một cách nhanh chóng thơng qua thái độ tích cực nhận thức của đối tượng tác động.
b. Sự phân chia thể loại, hình thức và phương pháp tuyên truyền miệng
Sự phân chia hình thức và phương pháp tuyên truyền mang tính chất tương đối. Tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ giữa người nói và người nghe mà người ta phân chia tuyên truyền miệng thành hai hình thức cơ bản là độc thoại và đối thoại.
Những hình thức độc thoại của tun truyền miệng gồm có: Giảng bài, thơng tin chuyên đề, báo cáo, kể chuyện. Trong đó:
Giảng bài là hình thức mà chủ thể tun truyền sử dụng ngơn ngữ nói để trình bày một tư tưởng, một học thuyết hay một sự kiện, vấn đề theo một hệ thống, có phân tích, có dẫn chứng chứng minh và được kết cấu theo những luận cứ rõ ràng, những tư liệu, dữ liệu khoa học nhằm tác động vào quan điểm, niềm tin, thế giới quan của đối tượng tuyên truyền.
Thơng tin chun đề là hình thức chủ thể tun truyền thông báo kịp thời các sự kiện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đã, đang và sẽ diễn ra thu hút sự quan tâm của nhiều người bằng cách phân tích, giải thích một cách cặn kẽ, chi tiết nhằm làm cho đối tượng hiểu đúng đắn sự kiện vấn đề.
Báo cáo là hình thức chủ thể tuyên truyền truyền đạt một quan điểm, một học thuyết, một sự kiện hay một vấn đề nào đó cho đối tượng tuyên truyền mà khơng có giảng giải hay phân tích. Ví dụ như báo cáo nghị quyết của Đảng, báo cáo chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, báo cáo kinh nghiệm, báo cáo kết quả cơng tác…
Kể chuyện là hình thức trình bày các sự kiện, hiện tượng, quá trình bằng hình tượng vấn đề, dựa trên kinh nghiệm hoặc cuộc sống thực tế. Kể chuyện mang tính truyền cảm đặc biệt.
Những hình thức đối thoại của tuyên truyền miệng phổ biến hiện nay đó là: tọa đàm, tranh luận và hỏi đáp. Trong đó:
Tọa đàm là hình thức trao đổi, thảo luận giữa chủ thể tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền về một tư tưởng, một quan điểm, một sự kiện hay một vấn đề theo chủ đề đã được định trước trong khơng khí dân chủ, cởi mở và chân thành. Trong đó chủ thể tun truyền đóng vai trị là người dẫn dắt, điều khiển cuộc trao đổi, đối tượng tuyên truyền được tự do bày tỏ quan điểm của mình về những vấn
đề thảo luận, chủ thể tuyên truyền là người dẫn dắt, điều khiển, định hướng nhận thức của đối tượng theo mục đích tuyên truyền đã đề ra. Tọa đàm có thể diễn ra ở quy mơ khác nhau: có thể từ 3-5 người, cùng có thể nhiều hơn nhưng thơng thường tọa đàm thường không quá 35 người.
Tranh luận là một dạng thảo luận cơng khai diễn ra dưới hình thức đấu lý giữa những người tham gia. Tranh luận nhằm mục đích giúp cho người tham gia tìm ra chân lý một cách độc lập và sáng tạo.
Hỏi và đáp là hình thức dùng để giải thích kịp thời một vấn đề, một sự kiện hiện tượng hay một vấn đề nào đó đang được dư luận quan tâm theo hình thức hỏi và trả lời.
c. Cấu trúc của tuyên truyền miệng
E.A.Nô-Gin.[31; tr.32-33] cho rằng, cơng việc của người tun truyền miệng hay nói cách khác là các giai đoạn hay cấu trúc tuyên truyền miệng có thể chia theo hai giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn trước giao tiếp, tức là giai đoạn chuẩn bị bài phát biểu và giai đoạn giao tiếp, tức là giai đoạn tác động vào khách thể tuyên truyền. Trong giai đoạn trước khi giao tiếp, có thể chia theo hai bước: bước xác định chủ đề và mục đích bài phát biểu; đánh giá về đối tượng tuyên truyền và hoàn cảnh. Đây là bước rất quan trọng, là cơ sở cho bước tiếp theo của giai đoạn chuẩn bị tài liệu. Bước tiếp theo là chuẩn bị bài phát biểu. Bước này bao gồm các công việc: Lựa chọn tư liệu, lập lơ gíc bố cục của bài phát biểu, sử dụng tư liệu thực tế, lựa chọn ngôn ngữ và văn phong. Giai đoạn giao tiếp, bao gồm các công việc sau: Phát biểu, trả lời các câu hỏi, tiến hành tranh luận ( nếu có)
Trên cơ sở phân chia cách phân chia trên của E.A.Nô - Gin về các giai đoạn công việc của người tuyên truyền, chúng tôi bổ sung, làm rõ thành tố hay các bước tiến hành tuyên truyền miệng gồm 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền
Đây là bước quan trọng đầu tiên khi tiến hành hoạt động tuyên truyền nói chung và tuyên truyền miệng nói riêng. Trước khi tiến hành các công việc của tuyên truyền miệng, người tuyên truyền cần phải định hướng được hoạt động tuyên truyền. Nghĩa là cần phải:
- Xác định mục đích, yêu cầu tuyên truyền miệng
Đây là công việc rất quan trọng của người tuyên truyền. Mục đích, yêu cầu tuyên truyền thực chất đó là kết quả dự kiến sau khi kết thúc hoạt động tuyên
truyền miệng sẽ đạt được điều gì ở người nghe. Do vậy, mục đích, yêu cầu tuyên truyền quy định các tri thức cần truyền đạt tới người nghe, các tiêu chí để kiểm tra, đánh giá hiệu quả tuyên truyền cũng như quy định việc lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền. Xác định mục đích, yêu cầu tuyên truyền miệng là chỉ rõ đối tượng chịu sự tác động của tuyên truyền miệng là ai, tác động như thế nào và tác động đến đâu.
Đề xác định được mục đích, yêu cầu tuyên truyền đúng đắn, người tuyên truyền cần:
+ Nghiên cứu nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch và hướng dẫn tuyên truyền và những yêu cầu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội.
+ Phân tích diễn biến tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội + Phân tích những diễn biến của đời sống xã hội
+ Xác định mục tiêu cụ thể: căn cứ vào thực trạng diễn biến tư tưởng, tâm trạng xã hội, đối chiếu với những yêu cầu của cấp ủy để xác định một cách đúng đắn hoạt động tuyên truyền cần phải làm cho người thu được cái gì, họ cần phải tin vào cái gì và phải làm gì.
Xác định mục đích, yêu cầu tun truyền cần đảm bảo tính thực tế, khơng nên cho rằng chỉ một buổi hay một đợt tuyên truyền mà người nghe có thể thay đổi được thái độ và hành vi của người được tuyên truyền.