Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc, nghiên cứu nhân viên ngân hàng và các công ty thương mại dịch vụ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 50)

4.3. Kiểm định mô hình đo lƣờng

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

- Hệ số KMO >= 0,5; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett <= 0,05. KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0,90 là rất tốt; KMO ≥ 0,80: tốt; KMO ≥ 0,70: đƣợc; KMO ≥ 0,60: tạm đƣợc; KMO≥ 0,50: xấu; KMO< 0,50: khơng thể chấp nhận đƣợc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) >= 0,5. Theo Hair & cộng sự (2006), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 đƣợc xem là đạt đƣợc mức tối thiểu; > 0,4 đƣợc xem là quan trọng; >= 0,5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & cộng sự (2006) cũng khuyên rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0,75.

- Tổng phƣơng sai trích >= 50% - Hệ số Eigenvalue >1

- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

- Phƣơng pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1

4.3.2.1. Thang đo năng lực tâm lý

Sau khi tiến hành kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, tất cả 13 biến quan sát của thang đo năng lực tâm lý 4 thành phần đều đạt yêu cầu và đều đƣợc đƣa vào phân tích EFA.

Khi phân tích EFA với thang đo năng lực tâm lý, tác giả sử dụng phƣơng pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue >1.

Kết quả phân tích EFA cho thấy 13 biến quan sát đƣợc phân tích thành 4 nhân tố. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0,3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Kết quả KMO & Barlett: hệ số KMO = 0,882 đạt yêu cầu > 0,5 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi- Square của kiểm định Barlett đạt mức 2.115 với mức ý nghĩa Sig = 0,000; do vậy các biến quan sát có tƣơng quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Hệ số Eigenvalue = 1,048 >1 đạt yêu cầu, điểm dừng tại nhân tố thứ 4 với phƣơng sai trích đạt 72,808%, có nghĩa là 4 nhân tố đƣợc rút ra giải thích đƣợc 72,808% biến thiên của dữ liệu (Xem Phụ lục 4).

Bảng 4.4. Kết quả EFA thang đo năng lực tâm lý

STT Tên biến Nhân tố Tên nhân tố

1 2 3 4 1 TT2 0,811 Tự tin (TT) 2 TT3 0,793 3 TT4 0,780 4 TT1 0,770 5 HV1 0,865 Hy vọng (HV) 6 HV2 0,856 7 HV3 0,768 8 LQ2 0,791 Lạc quan (LQ) 9 LQ1 0,756 10 LQ3 0,712 11 TN3 0,865 Thích nghi (TN) 12 TN1 0,700 13 TN2 0,640 Nguồn: tác giả

Nhân tố thứ nhất gồm có 4 biến quan sát sau:

TT1: Tôi rất tự tin trong phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề trong công việc

TT2: Tơi rất tự tin khi trình bày cơng việc với cấp trên TT3: Tôi rất tự tin khi tiếp xúc với đối tác của cơ quan

TT4: Tôi rất tự tin khi thảo luận với đồng nghiệp về công việc Nhân tố này đƣợc đặt tên là Tự tin và ký hiệu là TT

Nhân tố thứ hai gồm có 3 biến quan sát:

HV1: Tơi có nhiều cách để theo đuổi mục tiêu công việc hiện tại của mình

HV2: Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề tôi đang vƣớng mắc trong công việc

HV3: Hiện tại, tơi thấy mình đạt đƣợc mục tiêu công việc đã đề ra Nhân tố này đƣợc đặt tên là Hy vọng và ký hiệu là HV

Nhân tố thứ ba gồm có 3 biến quan sát:

LQ1: Khi gặp khó khăn trong công việc, tôi luôn tin điều tốt nhất sẽ xảy ra

LQ2: Tôi tin mọi việc tốt lành luôn đến với tôi LQ3: Tôi luôn kỳ vọng mọi việc theo ý tôi

Nhân tố này đƣợc đặt tên là Lạc quan và ký hiệu là LQ

Nhân tố thứ tƣ gồm có 3 biến quan sát:

TN1: Tơi dễ dàng hồi phục sau khi gặp những vấn đề rắc rối trong công việc

TN2: Tơi dễ dàng hịa đồng với bạn bè đồng nghiệp TN3: Mỗi khi nổi giận, tôi dễ dàng lấy lại bình tĩnh

Nhân tố này đƣợc đặt tên là Thích nghi và ký hiệu là TN.

4.3.2.2. Thang đo kết quả công việc

Kết quả phân tích nhân tố đối với thang đo kết quả cơng việc cho thấy có 1 nhân tố đƣợc rút trích ra và khơng có biến quan sát nào bị loại. Với hệ số KMO = 0,800, kiểm định Chi-Square = 772,77, mức ý nghĩa Sig = 0. Hệ số tải nhân tố của các biến đều đạt trên 0,8; phƣơng sai trích là 77,334%. Nhƣ vậy tất cả các biến quan sát của thang đo kết quả công việc đều đạt yêu cầu.

Mơ hình nghiên cứu đƣợc giữ ngun nhƣ mơ hình nghiên cứu đề nghị ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của năng lực tâm lý đến kết quả công việc, nghiên cứu nhân viên ngân hàng và các công ty thương mại dịch vụ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)