Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

2.3 ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA CÁC QUỸ ĐTPT

2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

Các hạn chế, tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ chốt sau:

Thứ nhất, quan điểm về mơ hình và chiến lược hoạt động của loại hình định chế

đa năng như các Quỹ hiện nay chưa rõ ràng do tính chất hoạt động đặc thù của Quỹ: vốn điều lệ 100% Ngân sách địa phương bố trí, vừa có hoạt đơng đầu tư trực tiếp, vừa có hoạt động đầu tư gián tiếp... , hoạt động được điều chỉnh theo nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, không tạo sự thông suốt, minh bạch và hiệu quả cho Quỹ, hoạt động vừa mang tính chất phục vụ mục tiêu chính sách của chính quyền địa phương, vừa mang tính thị trường với các hoạt động đa dạng, tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp cho chính các hoạt động phi lợi nhuận

Thứ hai, một số chính quyền địa phương tuy đã thành lập Quỹ ĐTPT nhưng cũng

chưa nhận thức hết vai trò của Quỹ ĐTPT đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; còn nghiêng nhiều về quan điểm tạo công cụ để thực hiện hỗ trợ, chưa coi trọng đúng mức đến việc huy động nguồn lực và đa dạng hố các hình thức hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

kinh tế - xã hội khó khăn; một số chính sách kinh tế, đầu tư cịn chồng chéo, thiếu nhất qn; tính cơng khai, minh bạch trong các hoạt động đầu tư chưa được quan tâm đúng mức nên các nhà đầu tư tư nhân chưa thực sự yên tâm bỏ vốn để cùng nhà nước triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng – cơ sở cho phát triển kinh tế tại địa phương; thị trường tài chính mới phát triển ở giai đoạn sơ khai cả về hình thức tổ chức và cơng cụ giao dịch trên thị trường; chưa tạo kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của các Quỹ ĐTPT, nhất là khả năng huy động và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển.

Thứ tư, khung pháp lý cho hoạt động của định chế trung gian tài chính nói chung

và các Quỹ ĐTPT địa phương nói riêng chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ. Các Bộ, ngành có liên quan cần tiếp tục thể chế hố và có các hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương.

Thứ năm, sự liên kết, phối hợp trong hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương trên tồn quốc thời gian qua cịn nhiều hạn chế, việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau cũng ít được các Quỹ quan tâm; các Quỹ triển khai hoạt động theo mục tiêu riêng của mỗi tỉnh, thành phố nên hiệu ứng đồng bộ khơng cao.

Thứ sáu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Quỹ ĐTPT chưa đáp ứng

được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là trong điều kiện hoạt động của Quỹ địi hỏi tính chun sâu trong nhiều lĩnh vực như đầu tư tài chính, thẩm định dự án, quản lý rủi ro, quản lý tính thanh khoản,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nền tảng lý luận của Chương 1, Chương 2 của luận văn đã đi vào phân tích thực trạng các mặt hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương từ khi Quỹ đầu tiên được thành lập vào năm 1997cho đến nay với 27 Quỹ đang hoạt động và phát triển Trên cơ sở số liệu thu thập được, luận văn đã khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng, tìm ra được những thành tựu và sự cần thiết phải duy trì và phát triển hoạt động của các

Quỹ, bên cạnh đó luận văn cũng đánh giá kết quả đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế để từu đó làm nền tảng đề xuất hệ thống các giải pháp đẩy mạnh hoạt động các Quỹ ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 63)