Hoạt động cho vay đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT

2.2.3.1 Hoạt động cho vay đầu tư

Hoạt động cho vay đầu tư là hoạt động chủ chốt của tất cả các Quỹ và hoạt động này đến nay về cơ bản được các Quỹ triển khai tương đối hiệu quả.

Bảng 2.6: Tổng số dự án và doanh số cho vay giai đoạn 1997-2011

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính

Tính đến 2011, tổng số dự án các Quỹ cho vay là 5.337 dự án với tổng số vốn cho vay đạt 40.111 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 5 năm kể từ khi ra đời Nghị định

Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số dự án 35 120 175 220 302 343 354 351 457 430 460 493 515 535 546 Doanh số cho vay (tỷ đồng) 19 192 337 395 429 849 1,438 1,963 2,702 3,255 3,322 4,239 5,871 7,305 7,795 Tốc độ phát triển (%) 1,01 1 176 117 109 198 169 137 138 120 102 128 139 124 107

138/2007/NĐ-CP, tổng số vốn cho vay của các Quỹ là 28.532 tỷ đồng, chiếm hơn 65% tổng số vốn cho vay cho cả giai đoạn 1997 – 2011.

Đồ thị 2.7: Xu hướng phát triển tổng số dự án và doanh số cho vay đầu tư giai đoạn 1997 – 2011 ĐVT: tỷ đồng/ dự án 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - 100 200 300 400 500 600 Tổng số cho vay Số dự án

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện xu hướng phát triển rất mạnh của hoạt động cho vay đầu tư. Từ khi Nghị định 138 được ban hành, hoạt động cho vay đầu tư của các Quỹ dần ổn định và phát triển cả về quy mô và chất lượng. Giai đoạn 2007-2011, số dự án tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân 5.4% nhưng doanh số cho vay lại tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân 31%. Điều này thể hiện hoạt động cho vay đầu tư của các Quỹ đã phát triển về chiều sâu, đầu tư vào các dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu ngày càng hội nhập của đất nước.

Cho vay đầu tư của các Quỹ hiện nay chủ yếu tập trung đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, góp phần giảm áp lực về vốn cho nhu cầu đầu tư của tỉnh và giảm gánh nặng cho Ngân sách địa phương như: các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông đô thị, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư trường học, bệnh viện, hệ thống xử lý nước thải, các chương trình phát triển làng nghề, phát triển kinh tế nhỏ và vừa theo mục tiêu phát triển kinh tế chung của các địa phương. Một số dự án tiêu biểu như: dự án cải tạo, nâng cấp đường Hùng Vương,

đường Điện Biên Phủ của Quỹ ĐTPT Tp. Hồ Chí Minh; dự án cấp thoát nước, quy hoạch khu dân cư của Quỹ Bình Dương; dự án đầu tư trường học, dự án phát triển hạ tầng của Quỹ Đồng Nai, Quỹ Tiền Giang, Quỹ Tây Ninh…

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, giảm thiểu rủi ro, huy động các thành phần kinh tế tại địa phương cùng tham gia đầu tư phát triển kinh tế, một số Quỹ như TP.HCM, Quỹ Hà Nội, Quỹ Tiền Giang cũng đã triển khai kêu gọi các tổ chức tài chính, tín dụng cùng tham gia cho vay hợp vốn các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, dự án phát triển các lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của tỉnh, thành phố có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)