Hoạt động đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT

2.2.3.2 Hoạt động đầu tư trực tiếp

Hoạt động đầu tư trực tiếp của các Quỹ tính đến thời điểm này thực sự chưa phải là hoạt động chính yếu như yêu cầu khi thành lập Quỹ. Trong tổng số 27 Quỹ, chỉ có 8 Quỹ (Quỹ TP.HCM, Quỹ Đồng Nai, Quỹ Bình Dương, Quỹ Tiền Giang, Quỹ Tây Ninh, Quỹ Đà Nẵng, Quỹ Bình Phước, Quỹ Cần Thơ) triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp dưới các hình thức như: đầu tư trọn gói bằng nguồn vốn tự có của Quỹ, hợp vốn với các tổ chức kinh tế để cùng thực hiện dự án, góp vốn thành lập các doanh nghiệp để đầu tư vào các dự án hạ tầng kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn....

Đồ thị 2.8: Xu hướng phát triển đầu tư trực tiếp giai đoạn 1997-2011

ĐVT: tỷ đồng 15 11 10 5 4 52 66 34 157 216 614 744 1,203 2,2032,377 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của các Quỹ đến 31/12/2011 đạt trên 2.377 tỷ đồng. Xu hướng đầu tư trực tiếp của các Quỹ ngày càng tăng cả về phạm vi, quy mô và chất lượng đầu tư. Đặc biệt sau khi Nghị định 138/2007/NĐ-CP ra đời, vốn đầu tư trực tiếp ngày càng gia tăng bình quân hàng năm là 1,428 tỷ đồng, gấp gần 22 lần so với vốn đầu tư bình quân giai đoạn 1997-2006 (57 tỷ đồng).

Phương thức đầu tư trực tiếp của các Quỹ ngày càng được đa dạng hoá. Trong khi giai đoạn trước năm 2000, hoạt động đầu tư trực tiếp chủ yếu dưới hình thức Quỹ trực tiếp bỏ vốn đầu tư vào các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơng trình phục vụ cho cộng đồng xã hội, giai đoạn sau năm 2006, đầu tư trực tiếp tập trung vào các hoạt động: hợp vốn với các tổ chức tài chính, kinh tế, liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn thành lập các doanh nghiệp cổ phần để cùng hợp tác đầu tư.

Các dự án mà các Quỹ đã thực hiện đều được đánh giá cao về lợi ích đem lại cho cộng đồng và cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài các dự án đầu tư trực tiếp tiêu biểu của các Quỹ thuộc nhóm 1 như các dự án về đầu tư xây dựng nhà ở khu tái định cư Phú Hồ, khu dân cư Tân Đơng Hiệp…của Bình Dương; dự án BOT Cầu Phú Mỹ, dự án nhà máy Xử lý nước Kênh Đông, dự án Xây dựng nhà máy nước Thủ Đức…của Quỹ TPHCM hay dự án đầu tư xây dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh nhà, đất tại phường Bửu Long, TP.Biên Hoà của Quỹ Đồng Nai, một số Quỹ khác cũng đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư các dự án theo hình thức này như: dự án trồng và chăm sóc 200 ha cao su trên địa bàn huyện Bù Đăng của Quỹ Bình Phước; dự án góp vốn thành lập cơng ty cổ phần công nghệ phần mềm Đà Nẵng, công ty TNHH Massda Land…của Quỹ Đà Nẵng; dự án góp vốn liên doanh với Tổng cơng ty May Việt Tiến, góp vốn thành lập cơng ty cổ phần BOO nước Đồng Tâm…của Quỹ Tiền Giang hay dự án góp vốn thành lập Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và công ty cổ phần đầu tư Cadif của Quỹ Cần Thơ...

Tóm lại, việc các Quỹ triển khai áp dụng các phương thức đầu tư trực tiếp đã tạo ra tính chủ động cao cho Quỹ trong việc đáp ứng nhu cầu đầu tư của địa phương, nâng cao khả năng thoát vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ; thu hút ngày càng nhiều các

nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển hợp tác công – tư trong thời gian tới. Ngồi ra, việc góp vốn thành lập các cơng ty cổ phần của các Quỹ thời gian qua cũng gắn liền với việc phát triển, cung cấp thêm hàng hoá cho TTCK, phát triển thị trường vốn, điển hình là cơng ty cổ phần hạ tầng kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (CII) do Quỹ TP.HCM góp vốn thành lập đã được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)