Phân tích sự đánh giá của nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc, nghiên cứu nhân viên ngân hàng và các công ty thương mại dịch vụ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 63)

ty thƣơng mại- dịch vụ về năng lực tâm lý và kết quả công việc

Kết quả phân tích One-sample T-test cho thấy tất cả các yếu tố của thang đo năng lực tâm lý đều đƣợc các nhân viên ngân hàng và nhân viên

công ty thƣơng mại- dịch vụ đánh giá ở mức khá cao, đều có điểm trung bình cao hơn mức giữa của thang đo Likert 7 điểm.

Mơ hình hồi quy ở phần 4.4 cho thấy thành phần Tự tin có tác động mạnh nhất đến Kết quả công việc. Đây cũng là thành phần đƣợc đánh giá cao nhất trong các nhân tố tác động lên Kết quả cơng việc với điểm trung bình là 5,509 và có ý nghĩa thống kê.

Thành phần Hy vọng có tác động cao thứ nhì trong mơ hình hồi quy. Thành phần này cũng đƣợc đánh giá ở mức khá cao với điểm trung bình 5,306 và có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.11. Điểm trung bình của thang đo năng lực tâm lý và kết quả công việc

STT Nhân tố Điểm trung bình

1 Tự tin (TT) 5,509

2 Lạc quan (LQ) 5,174

3 Hy vọng (HV) 5,306

4 Thích nghi (TN) 5,371

5 Kết quả công việc (KQ) 5,387

Hình 4.2. Biểu đồ điểm trung bình của thang đo năng lực tâm lý và kết quả công việc

Nguồn: tác giả Thành phần Thích nghi đƣợc đánh giá cao thứ ba trong mơ hình hồi quy và cao thứ nhì trong phân tích giá trị trung bình với điểm trung bình là 5,371 và có ý nghĩa thống kê.

Thành phần Lạc quan có tác động ít nhất đến Kết quả cơng việc trong mơ hình hồi quy. Đây cũng là thành phần có điểm trung bình thấp nhất với mức điểm là 5,174. Tuy nhiên, đây cũng là mức điểm khá cao, nằm trên mức trung bình của thang đo Likert 7 điểm và có ý nghĩa thống kê.

Đối với thang đo Kết quả cơng việc, phân tích giá trị trung bình cũng cho thấy đây là thang đo đƣợc đánh giá ở mức khá cao với điểm trung bình là 5,387 và có ý nghĩa thống kê.

4.7. Tóm tắt

Chƣơng IV trình bày kết quả kiểm định các thang đo, mơ hình nghiên cứu, phân tích sự khác biệt về ảnh hƣởng của các yếu tố năng lực tâm lý đến kết quả công việc.

Kết quả EFA cho thấy thang đo năng lực tâm lý gồm có 4 thành phần: Tự tin, Lạc quan, Hy vọng, Thích nghi với 13 biến quan sát. Thang đo kết quả cơng việc gồm có 4 biến quan sát. Các thang đo này đều đạt đƣợc độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha.

Kết quả hồi quy cho thấy, cả 4 nhân tố của năng lực tâm lý đƣợc rút trích ra từ kết quả EFA đều có tác động dƣơng đến kết quả cơng việc. Trong đó, yếu tố Tự tin tác động mạnh nhất đến kết quả công việc. Nhƣ vậy, đây sẽ là yếu tố mà các nhà quản trị cần lƣu ý để có các giải pháp nhằm nâng cao kết quả cơng việc (sẽ trình bày cụ thể hơn trong chƣơng V).

Chƣơng IV cũng trình bày kết quả phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hƣởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc của nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ.

- Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có sự khác nhau về yếu tố tác động đến kết quả công việc giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ ở độ tin cậy 95%. Kết quả công việc của nhân viên ngân hàng chịu tác động của cả 4 yếu tố năng lực tâm lý, trong khi đó Kết quả cơng việc của nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ chỉ chịu tác động có ý nghĩa của 3 nhân tố: Tự tin, Hy vọng và Thích nghi.

- Tự tin và Thích nghi của nhân viên ngân hàng có tác động lớn hơn so với nhân viên công ty thƣơng mại- dịch vụ. Hy vọng của nhân viên cơng ty thƣơng mại- dịch vụ lại có tác động cao hơn nhân viên ngân hàng.

- Mơ hình hồi quy của nhân viên cơng ty thƣơng mại- dịch vụ giải thích đƣợc tốt hơn sự biến thiên của biến Kết quả cơng việc.

Kết quả phân tích One-sample T-test cho thấy tất cả các thành phần của thang đo năng lực tâm lý và kết quả công việc đều đƣợc đánh giá ở mức khá cao, trên mức trung bình của thang đo Likert 7 điểm và đều có ý nghĩa thống kê.

CHƢƠNG V

Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN

5.1. Giới thiệu

Chƣơng IV đã nêu lên các kết quả nghiên cứu chính cũng nhƣ một số lƣu ý cho doanh nghiệp từ các kết quả khảo sát và nghiên cứu. Chƣơng V sẽ trình bày các kết luận chính của đề tài, nêu lên các hàm ý chính sách cho doanh nghiệp. Chƣơng V cũng nêu lên các hạn chế của đề tài và đề xuất các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc, nghiên cứu nhân viên ngân hàng và các công ty thương mại dịch vụ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)