Tuyên truyền và tuyên truyền miệng

Một phần của tài liệu Kỹ NĂNG TUYÊN TRUYềN tư tưởng hồ chí minh của cấp ủy đảng cơ sở xã, phường (Trang 25 - 27)

1.2.1.1. Tuyên truyền

Thơng thường tun truyền được hiểu đó là hoạt động truyền bá thông tin, quan điểm, tư tưởng tới một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó nhằm một mục đích nhất định. Trong nghiên cứu, tuyên truyền là một khái niệm phức tạp. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực chính trị bàn về nó nhưng để thống nhất khái niệm tuyên truyền trên phạm vi rộng lớn là một điều khó khăn. Khái niệm tuyên truyền đã được xem xét và đề cập ở các góc độ khác nhau.

Bách khoa toàn thư mở [wikipedia]: Tuyên truyền là hành động truyền bá thơng tin với mục đích đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng

theo chiều hướng có lợi cho một phong trào hay tập đồn, thường lồng sau mục tiêu chính trị. Mục tiêu cuối cùng của tuyên truyền không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng.

Đại từ điển Bách khoa Liên Xơ cho rằng, tun truyền có 2 ý nghĩa. Nghĩa rộng, tuyên truyền là truyền bá những quan điểm, tư tưởng chính trị, về triết học, khoa học, nghệ thuật mà mục đích là biến những quan điểm tư tưởng đó thành ý thức xã hội và nâng cao tính tích cực trong hoạt động thực tiễn của quần chúng. Nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định, phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tiễn phù hợp với thế giới quan ấy [8, 162].

Đại từ điển tiếng Việt: Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục, vận động mọi người làm theo [111, 1753]. Ở đây nhấn mạnh đến khía cạnh thuyết phục của tuyên truyền.

Từ điển tiếng Việt: Tuyên truyền là phổ biến một chủ trương, một học thuyết để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần chúng hoạt động theo một đường lối và nhằm mục đích nhất định [113…].

S.A.Na-Đi-Ra-Svi-Li quan niệm: Tuyên truyền không chỉ là truyền đạt thông tin, mà điều chủ yếu nhất là làm cho hành vi con người, tính tích cực xã hội của họ, quan điểm chính kiến, tâm thế xã hội của họ phát triển theo hướng mà người cán bộ tuyên truyền mong muốn [77; 16].

Edward Bermays quan niệm: Tuyên truyền là một sự nỗ lực kiên định và bền bỉ (lâu dài) để tạo ra hay phát triển các tư tưởng đã có nhằm tác động đến các mối quan hệ của công chúng với một tổ chức kinh doanh, một ý tưởng hay một nhóm [114; tr.53].

Elull Jacques [115] khẳng định: Tuyên truyền là một tập hợp các phương pháp làm việc của một nhóm có tổ chức để tạo sự đồng thuận tâm lý, nhất trí tham gia hoạt động hoặc điều khiển hành động của đám đông thông qua các thao tác tâm lý.

Garth S.Jowett và Victoria O’Donnell [116]: Tuyên truyền là cố ý tìm cách có hệ thống để hình thành nhận thức, thao tác tư duy và hành vi tốt nhất theo mong muốn của chủ thể tuyên truyền.

Richard Alan Nelson [119] cho rằng: Tun truyền là hình thức có hệ thống, có mục đích, là sự nỡ lực cố ý để thuyết phục mọi người suy nghĩ và ảnh hưởng đến cảm xúc, thái độ, ý kiến và hành động của khán giả vì những mục tiêu cụ thể

cho các mục đích chính trị, tư tưởng hay thương mại thơng qua việc thơng tin có kiểm sốt trên các phương tiện thơng tin đại chúng hoặc các kênh truyền trực tiếp.

Nguyễn Hữu Thụ quan niệm: Tun truyền là q trình tác động có mục đích tới các cá nhân, nhóm xã hội nhằm làm thay đổi nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi của họ [82, tr.13-14].

Hà Thị Bình Hịa cho rằng: Tun truyền là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của người tuyên truyền nhằm hình thành ở các cá nhân, các nhóm xã hội những trạng thái tâm lí, ý thức, những định hướng giá trị có tác dụng hướng dẫn nhận thức và hành động của họ phù hợp với mục đích tuyên truyền [40].

Dương Xuân Sơn quan niệm: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá những tư tưởng, quan điểm, cơ bản của hệ tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần chúng để hình thành bức tranh về thế giới và lịch sử [107, tr.80].

Hoàng Quốc Bảo, quan niệm: Tuyên truyền là phổ biến giải thích một học thuyết, một tư tưởng, một quan điểm, một kiểu ý thức xã hội và cổ vũ tính tích cực của họ để đạt mục đích của cơng tác tun truyền đã đặt ra [15, tr.33 -34].

Các nhà hoạt động lí luận và thực tiễn trong cơng tác tư tưởng (tuyên giáo của Đảng), như: Đào Duy Tùng [79, tr.8], Hoàng Tùng [80, tr. 65], Nguyễn Chí Mỳ [67, tr.11] đều cho rằng: tuyên truyền là truyền bá, phổ biến, giải thích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, quan điểm của Đảng đến với quần chúng nhân dân nhằm làm cho họ có nhận thức về các quy luật của xã hội, hiểu được đường lối, chính sách của Đảng trên cơ sở đó có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng và hành động một cách tự giác, sáng tạo cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Như vậy tổng hợp các quan niệm về tuyên truyền, chúng tôi nhận thấy rằng:

Một phần của tài liệu Kỹ NĂNG TUYÊN TRUYềN tư tưởng hồ chí minh của cấp ủy đảng cơ sở xã, phường (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w