Nhóm giải pháp hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động các Quỹ ĐTPT địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA

3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động các Quỹ ĐTPT địa phương

đối phó với các rủi ro khi thị trường có bất ổn.

- Tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý vốn ủy thác thông qua việc quản lý các Quỹ chuyên ngành như: Quỹ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, Quỹ xoay vịng, Quỹ giảm thiểu mơi trường, Quỹ ĐTPT hạ tầng, Quỹ ĐTPT khao học công nghệ, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

- Để tăng tính chun nghiệp và nâng cao cơng tác quản lý, các Quỹ ĐTPT có thể sử dụng bộ phận chun mơn hiện có hoặc thành lập riêng công ty quản lý Vốn uỷ thác (công ty cổ phần hoặc công ty TNHH) để quản lý nguồn vốn này cho hiệu quả.

3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động các Quỹ ĐTPT địa phương phương

Bên cạnh những nhóm giải pháp chính đã đưa ra ở trên, để đẩy mạnh hoạt động của các Quỹ cũng cần có những giải pháp hỗ trợ để thực thi các mục tiêu định hướng đã đề ra, cụ thể như sau:

3.2.2.1 Giải pháp hồn thiện khn khổ pháp lý:

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương theo đó nghiên cứu sửa đổi bổ sung hoặc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng: mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động cho phép các Quỹ hoạt động ra ngoài khu vực tỉnh, thành phố, hoạt động đầu tư trên thị trường vốn, thực hiện bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh phát hành chứng khoán…, bổ sung thêm các đối tượng cho vay, đầu tư thuộc các chương trình ưu tiên phát triển của địa phương trong từng thời kỳ…., sửa đổi hạn mức đầu tư, cho vay… và tăng thẩm quyền quyết định; quy định lãi suất theo hướng tạo linh hoạt, tạo sự chủ động cho các địa phương và các Quỹ…

- Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn các Quỹ hoạt động như xem xét sửa đổi bổ sung cơ chế tài chính liên quan đến cơ chế lương thưởng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp…, bổ sung Quy chế hoạt động uỷ thác quản lý, cấp phát cho vay, thu nợ, giải ngân các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ tìm kiếm dự án, thẩm định – cho vay dự án, tài sản đảm bảo, dự phòng rủi ro…theo một chuẩn mực chung để các Quỹ có thể áp dụng triển khai

- Sửa đổi, bổ sung Sổ tay hoạt động của các Quỹ hiện hành, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ tiếp cận và triển khai thực hiện; xây dựng các tiêu chí cụ thể để các Quỹ xác định được khả năng tiếp cận được các nguồn vốn trong nước và nước ngoài (yêu cầu tối thiểu theo Hiệp định hoặc Hợp đồng tài trợ hiện nay đang áp dụng)…

- Nghiên cứu cơ chế cho phép trích tỷ lệ % nguồn thu của Ngân sách địa phương đối với hoạt động của các Công ty xổ sổ địa phương cho các Quỹ, tạo nguồn vốn ổn định cho Quỹ; cơ chế huy động vốn nhàn rỗi từ Ngân sách địa phương, đảm bảo phù hợp với Luật ngân sách và các văn bản khác có liên quan.

- Nghiên cứu quy định rõ tiêu chí đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp đặc thù cho Quỹ nhằm tránh việc mỗi địa phương vận dụng từng cách khác nhau

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác công - tư áp dụng cho hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương và các thành phần kinh tế khác cùng tham gia thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; cơ chế thực hiện chứng khoán hoá các khoản đầu tư, cho vay.

- Nghiên cứu ban hành quy định về quản trị rủi ro bắt buộc đối với các Quỹ ĐTPT địa phương tương tự quy định đối với định chế tài chính phi ngân hàng như các quy định về quản trị hoạt động, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro …

3.2.2.2 Giải pháp Kiểm soát việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương:

Việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương là cần thiết thể hiện vai trò quan trọng trong việc tập trung các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ

thuật của địa phương, tuy nhiên nếu thành lập tràn lan tại các địa phương khi mà tai các địa phương này tiềm lực tài chính khơng đủ mạnh, khơng có các vùng kinh tế trọng điểm hay chưa cần thiết để tập trung vốn vào đầu tư kết cấu hạ tầng, thì việc quản lý cũng như phân bổ nguồn vốn trong tổng thẻ tài chính quốc gia khơng được hiệu quả, có thể tạo gánh nặng cho ngân sách địa phương.

Để tránh việc hình thành các Quỹ ĐTPT địa phương một cách tràn lan, không hiệu quả và khoa học. Chính phủ cần có cơ chế kiểm soát việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương. Nghị định 138/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương quy định các điều kiện cần thiết để thành lập Quỹ ĐTPT địa phương. Tuy nhiên, trên phương diện quản lý Nhà nước, có một số vần đề cần được xem xét như việc giao toàn bộ thẩm quyền quyết định thành lập Quỹ cho các chính quyền địa phương dẫn đến tình trạng có một số địa phương khi điều kiện cũng như tiêu chuẩn thành lập Quỹ chưa đạt nhất là tiêu chuẩn về vốn điều lệ vẫn được thành lập, thứ hai khi xét về tính chất và đặc điểm hoạt động, các Quỹ ĐTPT địa phương cần được quản lý tập trung, thống nhất bởi một cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp trung ương.

Để khắc phục hạn chế tồn tại này đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước. Chính phủ cần xem xét áp dụng cơ chế chấp thuận hoặc cấp phép đối với việc thành lập Quỹ ĐTPT địa phương. Việc này không làm ảnh hưởng nhiều đến việc phân cấp quản lý tại các địa phương. Về mặt quản lý tài chính, nguồn vốn thành lập Quỹ có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước, đồng thời hoạt động của Quỹ mang tính chất một tổ chức đầu tư tài chính nên về chức năng quản lý Nhà nước, chủ yếu sẽ do Bộ Tài chính quản lý, bên cạnh đó trong hoạt động của Quỹ có thực hiện cả hoạt động cho vay, hoạt động này liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng nhà nước. Vì vậy một cơ chế tồn diện và hợp lý nhất đối với việc cho phép thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương là do Bộ Tài chính chấp thuận hoặc cấp phép hoạt động sau khi có ý kiến thống nhất từ Ngân hàng nhà nước.

3.2.2.3 Chuyển đổi mơ hình hoạt động để hồn thiện bộ máy, nâng cao năng lực hoạt động.

- Từng Quỹ cần xây dựng chiến lược và lộ trình cụ thể từ nay đến 2015 chuyển đổi mơ hình hoạt động, phù hợp với năng lực, u cầu hoạt động trong từng giai đoạn.

- Đối với các Quỹ quy mô hoạt động còn chưa đủ lớn, vẫn hoạt động kiêm nhiệm (chi nhánh Ngân hàng phát triển) cần triển khai ngay việc chuyển đổi sang mơ hình độc lập theo đúng quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP; cần chủ động chuẩn bị xây dựng phương án thành lập các phịng, ban chun mơn như: phòng thẩm định, phòng đầu tư, phịng tín dụng, phịng quản lý vốn uỷ thác, phịng kế hoạch, phịng tài chính - kế tốn và văn phịng…và bố trí đủ nhân sự phù hợp, trước mắt hoạt động theo mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu…

- Đối với các Quỹ có quy mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng, cần từng bước chuyển hướng hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp hoặc mơ hình Tập đồn đầu tư tài chính hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ cơng ty con, để vừa tạo mối liên kết về vốn, vừa phát huy tính độc lập của các công ty thành viên, vừa tăng cường được sức mạnh tổng hợp của tồn bộ các cơng ty con trực thuộc.

Các Quỹ hội đủ các điều kiện cần thiết có thể tổ chức theo mơ hình oanh

nghiệp hoặc mơ hình Tập đồn đầu tư tài chính hoạt động theo mô h nh công ty m công ty con). Khi chuyển sang hoạt động theo các mơ hình này, Bộ máy của quỹ đầu tư

phát triển phải là bộ máy độc lập, đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên mơn cao và chun nghiệp, có khả năng đáp ứng được các hoạt động đa dạng của Quỹ trên thị trường.

Để chuyển đổi hoạt động theo hai loại mơ hình nêu trên Quỹ ĐTPT phải hội đủ các tiêu chí sau:

Đối v i các Quỹ tổ chức theo mơ hình doanh nghiệp (Cơng ty đầu tư tài chính)

 Phù hợp với thực tế và nhu cầu của kinh tế địa phương.

 Đã triển khai đầy đủ các hoạt động quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động hiện nay của Quỹ (trong đó doanh số hoạt động đầu tư trực tiếp chiếm trên 60% tổng doanh số hoạt động của Quỹ)

 Bộ máy tổ chức độc lập, hoạt động của quỹ và trình độ của cán bộ, nhân viên có tính chun nghiệp cao.

Đối v i các Quỹ tổ chức theo mơ hình Tập đồn đầu tư tài chính

 Phù hợp với quy mơ phát triển kinh tế xã hội của địa phương

 Vốn điều lệ của Quỹ đạt ít nhất 1.000 tỷ đồng

 Đã triển khai toàn diện các hoạt động của Quỹ ĐTPT và có tính chun nghiệp cao. Doanh số hoạt động đầu tư trực tiếp phải chiếm trên 80% tổng doanh số hoạt động của Quỹ.

 Có ít nhất 5 cơng ty thành viên hoạt động hạch tốn độc lập hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.

Năng lực của bộ máy quản lý và trình độ chun mơn của cán bộ Quỹ ĐTPT có tính chun nghiệp cao.

Đối v i các Quỹ chuẩn bị thành lập: Có thể nghiên cứu cho phép thí điểm thành

lập Cơng ty cổ phần trong đó vốn Nhà nước giữ cổ phần chi phối nhằm thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp…

- Cần hình thành thêm bộ phận công nghệ để thực hiện chức năng quản lý hệ thống mạng nội bộ, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các hoạt động của Quỹ ĐTPT, nhất là các phần mềm về quản trị tài chính, quản trị dự án đầu tư..

- Củng cố tổ chức bộ máy tác nghiệp phù hợp với quy mô hoạt động của Quỹ trong từng giai đoạn phát triển; bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn đào tạo để phát huy hết năng lực, đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc.

- Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các Quỹ như cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo trong và ngoài nước ngắn hoặc dài hạn, nâng cao nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ …

3.2.2.4 Cụ thể hóa trách nhiệm, quyền hạn để tăng cường cơng tác giám sát, kiểm tra hoạt động của Quỹ.

- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền trung ương, địa phương, của HĐQL Quỹ, của Ban Kiểm soát và Ban điều hành Quỹ làm cơ sở cho triển khai các hoạt động giám sát theo quy định.

- Đối với Quỹ: Để thực hiện tốt hoạt động giám sát nhằm giúp các Quỹ hoạt động đúng hướng, hiệu quả, không gây ra rủi ro và thất thoát vốn, các Quỹ ĐTPT địa phương cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo nội bộ và phương thức giám sát thường xuyên trong từng khâu hoạt động. Nếu từng khâu hoạt động vượt quá quy định của các chỉ tiêu cảnh báo nội bộ thì Ban kiểm sốt sẽ báo cáo và kiến nghi cách giải quyết lên Hội đồng quản lý, đồng thời thông báo cho Ban điều hành Quỹ để có những chấn chỉnh kịp thời.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương: Các cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét ban hành Thông tư về giám sát đối với hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương. Thông tư cần quy định rõ hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động và tài chính của Quỹ. Định kỳ các Quỹ ĐTPT phải gửi báo cáo theo mẫu về Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ vào số liệu báo cáo, các cơ quan nhà nước sẽ phân tích tình hình hoạt động, nếu có hiện tượng rủi ro, hoạt động có vấn đề sẽ yêu cần Quỹ ĐTPT địa phương điều chỉnh theo các giải pháp cụ thể. Trường hợp nghiêm trọng, Bộ Tài chính và UBND tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình cơ cấu lại Quỹ, đưa Quỹ trở lại hoạt động bình thường.

3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN: 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ: 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ:

- Hồn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương theo đó nghiên cứu sửa đổi bổ sung hoặc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi Nghị định 138 về một số vần đề như:

Về địa vị pháp lý và cơ chế tài chính của Quỹ, cần phân định rõ vị trí pháp lý của Quỹ là một doanh nghiệp hay là đơn vị sự nghiêp có thu. Để từ đó phân định rõ cơ chế tài chính hoạt động của Quỹ.

Về nguồn vốn hoạt động, cần sửa đổi bổ sung cho phép Quỹ huy động nguồn vốn ngắn hạn. Về huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Quỹ cần quy định cơ chế rõ ràng được phát hành trái phiếu theo quy định nào.

Về hoạt động sử dụng vốn: Nghị định cần sửa đổi bổ sung thêm các đối tượng cho vay, đầu tư thuộc các chương trình ưu tiên phát triển của địa phương trong từng thời kỳ…., sửa đổi hạn mức đầu tư, cho vay và tăng thẩm quyền quyết định; quy định lãi suất theo hướng tạo linh hoạt, tạo sự chủ động cho các địa phương và các Quỹ

Về trách nhiệm của Bộ Tài chính, Chính quyền địa phương và các Quỹ: Nghị định cần sửa đổi bổ sung thêm quy định rõ hơn về quyền, nghĩa vụ, thẩm quyền của Chính quyền địa phương. Phân cấp nhiều hơn cho Ban điều hành Quỹ nhằm tránh Chính quyền địa phương can thiệp quá sâu và trực tiếp vào hoạt động của Quỹ

- Bộ Tài chính cần nghiên cứu, hồn thiện các văn bản hướng dẫn các Quỹ hoạt động như xem xét sửa đổi bổ sung cơ chế tài chính liên quan đến cơ chế lương thưởng, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bổ sung Quy chế hoạt động uỷ thác quản lý, cấp phát cho vay, thu nợ, giải ngân các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước …theo một chuẩn mực chung để các Quỹ có thể áp dụng triển khai

- Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu ban hành quy định về quản trị rủi ro bắt buộc đối với các Quỹ ĐTPT địa phương tương tự quy định đối với định chế tài chính phi ngân hàng như các quy định về quản trị hoạt động, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro …

3.3.2 Kiến nghị với Chính quyền địa phương

Để các Quỹ có thể phát huy đầy đủ vai trị của mình, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng. Tại những tỉnh, thành phố mà Quỹ nhận được sự quan tâm hỗ trợ đúng mức từ các cấp chính quyền địa phương thì hoạt động của Quỹ tăng trưởng rất nhanh, vai trò của Quỹ được khẳng định một cách mạnh mẽ. Do đó, chính quyền các tỉnh, thành phố cần có sự nhận thức đúng đắn, tồn diện và có tầm chiến lược hơn đối với Quỹ để có các giải pháp kịp thời hỗ trợ hoạt động của Quỹ.

- Trước mắt, cần quan tâm chỉ đạo để cấp đủ vốn điều lệ và hoàn thiện tổ chức bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)