3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua hai giai đoạn: (1) nghiên cứu sơ bộ nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn; (2) nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, ƣớc lƣợng và kiểm định mơ hình lý thuyết. Quy trình nghiên cứu đƣợc trình bày tại hình 3.1.
3.2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Các nghiên cứu sơ bộ này đƣợc thực hiện tại Tp.Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng bảng câu hỏi và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng Bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ lần 1 và dàn bài để phỏng vấn sâu chuyên gia (xem Phụ lục 1).
Nghiên cứu định tính sơ bộ đối với nhân viên ngân hàng đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn sâu một số các chuyên gia (bao gồm các nhân viên ngân hàng) đƣợc thực hiện với mục đích điều chỉnh và bổ sung thang đo năng
lực tâm lý và kết quả công việc cho phù hợp với đặc thù của ngành ngân hàng.
Đối với các nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ, nghiên cứu định tính sơ bộ cũng đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn sâu một số chuyên gia là các nhân viên hiện đang làm việc tại các công ty thƣơng mại- dịch vụ nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo năng lực tâm lý và kết quả công việc cho phù hợp với yêu cầu của ngành thƣơng mại- dịch vụ. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 5 nhân viên ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gịn Thƣơng Tín (Sacombank) và 5 nhân viên công ty cổ phần thƣơng mại Nguyễn Kim. Kết quả phỏng vấn chuyên gia đƣợc thể hiện ở Phụ lục 2.
Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu, tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, xây dựng Bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ 2 và dùng bảng câu hỏi này để tiến hành khảo sát thử.
Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 100 nhân viên, bao gồm 50 nhân viên ngân hàng và 50 nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ thông qua bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm ba phần chính:
(1) Phần I – Đánh giá năng lực tâm lý, và kết quả công việc
(2) Phần II – Thông tin của ngƣời đƣợc phỏng vấn (nhân viên ngân hàng)
(3) Phần III – Thông tin của ngƣời đƣợc phỏng vấn (nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ)
Thông tin thu thập đƣợc từ nghiên cứu định lƣợng này dùng để sàng lọc các biến quan sát (biến đo lƣờng) dùng để đo lƣờng các khái niệm thành phần của năng lực tâm lý và kết quả công việc. Phƣơng pháp độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS 16.0 đƣợc sử dụng ở bƣớc này.
Kết quả của bƣớc này là tác giả xây dựng đƣợc Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức (xem Phụ lục 3) dùng cho nghiên cứu chính thức.
3.2.1.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức cũng đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức này cũng đƣợc tiến hành tại Tp.Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các thành phần cũng nhƣ giá trị và độ tin cậy của thang đo năng lực tâm lý & kết quả công việc, và kiểm định mơ hình lý thuyết.
Mẫu nghiên cứu:
- Đối tƣợng khảo sát là các nhân viên ngân hàng và nhân viên cơng ty thƣơng mại- dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh.
- Nhân viên ngân hàng đƣợc chọn để khảo sát bao gồm các nhân viên văn phòng làm việc tại các bộ phận kế tốn, hành chính, tín dụng, giao dịch, thẩm định, xây dựng cơ bản, công nghệ thông tin… tại Hội sở, các Chi nhánh và các Phòng giao dịch tại các ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ bao gồm các nhân viên làm việc tại các bộ phận kế tốn, hành chính, tiếp thị- bán hàng, giám sát thị trƣờng, thu mua hàng hóa, bộ phận quản lý kho hàng, dịch vụ khách hàng tại các công ty thƣơng mại- dịch vụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lƣờng là 5:1, nghĩa là cần ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất là tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lƣờng đạt từ 10:1 trở lên.
- Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thƣớc mẫu phải đảm bảo theo cơng thức:
n > = 8p + 50 Trong đó:
n: cỡ mẫu
p: số biến độc lập của mơ hình
Theo Green (1991) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng cơng thức trên tƣơng đối phù hợp nếu p < 7. Trong trƣờng hợp p > 7, công thức trên trở nên hơi q khắt khe vì nó địi hỏi kích thƣớc mẫu lớn hơn mức cần thiết. Nhƣ vậy với 4 biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu, cơng thức trên là phù hợp với đề tài.
Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 150 nhân viên ngân hàng và 150 nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ.
Phƣơng pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát, thơng qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp và sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến.
Phƣơng pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đƣợc sử dụng để đánh giá thang đo. Phƣơng pháp phân tích mơ hình hồi quy bội thơng qua phần mềm SPSS 16.0 đƣợc sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
3.2.2. Qui trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu đƣợc trình bày trong Hình 3.1 và tiến độ thực hiệu đƣợc trình bày trong Bảng 3.1
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: tác giả EFA
( Loại các biến có trọng số EFA nhỏ. Kiểm tra yếu tố nhân và phƣơng sai trích đƣợc) Cơ sở lý thuyết Định tính sơ bộ (Phỏng vấn sâu, n=10) ( Định lƣợng sơ bộ n= 100 Cronbach alpha
(Loại các biến có hệ số tƣơng quan biến - tổng nhỏ. Kiểm tra hệ số alpha)
Thang đo chính thức
Định lƣợng chính thức
n= 300
- Khảo sát 300 nhân viên
- Mã hóa, nhập liệu
- Làm sạch dữ liệu
- Thống kê mơ tả
- Cronbach’s Alpha
- Phân tích EFA
- Phân tích hồi quy
- Các phân tích khác
-
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu Bƣớc Dạng Bƣớc Dạng nghiên cứu Phƣơng pháp Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Thời gian Địa điểm
1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên gia 2/2012 Tp.Hồ Chí Minh Định lƣợng Phỏng vấn trực tiếp 3/2012 Tp.Hồ Chí Minh 2 Chính thức Định lƣợng Phỏng vấn trực tiếp 4/2012 Tp.Hồ Chí Minh Nguồn: tác giả