CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
3.1.3.2. Thang đo sự gắn kết tổ chức
Gồm 3 thành phần: mong muốn là thành viên trong tổ chức, sẵn sàng nỗ lực làm việc, cảm thấy là sự bắt buộc.
Thành phần 1: Mong muốn là thành viên trong tổ chức (ký hiệu: GK1) bao gồm 8 biến quan sát đo lường sự gắn bó tích cực mạnh mẽ của nhân viên với các mục tiêu của tổ chức, mong muốn là một phần của tổ chức.
Ký hiệu biến Phát biểu
GK1.1 Tơi rất vui dành phần sự nghiệp cịn lại của mình để làm việc tại Ân Nam
GK1.2 Tơi thích thảo luận với những người bên ngoài về tổ chức của tôi
GK1.3 Tôi thật sự cảm thấy những vấn đề của Ân Nam cũng chính là vấn đề của bản thân tôi
GK1.4 Tôi cảm thấy mình rất dễ dàng được gắn bó với một tổ chức khác như Ân Nam hiện nay
GK1.5 Tơi khơng cảm thấy mình là một thành viên của Ân Nam GK1.6 Tơi khơng cảm thấy mình có cảm xúc gắn bó với Ân Nam GK1.7 Tổ chức Ân Nam có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tơi GK1.8 Tơi khơng cảm thấy mình thực sự thuộc về tổ chức này
Trong 8 biến quan sát, có 5 biến được giả thuyết tác động dương (+) đến “sự gắn kết của nhân viên với tổ chức”, riêng biến GK1.5, GK1.6, GK1.8 được giả thuyết tác động âm (-) nên nghiên cứu cần mã hóa lại 3 biến này cho phù hợp và biết chính xác mức độ cảm nhận của nhân viên về “sự gắn kết của nhân viên với tổ chức” do thành phần “mong muốn là thành viên của tổ chức” mang lại.
n = 6 – m Trong đó:
n: mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức do thành phần “mong muốn là thành viên của tổ chức”.
m: mức độ đồng ý của nhân viên về “mong muốn là thành viên của tổ chức” (sử dụng kết quả thang đo Likert bậc 5 chưa mã hóa của biến GK1.5, GK1.6, GK1.8).
Thành phần 2: Sẵn sàng nỗ lực làm việc (ký hiệu: GK2) bao gồm 8 biến quan sát
đo lường sự sẵn sàng nỗ lực làm việc của nhân viên, họ cảm nhận được chi phí cao khi rời khỏi tổ chức.
Ký hiệu biến Phát biểu
GK2.1 Tôi khơng e ngại điều gì sẽ xảy ra nếu tơi từ bỏ cơng việc tại đây mà khơng có ai thay thế
GK2.2 Thực sự là rất khó khăn cho tơi để từ bỏ nơi này trong lúc này, mặc dù là tôi muốn.
GK2.3 Cuộc sống của tôi sẽ có nhiều bất ổn nếu tôi quyết định rời bỏ công ty vào lúc này
GK2.4 Khơng có gì phải mất khi tơi quyết định rời bỏ công ty trong lúc này
GK2.5 Trong lúc này, làm việc tại Ân Nam là điều cần thiết
GK2.6 Tơi cảm thấy khơng có nhiều lựa chọn để xem xét việc rời khỏi Ân Nam
GK2.7 Một trong vài hậu quả nghiêm trọng của việc rời khỏi Nam Ân là cơ hội tìm được cơng việc trên thị trường khơng nhiều
GK2.8
Một trong những lý do chính khiến tơi làm việc cho Ân Nam đó là việc rời khỏi Ân Nam sẽ đòi hỏi sự hy sinh cá nhân đáng kể (Công ty khác có thể khơng mang lại được tổng lợi ích cho tôi như tại Ân Nam)
Trong 8 biến quan sát, có 6 biến được giả thuyết tác động dương (+) đến “sự gắn kết của nhân viên tổ chức”, riêng biến GK2.1, GK2.4 được giả thuyết tác động âm (-) nên nghiên cứu cần mã hóa lại 2 biến này cho phù hợp và biết chính xác mức độ cảm nhận của nhân viên về “sự gắn kết của nhân viên với tổ chức” do thành phần “sẵn sàng nỗ lực làm việc” mang lại.
n = 6 – m Trong đó:
n: mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức do thành phần “sẵn sàng nỗ lực làm việc”.
m: mức độ đồng ý của nhân viên về “sẵn sàng nỗ lực làm việc” (sử dụng kết quả thang đo Likert bậc 5 chưa mã hóa của biến GK2.1, GK2.4).
Thành phần 3: Cảm thấy là sự bắt buộc (ký hiệu: GK3) bao gồm 8 biến quan sát
đo lường cá nhân gắn kết với tổ chức vì cảm xúc của nghĩa vụ, cảm xúc này xuất phát từ nhiều nguồn.
Ký hiệu biến Phát biểu
GK3.1 Tôi nghĩ rằng ngày nay con người chuyển từ công ty này sang công ty khác làm việc là bình thường
GK3.2 Tơi khơng nghĩ rằng, một người phải luôn trung thành với công ty của họ
GK3.3 Tôi xem việc nhảy từ công ty này sang công ty khác làm việc không phải là một vấn đề vơ đạo đức gì cả
GK3.4
Một trong những lý do chính để tơi tiếp tục làm việc cho Ân Nam là vì tơi tin rằng lịng trung thành là quan trọng, và do đó tơi cảm thấy mình có sự ràng buộc về đạo đức để tiếp tục làm việc tại đây
GK3.5
Nếu tơi có nhận được đề nghị cho một công việc tốt hơn ở Công ty khác, tôi không nghĩ việc rời khỏi Ân Nam của mình là đúng đắn.
GK3.6 Tơi cảm thấy có lỗi khi rời khỏi Ân Nam
GK3.7 Tôi được học là phải tin vào giá trị của việc gìn giữ lịng trung thành đối với tổ chức
GK3.8 Mọi thứ thì tốt đẹp hơn trong những ngày khi mà một người đã làm việc cho một tổ chức gần suốt cả đời (sự nghiệp) của họ
Trong 8 biến quan sát, có 5 biến được giả thuyết tác động dương (+) đến “sự gắn kết của nhân viên với tổ chức”, riêng biến GK3.1, GK3.2, GK3.3 được giả thuyết tác động âm (-) nên nghiên cứu cần mã hóa lại 3 biến này cho phù hợp và biết chính xác mức độ cảm nhận của nhân viên về “sự gắn kết của nhân viên với tổ chức” do thành phần “cảm thấy là bắt sự buộc” mang lại.
n = 6 – m Trong đó:
n: mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức do thành phần “cảm thấy là sự bắt buộc”.
m: mức độ đồng ý của nhân viên về “cảm thấy là bắt buộc” (sử dụng kết quả thang đo Likert bậc 5 chưa mã hóa của biến GK3.1, GK3.2, GK3.3).