CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1 Xác định vị trí chiến lược của Quỹ ĐTPT địa phương:

Việc xác định vị trí chiến lược, sự cần thiết phải tiếp tục phát triển Quỹ ĐTPT trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương là điều hết sức cần thiết nhằm xây dựng các mục tiêu, định hướng đúng đắn thúc đẩy hoạt động của Quỹ trong hiện tại và tương lai.

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của của đất nước giai đoạn 2011-2020, Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Để đảm bảo mục tiêu trên, từ nay đến năm 2020, nền kinh tế cần một lượng vốn rất lớn cho đầu tư phát triển. Do đó, áp lực về cân đối vốn cho đầu tư phát triển trong thời gian tới là rất lớn.

Về mặt cơ chế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để động viên mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2020 là tái cơ cấu nền tài chính quốc gia trên cả ba mặt: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư nhằm hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi của nền kinh tế đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn.

Phân cấp quản lý ngân sách, phân cấp quản lý tài chính giữa chính quyền trung ương và địa phương ngày càng được đẩy mạnh hơn đã nâng cao tính chủ động trong quản lý ngân sách và sử dụng nguồn vốn của nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các quy định mới về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước cũng cho phép nâng cao sự tự chủ của địa phương trong việc quản lý các nguồn vốn của ngân sách đầu tư vào các doanh nghiệp.

Về cơ bản, cho đến nay, Nhà nước đã cho phép các địa phương nhiều quyền tự chủ và nhiều sự lựa chọn trong việc huy động và phân phối các nguồn lực tài chính, tạo hành lang cho việc đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư tại các địa bàn phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế.

Trong tổng thể các kênh huy động vốn của chính quyền địa phương, Quỹ Đầu tư phát triển một mặt thể hiện vai trò quan trọng trong việc tập trung các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật của địa phương, mặt khác khẳng định Quỹ ĐTPT địa phương là một tổ chức giúp chính quyền địa phương sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cụ thể như sau:

- Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu về đầu tư phát triển của địa phương

- Hạn chế yếu tố rủi ro về mất cân đối nguồn vốn tài trợ cho các dự án

- Bổ sung vào kênh tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi kênh này dần thu hẹp cho phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế

- Góp phần phát triển thị trường vốn - Sử dụng vốn có hiệu quả

3.1.2 Mục tiêu, định hướng phát triển của các Quỹ ĐTPT địa phương đến năm 2015. năm 2015.

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển:

- Xây dựng Quỹ ĐTPT địa phương thành một định chế tài chính đủ mạnh giúp chính quyền địa phương thực thi có hiệu quả các chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đồng thời mở rộng các chức năng tài chính khác của địa phương nhu cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển quỹ nhà, quỹ đất …;

- Các Quỹ ĐTPT địa phương đóng vai trị chủ thể khởi xướng, dẫn dắt hoạt động đầu tư phát triển địa phương và đặc biệt chú trọng vào huy động các nguồn vốn đầu tư

tư nhân cùng tham gia thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hình thức hợp tác cơng tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề và công cụ quan trọng cho việc thực hiện xã hội hoá đầu tư tại địa phương. .

- Bổ trợ cho các kênh đầu tư khác tại địa phương như kênh Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam, hệ thống các tổ chức tài chính - tín dụng…, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư vào các cơng trình, dự án kết cấu hạ tầng;

- Làm cầu nối giúp chính quyền địa phương tiếp cận và huy động được vốn trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

3.1.2.2 Định hướng phát triển các Quỹ ĐTPT địa phương đến năm 2015:

* Không thành lập Quỹ đầu tư phát triển một cách tràn lan

Trong giai đoạn từ nay đến 2015, việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương chỉ nên tập trung vào các tỉnh, thành phố có kết dư nguồn ngân sách lớn, có khả năng tích tụ, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi để phân bổ cho các mục tiêu đầu tư phát triển khác nhau trên địa bàn. Đối với các địa phương có kết dư ngân sách nhà nước hoặc phát sinh các khoản tăng thu, tiết kiệm chi nhưng chưa thực sự cần thiết phải hình thành Quỹ ĐTPT thì uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn thực hiện cấp phát dưới hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án, cơng trình cần khuyến khích hoặc cho vay các dự án, cơng trình có khả năng thu hồi để bố trí tiếp cho các dự án có nhu cầu khác.

* Chuyển dần hoạt động của các Quỹ theo cơ chế thị trường

Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, các Quỹ ĐTTP cần phải dần chuyển hoá các hoạt động của mình theo cơ chế thị trường để phát huy được tính đa dạng, linh hoạt trong hoạt động, từ đó tạo điều kiện tăng hiệu quả đầu tư để bù đắp cho các khoản đầu tư có mức sinh lời thấp.

Các Quỹ ĐTPT địa phương cần xây dựng cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, bao gồm cả các dự án có mức sinh lời thấp hoặc khơng có khả năng sinh lời và các dự án đầu tư

hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khốn; thực hiện chuyển hố vốn đầu tư dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để vừa tăng cung hàng hoá cho thị trường chứng khoán, vừa tạo điều kiện thoát vốn để tiếp tục đầu tư vào các dự án khác.

* Huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương

Nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương ngày càng lớn, các Quỹ cần chủ động tìm kiếm, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi, các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất hợp lý để thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp hoặc cho vay các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cùng với các cơng cụ tài chính khác tại địa phương tạo nên mạng lưới rộng khắp huy động các nguồn lực, thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế tồn diện và xố đói, giảm nghèo tại địa phương.

* Thực hiện hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm

Bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn, các Quỹ ĐTPT địa phương phải thực hiện hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực then chốt có nhiều lợi thế so sánh của các địa phương mà các kênh tài trợ vốn khác hiện chưa vươn tới, hoặc các hoặc các chủ đầu tư, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn về tài sản thế chấp, mức vốn vay, thời hạn vay,... Trong điều kiện các địa phương có các điều kiện địa lý, tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngành nghề truyền thống khác nhau dẫn đến có các thế mạnh riêng khác nhau; các địa phương cần tập trung hoạt động đầu tư của các Quỹ ĐTPT địa phương vào các ngành nghề, lĩnh vực có nhiều khả năng so sánh để tạo tiền đề thúc đẩy chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

* Đa dạng hoá hoạt động, phân tán rủi ro

Các Quỹ cần thực hiện đa dạng hoá các hoạt động đầu tư, cho vay nhằm phân tán rủi ro; cần nhanh chóng xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, bao gồm cả đầu tư trực tiếp, và đầu tư gián tiếp, xác đinh và phân bổ cụ thể danh mục đầu tư theo từng ngành, từng lĩnh vực; từng doanh nghiệp, hoặc trong các doanh nghiệp trong cùng tập đồn, hoặc

* Hồn thiện cơ chế chính sách, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt

Hệ thống cơ chế chính sách tiếp tục cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, đảm bảo bao quát hết các hoạt động của các Quỹ ĐTPT, xem xét, đánh giá lại quy định về giới hạn tỷ lệ an tồn và hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản; rủi ro tỷ giá, trích lập dự phịng rủi ro để đảm bảo sự điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động và tốc độ phát triển của các Quỹ. Nghiên cứu xây dựng các quy định liên quan đến hợp tác công – tư (PPP) nhằm thực hiện xã hội hoá đầu tư, từng bước tạo điều kiện cho Quỹ phát triển.

Cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc giám sát hoạt động của Quỹ; đặc biệt là trách nhiệm của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và UBND các tỉnh, thành phố; tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát, bao gồm cả giám sát từ xa và giám sát trực tiếp nhằm hạn chế sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động của Quỹ nhưng vẫn đảm bảo cảnh báo và ngăn ngừa kịp thời các rủi ro có thể xẩy ra. Đặt việc duy trì an tồn trong hoạt động của các Quỹ ĐTPT trong chính sách chung về duy trì an tồn an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.

* Hoạt động đầu tư phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch ngành và quy hoạch vùng lãnh thổ

Hoạt động của Quỹ ĐTPT phải phù hợp với chiến lược phát triển thị trường tài chính - tiền tệ; chiến lược huy động vốn cho đầu tư phát triển; chiến lược phát triển thị trường chứng khoán,… Các dự án đầu tư về kết cấu hạ tầng (giao thông, y tế, giáo dục) cần phù hợp với chiến lược phát triển của từng lĩnh vực này. Việc phát triển các khu công nghiệp (hình thành các khu cơng nghiệp mới, di dời các doanh nghiệp từ nội thành ra ngoại thành) cần đặt trong quy hoạch tổng thể của vùng để đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh và khai thác tối đa lợi thế của từng khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)