Đề cương tuyên truyền là văn bản quan trọng nhất giúp người tuyên truyền dễ dàng truyền tải được tất cả các quan điểm, tư tưởng cần tuyên truyền và giúp người nghe dễ hiểu, dễ tiếp thu các vấn đề tuyên truyền. Do vậy, không xây dựng đề cương tuyên truyền hay bài phát biểu quá chi tiết, chia thành nhiều phần, nhiều mục làm phức tạp vấn đề. Việc diễn giải các quan điểm, tư tưởng tuân theo một quy luật diễn giảng phù hợp với trình độ của người nghe. Các tư liệu, số liệu được sắp xếp một cách hợp lý, không ôm đồm quá nhiều con số, dẫn chứng mà chỉ nên chọn những số liệu mới, chính xác, điển hình và có căn cứ rõ ràng.
Đề cương tun truyền hay bài phát biểu miệng thông thường xây dựng theo 3 phần: phần mở đầu, phần chính, phần kết luận.
Phần mở đầu là phần rất quan trọng nhằm kích thích tính tị mị, sự thích thú và thu hút sự chú ý của người nghe vào nội dung tuyên truyền. Xây dựng phần mở đầu phụ thuộc phần lớn vào khung cảnh và khách thể tuyên truyền. Có thể xây dựng phần mở đầu một cách trực tiếp và gián tiếp. Việc xây dựng phần mở đầu phải gắn kết với các phần, mục khác trong đề tài cả về nội dung và diễn đạt ngôn ngữ tuyên truyền; phù hợp với thời gian tuyên truyền, tâm trạng, thái độ của người nghe đối với chủ đề tuyên truyền và người tuyên truyền.
Phần chính đề cương tuyên truyền hay bài phát biểu. Đây là quan trọng nhất và dài nhất trong đề cương nhằm lơi cuốn, kích thích tính tích cực nhận thức, duy trì sự hứng thú của người nghe. Yêu cầu xây dựng phần chính là: bố cục chặt chẽ, các vấn đề được trình bày, lập luận theo những quy tắc, phương pháp nhất định phù hợp với quy luật nhận thức của người nghe. Các luận điểm được sáng tỏ bởi các luận cứ. Những luận điểm cơ bản của đề tài được trình bày và phát triển một cách tồn diện. Trình bày từ cái đơn giản đến cái phức tạp hoặc từ những quan điểm trừu tượng đến việc liên hệ vào những cái cụ thể, chi tiết. Giữa các phần, các mục, các luận điểm nên có các đoạn chuyển tiếp, cần có những điểm nhấn trong trình bày. Việc giải thích nội dung tuyên truyền cần dựa vào nhiều tài liệu thực tế.
Phần kết luận - Đó là phần tổng kết phần đã nói, củng cố và làm tăng ấn tượng về những tư tưởng được tuyên truyền, đặt ra cho người nghe những yêu cầu, nhiệm vụ nhất định và kêu gọi người nghe đi đến hành động trực tiếp. yêu cầu khi xây dựng phần kết luận đó là: gắn chặt với phần chính, với nội dung cơ bản của đề tài và ý nghĩa của nó; ngắn gọn, tự nhiên, nhất quán trong phong cách thể hiện từ phần mở đầu, phần chính và phần kết luận.
Bước 3: Thực hiện tuyên truyền
Đây là công việc quyết định tới hiệu quả tuyên truyền. Đề cương tuyên truyền hay bài phát biểu dù có chuẩn bị rất tốt nhưng khả năng trình bày khơng tốt và khơng biết duy trì và tăng cường sự chú ý của người nghe thì hiệu quả của bài nói cũng giảm đi rất nhiều.