Thực trạng cấp và bổ sung vốn điều lệ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT

2.2.2.1 Thực trạng cấp và bổ sung vốn điều lệ:

* Xu hướng tăng trưởng vốn điều lệ của các Quỹ

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng Vốn điều lệ các Quỹ giai đoạn 1997-2011

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính

Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BQ 1997- 2010 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 245 349 427 541 716 951 1,071 1,687 2,706 3,400 3,876 4,083 5,340 7,248 7,391 2,668 Tốc độ tăng trưởng VĐL (%) 42 22 27 32 33 13 58 60 26 14 5 31 36 20 30

Đồ thị 2.3: Xu hướng tăng trưởng Vốn điều lệ các Quỹ giai đoạn 1997-2011 ĐVT: tỷ đồng 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Vốn điều lệ Vốn điều lệ bổ sung

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính

Lúc mới bắt đầu thí điểm mơ hình hoạt động của Quỹ, tổng vốn điều lệ chỉ đạt 245 tỷ đồng, đến năm 2000 là 541 tỷ đồng, năm 2005 là 2,706 tỷ đồng và đến 2011 tổng số vốn điều lệ đã đạt 7,391 tỷ đồng, gấp 10 lần so với năm 2000 và gấp hơn 3 lần so với năm 2005.

Tính chung cả giai đoạn 1997 – 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn điều lệ các Quỹ là 30%, trong đó giai đoạn trước khi Nghị định 138 ra đời (1997-2007) gần 35% và giai đoạn sau khi nghị định được áp dụng là 21%.

Vốn điều lệ bổ sung ngoài nguồn vốn điều lệ chủ yếu do Ngân sách địa phương bố trí cấp khi thành lập hoặc bổ sung hàng năm, một phần nguồn vốn điều lệ được các Quỹ bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu trên cho thấy, giai đoạn trước năm 2007, hầu hết vốn điều lệ bổ sung là do Ngân sách địa phương bố trí, vốn bổ sung có nguồn gốc từ hoạt động kết quả kinh doanh chỉ chiếm 8% nhưng sang giai đoạn 2007-2011, tốc độ bổ sung vốn điều lệ từ kết quả hoạt động kinh doanh mặc dù cịn nhỏ nhưng cũng đã có bước phát triển mới, đạt xấp xỉ 16%. Điều này cũng chứng minh tính hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn của các Quỹ.

Ngoài ra, các nguồn vốn khác được Ngân sách địa phương xem xét, bổ sung như: khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm Quỹ ĐTPT địa phương nộp cho Ngân

sách địa phương và được địa phương đồng ý cấp bổ sung vốn điều lệ (Quỹ Hải Phòng), nguồn vốn phát triển nhà ở, hợp tác xã (Bình Dương)…

Như vậy qua số liệu và tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ qua các năm có thể thấy các tỉnh, thành phố cũng đã bước đầu quan tâm thu xếp các nguồn vốn của địa phương giúp các Quỹ nâng cao năng lực tài chính, tạo tiền đề cho các Quỹ có thể tiếp cận và khơi thơng nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động trong thời gian tới.

Tuy tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của các Quỹ tương đối khả quan nhưng thực chất việc tăng trưởng giữa các Quỹ không đồng đều và không cân đối, vốn điều lệ chỉ tập trung chủ yếu vào các Quỹ trong nhóm 1 là 4,915 tỷ đồng (tính đến 2011) bao gồm: Quỹ TP.HCM (2,192 tỷ đồng), Quỹ Hà Nội (1.145 tỷ đồng), Quỹ Bình Dương (618 tỷ đồng), Quỹ Đà Nẵng (300 tỷ đồng), Quỹ Đồng Nai (430 tỷ đồng), Quỹ Tiền Giang (230 tỷ đồng), trong khi đó 21 Quỹ cịn lại chỉ chiếm 34% tổng vốn điều lệ của các Quỹ, trong đó cịn 6 Quỹ chưa đáp ứng được vốn điều lệ tối thiểu được quy tại Nghị định số 138/2008/NĐ-CP (vốn điều lệ tối thiểu các Quỹ là 100 tỷ đồng) bao gồm: Hải Phòng (27 tỷ đồng), Tây Ninh (60 tỷ đồng), Ninh Bình (40 tỷ đồng), Hải Dương (17 tỷ đồng), KonTum (31 tỷ đồng), Hà Giang (40 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)