Trả lời câu hỏi của người nghe

Một phần của tài liệu Kỹ NĂNG TUYÊN TRUYềN tư tưởng hồ chí minh của cấp ủy đảng cơ sở xã, phường (Trang 40 - 43)

Trả lời câu hỏi của người nghe thực chất đó là tiếp tục trình bày nội dung tuyên truyền, làm cho người nghe hiểu rõ, và tin tưởng hơn vào những vấn đề cịn băn khoăn hoặc chưa nắm rõ. Đây khơng chỉ là sự đối thoại giữa người tuyên truyền và người hỏi mà còn hướng tới những người nghe xung quanh. Vì thế, người tun truyền cần có sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tuyên truyền; có vốn hiểu biết sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phải nắm vững và thực hiện đúng các nguyên tắc và quy tắc khi trả lời câu hỏi. Không nên từ chối những câu hỏi thuộc vấn đề đang tuyên truyền.

Tóm lại, sự phân chia các bước tiến hành cơng việc hay thành tố của tuyên truyền miệng ở trên chỉ là tương đối. Các bước đó khơng hồn tồn độc lập với nhau mà giữa chúng có sự liên quan mật thiết với nhau, bước trước là cơ sở cho việc thực hiện bước tiếp theo. Mỡi bước tiến hành có thể tương ứng là một kỹ năng hay nhiều kỹ năng.

Qua phân tích trên, chúng tơi nhận thấy: chất lượng, hiệu quả tuyên truyền nói chung và kỹ năng tuyên truyền miệng nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố đầu tiên và quyết định đó là người tuyên truyền phải có được những kỹ năng tuyên truyền, phải am hiểu đối tượng tuyên truyền cũng như bối cảnh xã hội.

1.2.2. Kỹ năng tuyên truyền miệng

1.2.2.1. Kỹ năng

Theo Đại từ điển tiếng Việt - Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế [112; tr.934].

Từ điển trên mạng Wikipedia: Kỹ năng là sự thành thạo, sự dễ dàng hoặc khéo léo có được thơng qua đào tạo, trải nghiệm. Có 3 thành tố cơ bản của kỹ năng là kết quả, sự ổn định và hiệu quả [ http: //www.ansers.com].

Trong tâm lí học, đã có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng.

V.A.Cruchetxki nhấn mạnh đến khía cạnh kỹ thuật của hành động, ơng cho rằng: “Kỹ năng đó là sự thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thức đúng đắn” [98; tr.88]. Kỹ năng có những mức độ khác nhau, những mức độ này được đánh giá tuỳ theo nhiệm vụ (học tập) và lứa tuổi (học sinh).

N.Đ.Levitov, nhấn mạnh đến kết quả và khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn để có cách thức hành động đúng đắn trong những điều kiện nhất định. Ông quan niệm:“Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hành động phức tạp hơn, bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn, có chiếu cố đến những điều kiện nhất định”[79; tr.188]. Theo tác giả có những trình độ khác nhau của kỹ năng, tuỳ theo trình độ và lứa tuổi mà đánh giá các trình độ đó. Trình độ kỹ năng phụ thuộc vào các cải tiến biện pháp thực hiện hoạt động cũng như việc luyện tập.

A.V.Petrovski đồng ý rằng: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành cơng những nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định, được gọi là các kỹ năng”[9; tr.149]. Theo ơng, kỹ năng chính là sự lựa chọn đúng đắn và vận dụng đúng đắn tri thức vào thực tiễn.

V.V. Tsebuseva: “Kỹ năng là khả năng (trình độ được chuẩn bị) thực hiện một hành động nào đó thì dựa trên cơ sở những tri thức và kỹ xảo và được hoàn thiện lên cùng với chúng” [96; tr.70].

Trong cuốn:“Tâm lý học quân sự do Phạm Hoàng Gia-Thế Trường dịch, V.V.Sê- li-ắc, K.K.Pla-tô-nốp, A.Đ.Glô-tô-skin đã quan niệm:“Kỹ năng là cấu tạo tâm lý kết hợp tri thức và kỹ xảo với hành động, và biểu hiện sự vận dụng đúng đắn các tri thức để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn” [97; tr.650]. Các tác giả cho rằng, để có kỹ năng phức tạp địi hỏi sự vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những tri thức và kỹ xảo trong những điều kiện mn hình, mn vẻ, ln biến đổi. Theo U.S.Department of Labor's "Dictionnary of Occupational Titles", Kỹ năng là khả năng thực hiện thành thạo một hành động. Kỹ năng là sản phẩm của quá trình giáo dục, đào tạo, sự trải nghiệm, tài năng của cá nhân […].

Các tác giả Ngơ Cơng Hồn[41], Vũ Dũng [22] và Trần Quốc Thành [84] quan niệm: kỹ năng là năng lực vận dụng tri thức về hành động hay các thao tác của hành động một cách đúng đắn và hợp lý để đạt được kết quả mong muốn.

Đào Thị Oanh quan niệm:“ Kỹ năng là phương thức vận dụng tri thức vào hoạt động thực hành đã được củng cố”. [100, tr.105].

Ngồi các tác giả kể trên, cịn có nhiều các tác giả đã rút ra các khái niệm khác nhau về kỹ năng, như: Võ Sỹ Lục, Trần Thị Tú Quyên, Bùi Thị Xuân Mai [51], [106] [55]. Điều đó thấy rằng, kỹ năng là một phạm trù được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ. Mặc dù với nhiều cách luận giải khác nhau nhưng chung lại các quan niệm về kỹ năng có thể chia theo 2 khuynh hướng cơ bản:

Khuynh hướng thứ nhất xem xét kỹ năng như là khả năng nắm vững và vận

dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có về phương thức của hành động vào thực tiễn. Các tác giả theo khuynh hướng này đều có điểm chung là nhấn mạnh đến khía cạnh kỹ thuật của hành động, xem xét kỹ năng trong mối quan hệ với hành động. Kỹ năng được hình thành trong thực tiễn (luyện tập hoặc dạy các kỹ năng). Đại diện cho khuynh hướng này là: V.A.Cruchetxki, V.V.Tsebuseva, Đào Thị Oanh.

Khuynh hướng thứ hai xem xét kỹ năng không chỉ là việc nắm vững cách

thức hành động mà còn phải gắn với kết quả của hành động, với những điều kiện nhất định. Kỹ năng như là biểu hiện năng lực thực hiện một hoạt động hay cơng việc nào đó của con người và là một thành tố quan trọng để có được năng lực trong một lĩnh vực nhất định. Cá nhân có kỹ năng khơng chỉ hành động hay hoạt động có kết quả trong một hồn cảnh cụ thể mà cịn phải đạt được kết quả trong nhiều hồn cách khác nhau. Kỹ năng phát triển theo các mức độ từ thấp đến cao. K.K.Platonov và G.G.Golubev đưa ra các giai đoạn phát triển kỹ năng với 5 mức độ. Giai đoạn 1: kỹ năng còn rất sơ đẳng khi chủ thể mới ý thức được mục đích và tìm kiếm cách thức hành động dưới dạng “ thử và sai”; Giai đoạn 2: kỹ năng đã có, nhưng chưa đầy đủ (hiểu biết về phương thức thực hiện); Giai đoạn 3: kỹ năng chung song cịn mang tính riêng lẻ; Giai đoạn 5: kỹ năng tay nghề cao khi cá nhân không sử dụng các kỹ năng khác nhau thành thạo mà còn sáng tạo trong những điều kiện khác nhau [dẫn theo 65]. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là N.Đ.Levitov, V.V.Sê-li-ắc

cùng với K.K.Pla-tô-nốp và A.Đ.Glô-tô-skin, A.V.Petrovski, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Dũng, Trần Quốc Thành.

Như vậy, có rất nhiều các quan niệm về kỹ năng với những khuynh hướng khác nhau, song về nội dung, chúng tơi nhận thấy ít nhiều có hàm chứa những dấu hiệu đặc trưng như sau:

Một phần của tài liệu Kỹ NĂNG TUYÊN TRUYềN tư tưởng hồ chí minh của cấp ủy đảng cơ sở xã, phường (Trang 40 - 43)