Chức năng hình thành, củng cố niềm tin

Một phần của tài liệu Kỹ NĂNG TUYÊN TRUYềN tư tưởng hồ chí minh của cấp ủy đảng cơ sở xã, phường (Trang 31 - 32)

Hình thành củng cố, niềm tin trong tun truyền khơng phải chỉ là niềm tin về tư tưởng được tuyên truyền cho người được tuyên truyền, mà còn đề cập tới việc hình thành, củng cố niềm tin của chủ thể tuyên truyền đối với vấn đề mình sẽ tuyên truyền và tin khả năng của bản thân. Nếu chủ thể tuyên truyền khơng tin vào những điều mình nói ra, viết ra, thì cũng khơng thể nào làm cho người khác tin vào những điều đó được. Vì vậy, để hình thành niềm tin của con người trong tuyên truyền, chủ thể tuyên truyền vừa phải hình thành, củng cố niềm tin vững chắc của bản thân đối với tuyên truyền, vừa phải hình thành niềm tin tưởng của người được tuyên truyền đối với tư tưởng, tri thức tuyên truyền. Trong đó, chú trọng tới nội dung, tính chất, sự phong phú và chiều sâu của những tư tưởng tuyên truyền là cần thiết. Nó là cơ sở để cá nhân, nhóm xã hội có thái độ đánh giá thơng tin, tri thức tuyên truyền một cách đúng đắn. Tuy nhiên, những tri thức được tuyên truyền đưa ra thường chỉ là những chất liệu để hình thành niềm tin của người được tuyên truyền. Chỉ những kiến thức có ý nghĩa đối với cá nhân mới củng cố được niềm tin vững chắc của cá nhân nên chủ thể tuyên truyền vừa chú trọng nội dung cũng như kỹ năng tuyên truyền, cũng như quan tâm rèn luyện đạo đức để tạo được niềm tin của người được tuyên truyền trong quá trình tuyên truyền.

- Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi

Tuyên truyền bảo đảm cho con người không chỉ nhận thức thế giới xung quanh mà còn điều khiển, điều chỉnh hành vi con người trong hoạt động. Nhờ có tuyên truyền con người nhận thức được thế giới xung quanh trên cơ sở đó tự điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình. Để thực hiện chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người, tuyên truyền phải luôn tự điều chỉnh trong cơ cấu nội tại của mình, đó là điều chỉnh nội dung, phương thức tun truyền và cả hành vi của người tuyên truyền cho phù hợp với thái độ, tình cảm của người được tuyên truyền và bối cảnh tuyên truyền.

c. Phân loại tuyên truyền

Có nhiều cách phân loại khác nhau về tuyên truyền. Việc phân loại hoạt động tuyên truyền tuỳ thuộc vào nhận thức và cách tiếp cận của các tác giả. Nếu theo tính chất hệ tư tưởng thì có tun truyền cho hệ tư tưởng nào cổ suý và ủng hộ, bảo vệ hệ tư tưởng nào. Chẳng hạn tuyên truyền tư sản và tuyên truyền cộng sản chủ nghĩa. Theo nội dung truyền tải thì có tun truyền kinh tế, tuyên truyền chính trị, tuyên truyền về công tác quản lý đô thị, an ninh, quốc phịng, văn hố… Theo

phạm vi tác động đến đối tượng có tuyên truyền cá biệt (cho một người), tuyên truyền nhóm, tun truyền đại chúng (cho đơng người). Theo phương thức tác động có tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (gọi tắt là tuyên truyền thông tin đại chúng) hay tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp.

Trong luận án này chúng tôi chỉ xem xét đến hoạt động tuyên truyền miệng.

1.2.1.2. Tuyên truyền miệng

Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền ra đời sớm nhất và được loài người sử dụng phổ biến.

Trong công tác tư tưởng của Đảng, tuyên truyền miệng là một hình thức tun truyền cơ bản, có vai trị rất quan trọng. Các tổ chức đảng, chủ yếu là sử dụng nó để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt, giải thích chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân một cách kịp thời và chính xác. Đồng thời, thơng qua tun truyền miệng, có thể giúp nhân dân phân tích, bình luận và xác minh chính xác, nhanh chóng những thơng tin diễn ra hàng ngày phát ra từ những kênh thơng tin chính thức và khơng chính thức hiện nay.

Chúng tơi quan niệm: Tun truyền miệng là phương thức chủ thể sử dụng lời

nói trực tiếp tác động vào ý thức, thái độ và hành vi của con người nhằm thuyết phục, khêu gợi cảm xúc và kích thích hành vi tích cực của họ trong thực tiễn theo ý muốn của chủ thể ở những hoàn cảnh cụ thể.

Tuyên truyền miệng là một hình thức hoạt động của tun truyền, vì vậy ngồi những đặc điểm, cấu trúc, chức năng của hoạt động tuyên truyền nói chung, tuyên truyền miệng có những đặc trưng riêng. Luận án đề cập tới tuyên truyền miệng ở các góc độ sau:

a. Đặc điểm đặc trưng của tuyên truyền miệng:

Một phần của tài liệu Kỹ NĂNG TUYÊN TRUYềN tư tưởng hồ chí minh của cấp ủy đảng cơ sở xã, phường (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w