Xem tuyên truyền miệng là một q trình thơng tin nên kỹ năng tun truyền

Một phần của tài liệu Kỹ NĂNG TUYÊN TRUYềN tư tưởng hồ chí minh của cấp ủy đảng cơ sở xã, phường (Trang 44 - 46)

miệng có thể được xem như là cách thức giúp người được tuyên truyền khám phá thông tin, thu thập và xử lý thông tin một cách trực tiếp mà không qua các khâu trung gian nào cả.

Sự tiếp xúc trực tiếp giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền trong tuyên truyền miệng giúp cho người nghe có thể trực tiếp trao đổi, tranh luận, đề nghị giải đáp những vấn đề quan tâm, chưa rõ cũng như tự do bày tỏ những quan điểm, tư tưởng, thái độ trước những thông tin được tuyên tuyền hoặc những sự kiện diễn ra xung quanh. Vì vậy, xem xét đến kỹ năng tuyên truyền miệng ở đây không chỉ là xem xét khả năng thông tin, trao đổi, phản ánh tư tưởng, sự kiện, hiện

tượng một cách đơn thuần mà đi sâu vào xem xét nó ở khả năng kích thích nhu cầu khám phá, tìm tịi phân tích, lý giải, làm rõ bản chất của quan điểm, vạch ra mối liên hệ và chiều hướng vận động của sự vật, hiện tượng của người nghe; trên cơ sở đó định hướng người nghe, người đọc, người xem nhận thức thơng tin gì và nhận thức như thế nào cho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền. Do đó, các kỹ năng như: thu thập, lựa chọn, thiết kế thơng tin; chọn lựa thể loại và hình thức thơng tin; kỹ năng nói, kỹ năng viết cùng với sự nhạy bén thông tin, vốn hiểu biết xã hội rộng, sự phong phú về vốn từ vựng … đều xem là có tác động mạnh mẽ tới kỹ năng tuyên truyền miệng.

- Xem tuyên truyền miệng như là một dạng của hoạt động nhận thức hay nói cách khác là một q trình tri giác ngơn ngữ của người được tuyên truyền, vì vậy

kỹ năng tuyên truyền miệng có thể được xem như kỹ năng sư phạm giúp người nghe chủ động, tích cực nhận thức tư tưởng, tri thức của xã hội.

Tuyên truyền miệng luôn gắn liền với khả năng truyền đạt kiến thức cho người nghe, tạo lập sự tiếp xúc thoải mái, thân thiện nhằm thực hiện mục đích giáo dục trong tuyên truyền nên người tuyên truyền cần biết được: phải truyền đạt cho người nghe khối lượng kiến thức bao nhiêu, dùng cách thức và phương pháp nào, làm thế nào để người nghe chú ý và tích cực nhận thức vấn đề vấn đề mình nói. Do vậy, các kỹ năng sư phạm như: soạn bài, lên lớp, thu hút sự chú ý, tăng cường khả năng ghi nhớ, kích thích tư duy… và việc nắm vững các quy luật của hoạt động tâm lý cá nhân (tính quy luật của tri giác, trí nhớ, tư duy, tình cảm, ý chí…) của người tuyên truyền là có liên quan chặt chẽ tới kỹ năng tuyên truyền miệng. Tuy nhiên, không thể đồng nhất với kỹ năng tuyên truyền miệng với kỹ năng sư phạm trong giáo dục, vì sự đồng nhất này sẽ làm mất đi tính đặc thù giữa tuyên truyền và giáo dục. Ngoài nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tuyên truyền miệng cịn có nhiệm vụ khác đó là hình thành niềm tin, điều khiển và điều chỉnh hành vi con người nên nó cịn cần các kỹ năng khác nữa chứ khơng chỉ là kỹ năng sư phạm.

- Tuyên truyền miệng là một hoạt động tương tác trực tiếp, là một dạng ảnh hưởng xã hội trực tiếp giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền, là phương tiện điều khiển tâm lý xã hội nên kỹ năng tuyên truyền miệng có thể được xem như là kỹ năng giao tiếp xã hội giúp người nghe có thái độ và hành vi rõ ràng trước các sự kiện, hiện tượng diễn ra của đời sống xã hội.

Trong quá trình tương tác với người nghe, người tuyên truyền luôn cố gắng để thay đổi trạng thái của người nghe phù hợp với mục đích đã định khơng chỉ thơng

qua kết cấu, nội dung và cách trình bày vấn đề mà thơng qua cử chỉ, thái độ cởi mở, chân thành; thơng qua uy tín, tính cách cá nhân để khêu gợi, cảm hóa, thuyết phục người nghe có thái độ và hành vi phù hợp với mong muốn của người tuyên truyền. Do vậy, khi bàn đến kỹ năng tuyên truyền miệng thì các yếu tố như; niềm tin, uy tín, thái độ tơn trọng, chan hịa, thấu hiểu; các kỹ năng diễn đạt, quan sát, lắng nghe, hỏi - đáp được xem như là những yếu tố quan trọng để điều khiển, thu hút sự chú ý của người nghe tới vấn đề tuyên truyền; từ đó thuyết phục, khêu gợi và cảm hóa người nghe.

Như vậy, kỹ năng tuyên truyền miệng có thể vừa được xem xét như là kỹ năng thông tin, vừa được xem xét như là kỹ năng sư phạm và kỹ năng giao tiếp.

Trên cơ sở khái niệm về tuyên truyền miệng, về kỹ năng và những phân tích trên, chúng tơi đề xuất khái niệm kỹ năng tuyên truyền miệng, như sau:

Kỹ năng tuyên truyền miệng là khả năng lựa chọn, vận dụng tri thức, kinh nghiệm đúng đắn của chủ thể tuyên truyền vào việc sử dụng lời nói trực tiếp để tác động tới cá nhân, nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh ý thức, thái độ và hành vi của họ trong những điều kiện nhất định theo mục đích tuyên truyền.

a. Đặc điểm của kỹ năng tuyên truyền miệng

Một phần của tài liệu Kỹ NĂNG TUYÊN TRUYềN tư tưởng hồ chí minh của cấp ủy đảng cơ sở xã, phường (Trang 44 - 46)