1998, tổng số các công ty quản lý Quỹ đầu tư được cấp phép tại Thái Lan là 13 công ty với tổng số Quỹ đầu tư tập thể là 152 Quỹ với tổng giá trị tài sản các quỹ là 99.539 triệu Baht.
Quỹ đầu tư tư nhân (private fund): Quỹ do một cá nhân hoặc một vài cá nhân thành lập ra sau đó ký hợp đồng với cơng ty quản lý Quỹ đầu tư vào chứng khốn và một số cơng cụ tiền tệ khác như tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, ngân phiếu, hối phiếu,... Tới nay, Thái Lan mới cấp được giấy phép cho 08 Quỹ và sắp tới dự kiến có thêm 03 Quỹ nữa xin thành lập.
Quỹ đầu tư tiết kiệm (provident fund): Quỹ do các tổ chức quản lý Quỹ lập nên
bằng sự góp vốn chủ yếu là tiền tiết kiệm của các nhân viên của các tổ chức đó và được uỷ thác cho tổ chức được phép quản lý các Quỹ này tiến hành đầu tư. Các tổ chức được phép tiến hành quản lý các Quỹ tiết kiệm là các tổ chức bảo hiểm nhân thọ, các công ty Tài chính và ngân hàng hoặc các cơng ty Chứng khốn.
Quỹ đầu tư tại Thái Lan toàn bộ là theo dạng “hợp đồng tín thác”. Theo mơ hình này, Quỹ đầu tư không phải là một pháp nhân. Hoạt động của quỹ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín thác giữa công ty quản lý Quỹ, cơng ty Tín thác và nhà đầu tư, trong đó cơng ty quản lý Quỹ có trách nhiệm quản lý và đầu tư tài sản của Quỹ vào các lĩnh vực khác nhau theo điều lệ và hợp đồng tín thác đã được duyệt. Bên cạnh cơng ty quản lý Quỹ, có cơng ty Tín thác hoạt động như là người bảo quản lưu giữ tài sản của Quỹ và có nhiệm vụ giám sát các quyết định của cơng ty quản lý Quỹ xem có phù hợp với điều lệ của quỹ hay không. Các Quỹ đầu tư cũng được chia thành hai loại cơ bản theo cơ cấu vận động của vốn huy động là Quỹ đầu tư dạng đóng và Quỹ đầu tư dạng mở.
Tới những năm đầu 1990, các Quỹ đầu tư tập thể mới thành lập tại Thái Lan đều hình thành dưới dạng Quỹ đầu tư dạng mở. Các Quỹ đóng từng chiếm tỷ lệ 97% trong tổng số các Quỹ đầu tư, có khuynh hướng giảm dần, tới năm 1998 chỉ còn chiếm 61%.
Từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997, các Quỹ đầu tư có khuynh hướng hướng vào các cơng cụ tài chính có thu nhập cố định hơn là cổ phiếu như trước đây.
Tuy áp dụng mơ hình quỹ tín thác đầu tư nhưng ở Thái Lan khơng có luật tín thác, các quan hệ uỷ thác đầu tư đều dựa trên cơ sở hợp đồng tín thác.
1.4.1.3. Malaysia
Malaysia hiện tồn tại các loại hình quỹ sau: Quỹ hưu trí và Quỹ tiết kiệm, Quỹ tín thác đầu tư, Quỹ bảo hiểm, Quỹ Pilgrim (dành cho những người theo đạo Hồi truyền
thống). Các Quỹ đầu tư tại Malaysia thuộc mơ hình Quỹ tín thác đầu tư điển hình. Các
Quỹ đầu tư do công ty quản lý Quỹ đứng ra thành lập. Công ty quản lý Quỹ tiến hành tiếp thị và quản lý hành chính cho Quỹ cũng như tiến hành đầu tư cho Quỹ. Tổ chức giám sát Quỹ có trách nhiệm bảo quản tài sản của Quỹ và đảm bảo hoạt động đầu tư của công ty quản lý Quỹ tuân thủ theo hợp đồng tín thác. Các Quỹ đầu tư tín thác được đầu tư vào chứng khoán và bất động sản và cũng được phân chia thành hai loại Quỹ tín thác dạng đóng và Quỹ tín thác dạng mở tuỳ vào cơ cấu vận động của vốn huy động của Quỹ.
Mặc dù Quỹ tín thác đầu tiên tại Malaysia được lập vào năm 1959 nhưng hệ thống các quy định pháp luật cụ thể chỉ được ban hành sau đó 16 năm sau, vào cuối năm 1975. Sở dĩ như vậy là do quy mơ của ngành đầu tư tín thác thời kỳ đó cịn q nhỏ bé dưới giác độ vốn huy động so với các định chế nhận tiền tiết kiệm cũng như các định chế tài chính trung gian khác.
Khác với các nước trong khu vực cùng áp dụng mơ hình này như Thái Lan, do là nước thuộc địa của Anh trước đây, Malaysia có hệ thống luật Tín thác đầy đủ dựa trên cơ sở luật của Anh. Luật Cơng ty Tín thác của Malaysia được ban hành từ năm 1949 và được chỉnh sửa và hợp nhất với luật Công ty 1965 vào năm 1978. Bên cạnh đó, các Quỹ tín thác đầu tư và cơng ty quản lý Quỹ cịn chịu điều chỉnh của luật về tín thác đầu tư, các hướng dẫn về quảng cáo và xúc tiến chào bán chứng chỉ đầu tư, hướng dẫn về hoạt động tiếp thị và phân phối chứng chỉ đầu tư.
Công ty quản lý Quỹ phải là một pháp nhân theo pháp luật của Malaysia, có mức vốn pháp định tối thiểu là 5 triệu Ringit trở lên, tuỳ thuộc vào số lượng và quy mô của các quỹ mà công ty dự kiến lập. Cơng ty quản lý Quỹ có thể là một cơng ty con của tổ chức dịch vụ tài chính hoặc có cơ cấu sở hữu bao gồm một số các tổ chức tài chính có tiềm năng tài chính mạnh. Các tổ chức nước ngồi được tham gia góp vốn vào cơng ty quản lý Quỹ, tuy nhiên mức tối đa được phép là 30% vốn cổ phần thực góp. Quy định này được ban hành và không thay đổi từ những năm đầu 1990 cho tới nay.
1.4.1.4. Ấn Độ
Quỹ phát triển đô thị Tamil (TNUDF) là một trung gian tài chính phát triển cơ sở hạ tầng có chức năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại tỉnh Tamil Nadu của Ấn Độ. TNUDF là hình thức tổ chức liên kết cơng - tư đầu tiên của Ấn Độ thực hiện cung cấp các nguồn tài chính dài hạn cho các tổ chức của địa phương để phát triển cơ sở hạ tầng mà không cần bảo lãnh của chính quyền. TNUDF được đánh giá là một trong những mơ hình quỹ đơ thị vận hành tốt nhất trong khối các nước đang phát triển.
TNUDF được thành lập năm 1996 với tư cách là một quỹ tín thác tự chủ, độc lập với chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương sở hữu 49% vốn, số cịn lại
(51%) thuộc sở hữu của 3 tổ chức tài chính trong nước là ICICI, HDFC và IL&FS.
Mục tiêu của việc thiết lập cấu trúc sở hữu này là để khuyến khích vai trị của khu vực tư nhân trong việc ra các quyết định đầu tư, cũng như để thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân - từ bản thân các tổ chức góp vốn cũng như từ các nhà đầu tư khác. TNUDF rất thành công trong việc đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong lĩnh vực tài chính cho chính quyền địa phương.
Thứ nhất, TNUDF có Quỹ để thực hiện cho vay lại, quản lý các nguồn viện trợ và
hỗ trợ các chính quyền địa phương - đây là vai trò cơ bản của các Quỹ phát triển đô thị trên thế giới. Dựa trên các thoả thuận cho vay lại, cho đến nay TNUDF đã chấp thuận cung cấp tài chính cho khoảng 181 dự án với tổng chi phí khoảng 151 triệu USD, đồng thời cam kết đầu tư 95 triệu USD cho 174 trong số 181 dự án nêu trên. Tất cả những dự án này đều có tỷ lệ trả nợ đạt trên 96%.
Thứ hai, TNUDF đã và đang khởi xướng nhiều hình thức trung gian tài chính rất
sáng tạo để thu hút vốn từ thị trường tài chính tư nhân tham gia vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng đơ thị. Những hình thức này bao gồm hỗ trợ của TNUDF cho các chính quyền địa phương trong các đợt phát hành trái phiếu. TNUDF cung cấp tư vấn tài chính, và trong nhiều trường hợp đảm nhận vai trị quỹ tín thác để giúp các chính quyền địa phương trả nợ cho những khoản vay trực tiếp trước đó từ TNUDF thơng qua phát hành trái phiếu trên thị trường vốn. TNUDF cũng cung cấp tư vấn tài chính, hỗ trợ chuẩn bị dự án nhằm thúc đẩy việc thực hiện các dự án được đầu tư thơng qua hình thức liên kết cơng - tư.
Thứ ba, TNUDF đã thiết lập cơng cụ tín dụng chung cho phép tập hợp các khoản
tín dụng nhỏ lẻ cho các dự án, các địa phương để phát hành một loại trái phiếu chung cho tất cả những đối tượng này.
1.4.2. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu mơ hình Quỹ đầu tư phát triển của các nước phát triển của các nước
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển mơ hình Quỹ đầu tư phát triển của các nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, khơng có mơ hình cứng nhắc cho các Quỹ đầu tư phát triển. Trong các mơ
hình hiện đang được áp dụng, khơng thể nói mơ hình nào có ưu thế hơn. Có thể nhận thấy rõ một điểm nổi bật qua tham khảo mơ hình Quỹ đầu tư phát triển của các nước là đối với các thị trường lâu đời, các mơ hình đều hình thành từ ban đầu tuy hình thái Quỹ của từng thị trường phát triển cũng khơng hồn tồn giống nhau. Việc áp dụng mơ hình Quỹ nào phụ thuộc vào điều kiện và môi trường phát triển cũng như hệ thống pháp luật của từng nước khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc áp dụng nhiều mơ hình Quỹ đầu tư phát triển góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư phát triển một cách linh hoạt, tạo ra sự cạnh tranh giữa các định chế đầu tư nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đầu tư đa dạng. Đồng thời thích ứng với sự biến động khơng ngừng của thị trường tài chính trong khuynh hướng tự do hố và tồn cầu hố.
Một đặc điểm về hình thái ban đầu của Quỹ đầu tư phát triển của tất cả các nước là các Quỹ đầu tư phát triển dạng đóng được hình thành và phát triển trước các Quỹ đầu tư phát triển dạng mở. Điều này có thể lý giải do cơ cấu vốn ổn định của các Quỹ đầu tư phát triển dạng đóng giúp cho các tổ chức quản lý Quỹ chủ động trong việc đầu tư mang tính dài hạn trong điều kiện ban đầu khi kinh nghiệm đầu tư chuyên nghiệp chưa nhiều.
Hai là, có thể thấy rằng tại tất cả các nước, hoạt động của mơ hình các Quỹ đầu tư
phát triển đều có hệ thống văn bản pháp lý khá hoàn chỉnh và ở cấp độ luật để điều chỉnh. Vấn đề cốt lõi trong mục đích điều chỉnh loại hình định chế này của hệ thống pháp luật các nước chính là tính chất đại chúng của việc phát hành và việc bảo vệ quyền lợi của người uỷ thác tiền là những người đầu tư vào Quỹ. Vì vậy, pháp luật liên quan trong lĩnh vực này đưa ra các quy định nhằm ngăn chặn những người khơng có trách nhiệm, khơng đủ các tiêu chí theo u cầu của pháp luật được tham gia quản lý Quỹ đầu tư phát triển; phân định chức năng tiến hành đầu tư với chức năng giám sát hay quản lý hoạt động đầu tư, giúp cho người đầu tư có được hệ thống bảo đảm an tồn các khoản đầu tư của mình, tránh tình trạng móc ngoặc, vụ lợi của nhà quản lý Quỹ phương hại tới công chúng đầu tư; quy định các giới hạn đầu tư giảm thiểu rủi ro cho Quỹ; các phương thức tính thu nhập và định giá tài sản không minh bạch việc phát hành. Cũng vì bản chất đặc biệt của loại hình này, bất kỳ thị trường nào từ thị trường phát triển tới các thị trường mới nổi, nhà nước đều có sự kiểm sốt chặt chẽ hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển.
Ba là, khuyến khích đa dạng hố danh mục đầu tư. Các Quỹ đầu tư phát triển luôn
được khuyến khích đầu tư vào nhiều các loại hình cơng cụ và tài sản tài chính khác nhau nhằm phân tán rủi ro. Phương thức đầu tư đa dạng cũng tạo điều kiện để thoả mãn tốt hơn mục tiêu đầu tư của từng loại chủ thể đầu tư trong nền kinh tế như: Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân,...
Bốn là, một vấn đề cũng không kém quan trọng là cùng với việc hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư phát triển, cần có sự quan tâm đúng mức đến việc đào tạo