SỰ RA ĐỜI, CƠ CẤU CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

2.1 SỰ RA ĐỜI, CƠ CẤU CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

2.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam

Sau hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối khá cao hàng năm trên 7%, xuất khẩu gia tăng đạt trên 20%, bội chi ngân sách được duy trì dưới mức 5%GDP/năm.

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, Cơng ty TNHH, Công ty cổ phần, trong đó có nhiều lại hình định chế tài chính như Ngân hàng, Bảo hiểm, Cơng ty chứng khồn, Cơng ty quản lý Quỹ, … Thị trường chứng khốn cũng đã chính thức được thành lập từ tháng 7/2000 và phát triển mạnh.

Đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân trí; bảo vệ mơi trường sinh thái và đưa các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác vào cuộc sống.

Do nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển như vậy nên trong những năm vừa qua đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Việc hình thành một tổ chức tài chính riêng cho Chính quyền địa phương sẽ giải quyết được nhiều mục tiêu, vừa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, vừa

huy động thêm các nguồn vốn nhàn rỗi để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên các địa bàn.

2.1.2 Sự ra đời và phát triển của Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam

Quỹ ĐTPT địa phương đầu tiên được thành lập vào năm 1997 theo hình thức thí điểm là Quỹ ĐTPT thành phố Hồ Chí Minh, nay là Cơng ty Đầu tư tài chính thành phố Hồ Chí Minh. Sau 10 năm thực hiện thí điểm, mơ hình này đã được nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố và đã đạt được kết quả tích cực bước đầu. Để tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các Quỹ ĐTPT hoạt động và phát triển, ngày 28/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương, Sau 4 năm kể từ khi Nghị định này có hiệu lực, hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ngày càng phát triển cả về phạm vi, quy mô và chất lượng, và đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, góp phần đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương

Tính đến tháng 8/2011, sau 14 năm hoạt động, trên phạm vi cả nước hiện đã có 27 địa phương thành lập Quỹ ĐTPT để huy động các nguồn vốn trung dài hạn để thực hiện cho vay, đầu tư trực tiếp các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương, trong đó khu vực miền Nam là 12 Quỹ, miền Trung 8 Quỹ và miền Bắc 7 Quỹ.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Quỹ ĐTPT địa phương

Tổ chức bộ máy của Quỹ ĐTPT địa phương bao gồm: Hội đồng quản lý (HĐQL), Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành tác nghiệp.

* Thành phần Hội đồng quản lý

- Hội đồng quản lý có tối đa 7 người. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế quyết định số lượng thành viên của HĐQL theo nguyên tắc số lượng thành viên HĐQL phải là số lẻ.

- Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

- Thành phần, cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng, nhiệm kỳ hoạt động của HĐQL được quy định tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương.

* Ban Kiểm soát có tối đa 5 thành viên, được hưởng phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định của HĐQL.

* Bộ máy điều hành của Quỹ ĐTPT địa phương gồm Ban Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và các Phịng, Ban nghiệp vụ. Bộ máy của các Quỹ địa phương được tổ chức theo hai mơ hình hoạt động độc lập và kiêm nhiệm, tuy nhiên từ thực tế cho thấy, các Quỹ ĐTPT địa phương có mơ hình độc lập hoạt động hiệu quả hơn các Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động theo mơ hình kiêm nhiệm.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)