Stt Nội dung Số lƣợng (người) Tỉ lệ %
1 Giới tính Nam 104 49% Nữ 110 51% 2 Độ tuổi Từ 22 đến 32 tuổi 171 80% Từ 33 đến 44 tuổi 39 18% Từ 45 đến 60 tuổi 4 2% 3 Số lần nhảy việc Không lần 38 18% 1 lần 67 31% 2 lần 48 22% Trên 2 lần 61 29% 4
Qui mô công ty
Dưới 30 nhân viên 65 30%
Dưới 50 nhân viên 50 23%
Dưới 100 nhân viên 36 17%
Trên 100 nhân viên 63 29%
4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng
4.2.1. Hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá độ tin cậy của các thang đo
Dữ liệu khảo sát sau khi được mã hóa, làm sạch để nhập liệu sẽ được đưa vào phần mềm SPSS đánh giá độ cậy thông qua hệ số Cronbatch‟s Alpha lần lượt của các thang đo có trong mơ hình. Trước khi đánh giá độ tin cậy, cần phải đảm bảo các biến quan sát trong thang đo phải có cùng một hướng. Theo kết quả Bảng 3.6
thì các biến quan sát HL1, HL2, HL3 và HL4 là những biến cần phải chuyển đối giá trị bằng phương pháp được trình bày trong Chương 3- Mục 3.1.2.2.
Phụ lục 3 trình bày kết quả hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha của các thang đo đo lường mức độ áp lực, mức độ hài lòng của nhân viên văn phòng, cũng như đo lường mức độ quan tâm của tổ chức đối với các nhân viên văn phòng. Đồng thời, Phụ lục 3 cung cấp giá trị của hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong từng thang đo sau khi thực hiện kỹ thuật đánh hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha thông quan phần mềm SPSS 16.0. Từ kết quả này, các thang đo sẽ được đánh giá, so sánh và xử lý để đạt được độ tin cậy cao nhất về mặt nội dung, cũng như về mặt thống kê để tiếp tục thực hiện kỹ thuật phân tích nhân tố EFA trong phần tiếp theo.
(1) Thang đo Áp lực từ đặc điểm công việc (CV)
Thang đo Áp lực xuất phát đặc điểm công việc (CV) gồm 5 biến quan sát đo lường áp lực xuất phát từ đặc điểm công việc của nhân viên văn phịng. Kết quả sau phân tích SPSS cho thấy độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo này bằng 0.565 là không đạt yêu cầu, và hai biến quan sát CV2, CV5 có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lần lượt là 0.274 và 0.137 dưới 0.3.
Về mặt thống kê, đây là hai biến không phù hợp cần loại bỏ. Tuy nhiên, khi loại bỏ biến quan sát CV2 thì độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo CV là 0.537 thấp hơn độ tin cây của thang đo khi chưa loại bỏ biến quan sát CV2; ngược lại, khi loại bỏ biến quan sát CV5 thi hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo CV sẽ tăng lên 0.622 lớn hơn 0.6 và thang đo CV đã đạt yêu cầu.
Sau khi loại CV5 ra khỏi thang đo và chạy lại hệ số Cronbach‟s Alpha thì hệ số tương quan biến tổng của biến CV2 đã tăng lên và đạt yếu cầu thống kê là 0.328.
Kết quả, chỉ loại biến quan sát CV5 ra khỏi thang đo CV, và hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo sẽ đạt giá trị 0.622 là phù hợp.
(2) Thang đo Áp lực từ các mối quan hệ trong công việc (QH)
Thang đo Áp lực xuất phát từ các mối quan hệ trong công việc (QH) gồm 6 biến quan sát đo lường áp lực xuất phát từ các mối quan hệ trong công việc của nhân viên văn phịng. Kết quả sau phân tích SPSS cho thấy độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo này bằng 0.641 là đạt yêu cầu. Quan sát kết quả các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lần lượt các biến trong thang đo QH có biến quan sát QH5 có hệ số tương quan biến tổng là 0.231 khá thấp so với 0.3. Như vậy, về mặt thống kê đây là biến quan sát được xem là không phù hợp cần được loại bỏ khỏi thang đo. Xét về mặt nội dung khi loại bỏ biến quan sát QH5 (“Anh/Chị phải làm việc thế cho người khác”) thì các biến quan sát cịn lại vẫn đảm bảo giá trị nội dung của thang đo QH.