Thang đo HV, Cronbach’s Alpha= 0,889
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phƣơng sai thang đo nếu
loại biến Tƣơng quan biến-tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến HV1 10,45 5,573 0,840 0,795 HV2 10,49 5,662 0,842 0,796 HV3 10,89 5,358 0,689 0,939 Nguồn: tác giả
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
- Hệ số KMO >= 0,5; mức ý nghĩa của kiểm định Barlett <= 0,05. KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kaiser (1974) đề nghị KMO ≥ 0,90 là rất tốt; KMO ≥ 0,80: tốt; KMO ≥ 0,70: đƣợc; KMO ≥ 0,60: tạm đƣợc; KMO≥ 0,50: xấu; KMO< 0,50: khơng thể chấp nhận đƣợc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) >= 0,5. Theo Hair & cộng sự (2006), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 đƣợc xem là đạt đƣợc mức tối thiểu; > 0,4 đƣợc xem là quan trọng; >= 0,5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & cộng sự (2006) cũng khuyên rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading phải > 0,75.
- Tổng phƣơng sai trích >= 50% - Hệ số Eigenvalue >1
- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >= 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
- Phƣơng pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1
4.3.2.1. Thang đo năng lực tâm lý
Sau khi tiến hành kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, tất cả 13 biến quan sát của thang đo năng lực tâm lý 4 thành phần đều đạt yêu cầu và đều đƣợc đƣa vào phân tích EFA.
Khi phân tích EFA với thang đo năng lực tâm lý, tác giả sử dụng phƣơng pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue >1.
Kết quả phân tích EFA cho thấy 13 biến quan sát đƣợc phân tích thành 4 nhân tố. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0,3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Kết quả KMO & Barlett: hệ số KMO = 0,882 đạt yêu cầu > 0,5 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi- Square của kiểm định Barlett đạt mức 2.115 với mức ý nghĩa Sig = 0,000; do vậy các biến quan sát có tƣơng quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.
Hệ số Eigenvalue = 1,048 >1 đạt yêu cầu, điểm dừng tại nhân tố thứ 4 với phƣơng sai trích đạt 72,808%, có nghĩa là 4 nhân tố đƣợc rút ra giải thích đƣợc 72,808% biến thiên của dữ liệu (Xem Phụ lục 4).