Một số nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng sự quan tâm của tổ chức lên mối quan hệ áp lực hài lòng trong công việc của nhân viên văn phòng làm việc tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 40)

(1) Tóm tắt nghiên cứu của Chavaeeia - Navas, Soledad - 1987

Chavaeeia - Navas, Soledad nghiên cứu về mối quan hệ của sự quan tâm/hỗ

Xác định mối quan hệ giữa nhận thức về áp lực công việc của giáo viên giáo dục đặc biệt tại Costa Rica với sự hài lịng trong cơng việc và bản chất công việc và định lượng sự quan tâm/hỗ trợ xã hội như là biến điều tiết. (2) Kiểm tra sự khác biệt trong giữa các nhóm chun mơn trong mối quan hệ của áp lực công việc liên quan đến công việc và sự hài lịng cơng việc đối với sự quan tâm/hỗ trợ xã hội là một biến điều tiết. Công cụ được phát triển để thu thập dữ liệu thông qua ba công cụ: Áp lực công việc là TSI của Fimian 1986, bảng câu hỏi hài lịng cơng việc JSQ của Berguist (1978), và bản câu hỏi quan tâm/hỗ trợ xã hội SSQ của Sarason et al, (1983). Qua thống kê phân tích dữ liệu, hai biến áp lực công việc và biến sự hài lịng cơng việc cho thấy tương quan tiêu cực. Phân tích giữa áp lực cơng việc và quan tâm/hỗ trợ xã hội cho thấy, sự tương quan khơng có ý nghĩa tiêu cực giữa hai biến. Các biến quan tâm/hỗ trợ xã hội và sự hài lịng cơng việc cho thấy một mối tương quan thấp. Kết quả biến quan tâm/hỗ trợ xã hội đóng vai trị như một bộ đệm chứ không phải là một hiệu ứng chính trong mối quan hệ giữa áp lực và sự hài lịng. Nó cũng hàm ý vai trị biến quan tâm/hỗ trợ xã hội xem như là yếu tố duy trì chứ khơng phải là một yếu tố thúc đẩy trong việc thực hiện cơng việc. Khơng có sự khác biệt thống kê đáng kể về sự hài lịng trong cơng việc và quan tâm/hỗ trợ xã hội.

(2) Tóm tắt nghiên cứu của Ernst Brewer, Jama Mchaman-Landers - 2003

Ernst Brewer đã xem xét mối quan hệ giữa áp lực công việc và sự hài lòng trong giảng dạy với một mẫu ngẫu nhiên trong tổng số 133 giảng viên công nghiệp và kỹ thuật. Phân tích tương quan cho thấy một mối quan hệ nghịch giữa hai cấu trúc. Với yếu tố áp lực cơng việc khơng có sự quan tâm/hỗ trợ tổ chức trở nên mạnh hơn khi kết hợp với sự hài lịng cơng việc so với yếu tố áp lực cơng việc có sự quan tâm/hỗ trợ. Có sự khác biệt có ý nghĩa (p <0.05) trong mối tương quan giữa sự hài lòng trong giảng dạy và tần số của áp lực công việc và mối tương quan giữa sự hài lịng trong giảng dạy và cường độ áp lực cơng việc đối với giáo viên. Những kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa để giải quyết căng thẳng cơng việc và sự hài lịng cơng việc trong giáo dục đại học.

(3) Tóm tắt nghiên cứu của Ranjit Singh - 2006

Ranjit Singh đã sử dụng các công cụ đo lường áp lực công việc, sự hài lịng cơng việc và yếu tố điều tiết thông qua các các thang đo với độ tin cậy hiệu quả là: Thang đo áp lực công việc là OSI*

được phát triển bởi Srivastava & Singh (1984); thang đo lường hài lòng là JSS của Singh & Sharma (1986); và thang đo điều tiết là TAI của Mangal (1996).

Các kết quả của nghiên cứu sẽ giúp tìm ra mức độ áp lực công việc, sự hài lịng cơng việc và yếu tố điều tiết đối các giáo viên Giáo dục thể chất làm việc trong các trường khác nhau trong tiểu bang Haryana. Các kết quả cũng xác định các yếu tố gây ra căng thẳng công việc, sự hài lịng cơng việc và các tố yếu điều hịa căng thẳng trong cơng việc đối với giáo viên Giáo dục thể chất. Nghiên cứu này giúp giải quyết một số vấn đề của các giáo viên liên quan đến ba biến áp lực công việc, sự quan tâm/hỗ trợ và sự hài lịng. Điều này sẽ giúp giáo viên có thể có những mức độ điều chỉnh khác nhau và nhận thức đúng đắn nhân tố điều hòa. Nghiên cứu này cũng sẽ giúp các quản trị viên tạo ra một bầu khơng khí hịa hợp trong các tổ chức, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho cả hai: người quản lý và cả nhân viên của họ.

(3) Tóm tắt nghiên cứu của Deepti Pathak -2012

Deepti Pathak xem xét mối quan hệ giữa áp lực công việc tổ chức và mức độ hài lịng cơng việc của một cá nhân và liệu có sự điều tiết của nhận thức sự quan tâm/hỗ trợ của tổ chức lên mối quan hệ giữa cả hai yếu tố này. Kết quả cho thấy mối tương quan nghịch giữa áp lực công việc tổ chức và mức độ hài lịng cơng việc giữa các nhân viên quản lý, nhận thức quan tâm/hỗ trợ tổ chức được xem như là cơng cụ trung hịa mạnh mẽ giảm bớt của sự căng thẳng đã trải qua và dẫn đến sự hài lịng cơng việc cao hơn.

Trong nghiên cứu này, hài lịng trong cơng việc được Deepti Pathak đo lường thông qua thang đo JSS* được phát triển bởi Paul E. Spector (1985); nhận thức quan tâm/hỗ trợ tổ chức trong được đánh giá thông quan thang đo POS của

Eisenberger et al (1986); và áp lực công việc tổ chức được đánh giá thông qua thang đo ORS được phát triển bởi Udai Pareek -1983.

Những phát hiện trong nghiên cứu Deepti Pathak cho thấy rằng các nhân viên cảm nhận được rằng nếu tổ chức quan tâm đến các mục tiêu của nhân viên và quan tâm của đến sự hài lòng và ý kiến của nhân viên sẽ giúp cho nhân viên đối mặt với áp lực cơng việc ít hơn và sẽ được hài lịng hơn với cơng việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng sự quan tâm của tổ chức lên mối quan hệ áp lực hài lòng trong công việc của nhân viên văn phòng làm việc tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)