đánh giá qua các tiêu chí cơ bản, đó là:
+ Tính tích cực nhận thức của người được tuyên truyền. Đó là niềm say mê,
hứng thú, nhiệt tình, chăm chú lắng nghe người cán bộ tuyên truyền; ước vọng và nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thơng qua việc đặt ra những câu hỏi về chủ đề, nội dung tuyên truyền, đề nghị giới thiệu một số sách về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Tri thức. Đó là sự hiểu biết của cá nhân về nguồn gốc, đặc điểm, vai trò và
những nội dung của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; về cuộc đời sự nghiệp và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và quan điểm của chủ Mác- Lênin về đạo đức cách mạng cũng như những vấn đề đã được truyền đạt khi thực hiện tuyên truyền miệng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Niềm tin vào tư tưởng được tuyên truyền. Đây là tiêu chuẩn chủ đạo để
đánh giá kết quả tuyên truyền. Nó thể hiện ở việc nhận thức được tính chất, sự phong phú và chiều sâu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng như ý nghĩa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với bản thân. Khi đã có niềm tin vào sự đúng đắn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ kích thích người nghe hành động phù hợp với những tri thức đã tiếp thu được biểu hiện ở sự chuyển biến tích cực về hành vi đạo đức cũng như sự vận dụng những tri thức đạo đức Hồ Chí Minh vào trong sinh hoạt, học tập, lao động, như: tích cực học tập, lao động, cơng tác, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.