CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp phát triển mầm kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mẫu được chọn từ các trợ lý kiểm tốn, trưởng nhóm kiểm tốn/giám sát, chủ nhiệm kiểm toán, chủ phần hùn/giám đốc tại các DNKT tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, các đối tượng khảo sát này lại giới thiệu những người khác trong cùng công ty, cùng ngành nghề tham gia khảo sát. Ngoài ra, tác giả sẽ chọn bất kỳ phần tử nào mà tác giả có thể tiếp cận được để đưa vào mẫu khảo sát.
Theo Hair và cộng sự (1998) để phân tích nhân tố khám phá (EFA) tốt nhất thì 01 biến quan sát cần tối thiểu là 05 mẫu. Bên cạnh đó, để phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick và Fidell (2007) (theo Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 521) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:
n ≥ 50 + 8p
Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình.
Với 43 biến quan sát và 08 biến độc lập của mơ hình hồi quy, cỡ mẫu ước tính là:
Cỡ mẫu cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) là: 43 x 5 = 215
Cỡ mẫu cho mơ hình hồi quy bội là: 50 + 8*8 = 114 Vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 215.
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát (Xem phụ lục 3 – Bảng khảo sát dành cho đối tượng đã, đang cơng tác trong lĩnh vực kiểm tốn) được gửi tới 300 đối tượng khảo sát qua email (công cụ Google Docs) và trực tiếp đến các đối tượng khảo sát tại các DNKT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.