Chương 2 : THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU PVCOMBANK
2.2. Thực trạng giá trị thuơng hiệu PVcombank
2.2.1.2 Kết quả khảo sát
Thông tin mẫu khảo sát: Trong số 200 đối tuợng được khảo sát có 180 đối tượng khảo sát hợp lệ sẽ được đưa vào phân tích. Thơng tin mẫu khảo sát được trình bày chi tiết trong phụ lục 05.
Kết quả phân tích Cronbach Alpha
Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha, một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach’s alpha nằm trong khoảng 0.7 – 0.8 và độ tin cậy có thể chấp nhận được nếu Cronbach’s alpha >=0.6 (Nunnally & Burstein, 1994). Kết quả phân tích Cronbach Alpha trong bảng 2.1 cho thấy các thành phần đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 và tương quan biến tổng lớn hơn 0.4 nên đều đạt yêu cầu. (Kết quả phân tích Cronbach Alpha được trình bày chi tiết trong phụ lục 06).
Bảng 2.2. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Thành phần Cronbach’s Alpha
Mức độ nhận biết thương hiệu 0.816
Hình ảnh thương hiệu 0.783
Chất lượng cảm nhận thương hiệu 0.817
Lòng trung thành thương hiệu 0.912
Nguồn: kết quả thống kê dữ liệu khảo sát
Biện luận giữ biến quan sát:
Theo kết quả phân tích Cronbach Alpha của thành phần “Hình ảnh thương hiệu”, biến quan sát HA4 “Ngân hàng PVcombank có thành tích cao trong lĩnh vực ngân hàng” chỉ đạt 0.475 (kêt quả khảo sát theo Phụ Lục 6), đây là mức tương quan thấp nhất trong tất cả các biến quan sát thể hiện mức độ tương quan biến - tổng của biến HA4 rất yếu, tuy nhiên tác giả vẫn giữ lại biến quan sát trên vì hai lý do chính sau đây. Thứ nhất, việc loại bỏ biến quan sát HA4 không làm tăng hệ số Cronbach Alpha của thành phần “Hình ảnh thương hiệu”. Thứ hai là yếu tố các thành tích trong ngành của một ngân hàng rất quan trọng đối với thương hiệu của ngân hàng đó, vì vậy việc có một biến quan sát thể hiện quan điểm của đối tượng khảo sát về thành tích của PVcombank là rất cần thiết.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Tác giả sử dụng phương pháp trích (extraction method) Principle Components Analysis và phép xoay varimax. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thang đo được chấp nhận khi:
- Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO): 0.5 < KMO < 1.
- Mức ý nghĩa (sig) của kiểm định Bartlett ≤ 0.05, tức là các biến có mối quan hệ với nhau.
- Mơ hình phù hợp khi tổng phương sai trích ≥ 50%.
- Hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát ≥ 0.5 (trường hợp biến quan sát đo lường nội dung quan trọng thì hệ số tải nhân tố ≥ 0.4 cũng chấp nhận được).
Bảng 2.3: Thang đo giá trị thuơng hiệu PVcombank sau khi tiến hành phân tích EFA
Ký hiệu biến Phát biểu
Thang đo mức độ nhận biết thương hiệu
NB1 Tôi biết ngân hàng PVcombank.
NB2 Tơi có thể dễ dàng phân biệt ngân hàng PVcombank với các ngân hàng
khác.
NB3 Tơi có thể đọc đúng tên ngân hàng PVcombank.
NB4 Tơi có thể nhận biết logo của ngân hàng PVcombank một cách nhanh
chóng
NB5 Tơi có thể nhớ và nhận ra màu sắc đặc trưng của ngân hàng
PVcombank
Thang đo hình ảnh thương hiệu
HA1 Ngân hàng PVcombank rất chuyên về dịch vụ tài chính - tiền tệ.
HA2 Ngân hàng PVcombank có sản phẩm/dịch vụ rất đa dạng.
HA3 Ban lãnh đạo ngân hàng PVcombank giỏi quản lý.
HA4 Ngân hàng PVcombank có thành tích cao trong lĩnh vực ngân hàng.
HA5 Ngân hàng PVcombank có điểm giao dịch ở rất nhiều tỉnh thành
Thang đo chất lượng cảm nhận
CL1 Cơ sở vật chất của Ngân hàng PVcombank đảm bảo an toàn trong giao
CL2 Không gian giao dịch của Ngân hàng PVcombank rất tiện nghi, thoải mái
CL3 Nhân viên của Ngân hàng PVcombank phục vụ rất chuyên nghiệp
(nhanh và chính xác)
CL4 Thủ tục giao dịch tại ngân hàng PVcombank nhanh gọn
CL5 Phí dịch vụ, lãi suất của ngân hàng PVcombank thể hiện sự tương ứng
giữa chất lượng và giá.
Thang đo lòng trung thành thương hiệu
LTT1 Tôi vẫn đang sử dụng dịch vụ của Ngân hàng PVcombank.
LTT2
Tôi nghĩ ngay đến Ngân hàng PVcombank khi có nhu cầu khác về tài chính - tiền tệ.
LTT3 Tơi sẽ sử dụng dịch vụ Ngân hàng PVcombank lâu dài.
kết quả kiểm định (chi tiết: phụ lục 07) cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố này đều lớn hơn 0.7 và tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4 nên đạt độ tin cậy.