CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Phân tích sự khác biệt giữa các yếu tố nhân chủng học
4.5.1. Phân tích sự khác nhau giữa các yếu tố nhân chủng học đối với mong muốn là thành viên trong tổ chức muốn là thành viên trong tổ chức
Kết quả phụ lục 8.1 cho thấy:
Giới tính: khơng có sự khác nhau giữa nam và nữ về mong muốn là thành viên trong tổ chức.
Nơi làm việc: với mức ý nghĩa α = 5%, có sự khác nhau về mong muốn là thành viên trong tổ chức giữa nhân viên làm tại công ty TNHH thực phẩm Ân Nam và nhân viên làm tại cửa hàng thực phẩm cao cấp Gourmet cũng như giữa nhân viên làm tại công ty TNHH thực phẩm Ân Nam và nhân viên làm tại cửa hàng rượu cao cấp The Warehouse. Tuy nhiên, khơng có sự khác nhau về mong muốn là thành
viên trong tổ chức giữa nhân viên làm tại cửa hàng thực phẩm cao cấp Gourmet và nhân viên làm tại cửa hàng rượu cao cấp The Warehouse. Dựa vào giá trị trung bình, ta thấy mức độ mong muốn là thành viên trong tổ chức của nhân viên tại công ty TNHH Thực phẩm sẽ cao hơn nhân viên làm việc tại cửa hàng thực phẩm cao cấp Gourmet cũng như cửa hàng rượu cao cấp The Warehouse.
Số năm làm việc: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy có sự khác nhau về mong muốn là thành viên trong tổ chức giữa các nhóm:
Làm việc từ 1 đến dưới 2 năm và làm việc từ 10 năm trở lên. Làm việc từ 2 đến dưới 5 năm và làm việc từ 10 năm trở lên. Làm việc từ 5 đến dưới 10 năm và làm việc từ 10 năm trở lên.
Dựa vào giá trị trung bình, ta thấy những nhân viên làm việc từ 10 năm trở lên có mức độ mong muốn là thành viên trong tổ chức cao hơn so với nhân viên làm việc từ 1 đến dưới 2 năm, từ 2 đến dưới 5 năm cũng như từ 5 đến dưới 10 năm.
Chức vụ: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy mong muốn là thành viên trong tổ chức của trưởng phịng/phó phịng cao hơn trưởng nhóm/trưởng đội cũng như nhân viên. Mong muốn là thành viên trong tổ chức của trưởng nhóm/trưởng đội cao hơn nhân viên.
Độ tuổi: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy khơng có sự khác biệt về mức độ mong muốn là thành viên trong tổ chức ở các nhóm độ tuổi khác nhau.
Trình độ học vấn: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy có sự khác nhau về mong muốn là thành viên trong tổ chức giữa các nhóm:
Trung cấp trở xuống và đại học. Cao đẳng và đại học.
Dựa vào giá trị trung bình, ta thấy những nhân viên có trình độ đại học có mức độ mong muốn là thành viên trong tổ chức cao hơn trung cấp và cao đẳng.
Mức lương: với mức ý nghĩa α = 5%, mức độ mong muốn là thành viên của nhân viên trong tổ chức của các nhóm tăng dần theo mức lương (nhân viên có mức lương dưới 5 triệu < nhân viên có mức lương từ 5 đến 10 triệu < nhân viên có mức lương trên 10 triệu).
4.5.2. Phân tích sự khác nhau giữa các yếu tố nhân chủng học đối với sẵn sàng nỗ lực làm việc nỗ lực làm việc
Kết quả phụ lục 8.2 cho thấy:
Giới tính: khơng có sự khác nhau giữa nam và nữ về mức độ sẵn sàng nỗ lực làm việc.
Nơi làm việc: với mức ý nghĩa α = 5%, có sự khác nhau về sẵn sàng nỗ lực làm việc giữa nhân viên công ty TNHH thực phẩm Ân Nam và cửa hàng rượu cao cấp The Warehouse. Dựa vào giá trị trung bình, ta thấy sẵn sàng nỗ lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH thực phẩm Ân Nam cao hơn so với nhân viên làm việc tại cửa hàng rượu cao cấp The Warehouse.
Số năm làm việc: Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy có sự khác nhau về mức độ sẵn sàng làm việc giữa các nhóm:
Làm việc từ 1 đến dưới 2 năm và làm việc từ 10 năm trở lên. Làm việc từ 2 đến dưới 5 năm và làm việc từ 10 năm trở lên. Làm việc từ 5 đến 10 năm và làm việc từ 10 năm trở lên.
Dựa vào giá trị trung bình, ta thấy những nhân viên làm việc từ 10 năm trở lên có mức độ sẵn sàng làm việc cao hơn so với nhân viên làm việc từ 1 đến dưới 2 năm, từ 2 đến dưới 5 năm cũng như từ 5 đến dưới 10 năm. Chức vụ: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy mức độ sẵn sàng làm việc của trưởng phịng/phó phịng cao hơn trưởng nhóm/trưởng đội cũng như nhân viên. Khơng có sự khác biệt giữa mức độ sẵn sàng làm việc giữa nhân viên và trưởng nhóm/trưởng đội.
Độ tuổi: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy sự khác nhau về sẵn sàng nỗ lực làm việc giữa các nhóm:
Từ dưới 25 tuổi và từ 35 đến dưới 45 tuổi.
Từ 25 đến dưới 35 tuổi và từ 35 đến dưới 45 tuổi. Trên 45 tuổi và từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi.
Dựa vào giá trị trung bình, ta thấy: mức độ sẵn sàng làm việc của nhân viên từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi thấp hơn nhân viên dưới 25 tuổi, cũng như nhân viên từ 25 đến dưới 35 tuổi và nhân viên trên 45 tuổi.
Trình độ học vấn: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy có sự khác nhau về mức độ sẵn sàng làm việc giữa các nhóm:
Trung cấp trở xuống và đại học. Cao đẳng và đại học.
Dựa vào giá trị trung bình, ta thấy những nhân viên có trình độ đại học có mức độ sẵn sàng làm việc cao hơn nhân viên có trình độ học vấn trung cấp và cao đẳng.
Mức lương: với mức ý nghĩa α = 5%, mức độ sẵn sàng làm việc của nhân viên có lương trên 10 triệu cao hơn so với nhân viên có mức lương dưới 5 triệu cũng như nhân viên có mức lương từ 5 đến 10 triệu.
4.5.3. Phân tích sự khác nhau giữa các yếu tố nhân chủng học đối với cảm thấy là sự bắt buộc là sự bắt buộc
Kết quả phụ lục 8.3 cho thấy:
Giới tính: khơng có sự khác nhau giữa nam và nữ về mức độ cảm thấy là sự bắt buộc.
Nơi làm việc: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy khơng có sự khác biệt về mức độ cảm thấy là sự bắt buộc của các nhóm nhân viên làm ở những nơi khác nhau.
Số năm làm việc: Với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy có sự khác nhau về mức độ cảm thấy là sự bắt buộc giữa các nhóm:
Làm việc từ 1 đến dưới 2 năm và làm việc từ 5 đến dưới 10 năm. Làm việc từ 2 đến dưới 5 năm và làm việc từ 5 đến dưới 10 năm.
Dựa vào giá trị trung bình, ta thấy những nhân viên làm việc từ 5 năm đến dưới 10 năm có mức độ cảm thấy là sự bắt buộc thấp hơn so với nhân viên làm việc từ 1 đến dưới 2 năm và từ 2 đến dưới 5 năm.
Chức vụ: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy khơng có sự khác biệt về mức độ cảm thấy là sự bắt buộc của các nhóm nhân viên ở các chức vụ khác nhau.
Độ tuổi: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy khơng có sự khác biệt về mức độ cảm thấy là sự bắt buộc của các nhóm nhân viên ở các độ tuổi khác nhau.
Trình độ học vấn: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy khơng có sự khác biệt về mức độ cảm thấy là sự bắt buộc của các nhóm nhân viên ở các trình độ học vấn khác nhau.
Mức lương: với mức ý nghĩa α = 5%, ta thấy khơng có sự khác biệt về mức độ cảm thấy là sự bắt buộc của các nhóm nhân viên ở các nhóm mức lương khác nhau.