Mã Biến quan sát Nguồn
PV1
Dịch vụ phi kiểm tốn góp phần làm tăng kiến thức của Kiểm tốn viên về khách hàng, qua đó làm tăng khả năng phát hiện sai sót trên Báo cáo tài chính và cải thiện chất lượng KTĐL.
DeAngelo, 1981b
PV2 Dịch vụ tư vấn quản lý do Doanh nghiệp kiểm tốn cung cấp khơng ảnh hưởng đến tính độc lập, và chất lượng KTĐL.
Mautz và Sharaf, 1961
PV3
Dịch vụ tư vấn thuế do Doanh nghiệp kiểm toán cung cấp khơng ảnh hưởng đến tính độc lập và chất lượng kiểm toán độc lập.
Mautz và Sharaf, 1961
PV4
Doanh nghiệp kiểm tốn tách biệt hai nhóm cung cấp dịch vụ phi kiểm toán và dịch vụ kiểm tốn sẽ khơng ảnh hưởng đến tính độc lập và chất lượng kiểm tốn độc lập.
Thông tư 70/2015- TT-BTC
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thang đo Tính chun sâu trong các lĩnh vực kiểm tốn
Theo Kwon (1996), các KTV am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế tốn và việc trình bày, cơng bớ thơng tin tài chính. Ngồi ra, Balsam và cộng sự (2003) cũng tiến hành điều tra tương tự và rút
ra kết luận rằng khách hàng của những DNKT chuyên ngành thường có ít các khoản trích trước kế toán tùy tiện hơn so với những khách hàng sử dụng DNKT không chuyên ngành. Theo Maletta và Wright (1996), trong từng ngành khác nhau luôn có những vấn đề rủi ro kiểm toán tiềm ẩn, vì vậy DNKT am hiểu sâu sẽ có thể giảm thiểu các rủi ro ẩn chứa trong nó. Craswell và các cộng sự (1995) đã nghiên cứu cho thấy rằng các DNKT chuyên ngành chiếm khoảng 34% phí kiểm toán trong toàn ngành.
Tại Việt Nam, Trần Thị Giang Tân (2011) và Trần Khánh Lâm (2011) cũng cho rằng mức độ chuyên sâu và am hiểu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến CLKT. Như vậy, căn cứ vào những phân tích và nhận định của các nghiên cứu trước, tác giả để xuất thang đo cho Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán như sau:
Bảng 3.6 Thang đo Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán
Mã Biến quan sát Nguồn
CS1
DNKT am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành của khách hàng sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế tốn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng kiểm tốn độc lập.
Kwon,1996 Balsam và cộng sự, 2003
CS2
DNKT am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành của khách hàng sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý việc trình bày và cơng bố thơng tin tài chính, từ đó góp phần nâng cao CLKT.
Kwon,1996
CS3
DNKT am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành sẽ có khả năng nhận biết được rủi ro tiềm ẩn liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng, do đó đảm bảo nâng cao CLKT.
Maletta và Wright, 1996
CS4 Sự chun mơn hóa trong hoạt động kiểm tốn của doanh nghiệp kiểm toán sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Craswell và cộng sự, 1995
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thang đo Kiểm soát chất lượng bên trong
Nghiên cứu của Cushing (1989), tác giả cho rằng các sai lệch trọng yếu trên BCTC có thể dễ dàng được phát hiện hơn đối với các DNKT có hệ thống kiểm sốt chất lượng bên trong tốt. Và KSCL bên trong giúp các KTV tuân thủ quy trình kiểm tốn,
từ đó làm gia tăng CLKT. Theo Matsumura and Tuker (1995) KSCL bên trong giúp tìm ra các khiếm khuyết để từ đó lập kế hoạch kiểm tốn tốt hơn.
Cơng tác xem xét và đánh giá hệ thống KSCL bên trong được thực hiện thường xuyên liên tục (Phan Văn Dũng, 2015), làm tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống và góp phần nâng cao CLKT. Ngồi ra, Bùi Thị Thủy (2013) cho rằng KSCL phải được thực hiện đối với từng hợp đồng kiểm tốn một cách thích hợp, KTV phải áp dụng những chính sách và thủ tục KSCL, bao gồm hướng dẫn, giám sát và kiểm tra. Tổng hợp các ý kiến trên, tác giả đưa ra biến quan sát đo lường KSCL bên trong gồm:
Bảng 3.7 Thang đo Kiểm soát chất lượng bên trong
Mã Biến quan sát Nguồn
KS1 Kiểm soát chất lượng bên trong làm gia tăng khả năng phát
hiện các sai phạm nghề nghiệp nhằm nâng cao CLKT. Cushing, 1989 KS2 Kiểm soát chất lượng bên trong giúp đảm bảo KTV tuân
thủ quy trình kiểm tốn và góp phần nâng cao CLKT. Cushing, 1989 KS3 Kiểm soát chất lượng bên trong giúp phát hiện các khiếm
khuyết của quy trình kiểm tốn, giúp cải thiện CLKT.
Matsumura and Tuker, 1995
KS4
Công tác xem xét và đánh giá KSCL bên trong được thực hiện thường xuyên liên tục làm gia tăng khả năng hoạt động của hệ thống nhằm gia tăng chất lượng kiểm toán độc lập.
Phan Văn Dũng, 2015
KS5
Việc thực hiện kiểm soát chất lượng bên trong đối với từng hợp đồng kiểm tốn một cách thích hợp thơng qua những chính sách và thủ tục kiểm sốt, bao gồm hướng dẫn, giám sát và kiểm tra chất lượng, sẽ đảm bảo và nâng cao CLKT.
Bùi Thị Thủy, 2013
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thang đo Năng lực nghề nghiệp của KTV
Năng lực nghề nghiệp thể hiện kiến thức và trình độ chuyên môn của KTV, chủ yếu là các bằng cấp đã đạt được hoặc tham gia các khóa đào tạo cập nhật kiến thức theo quy định (Richard, 2006), qua đó thể hiện sự hiểu biết và kinh nghiệm để thực
hiện công việc của KTV. Nghiên cứu Suyono (2012) cho rằng DNKT có quy trình tuyển dụng chặt chẽ, chú trọng đến năng lực của nhân viên sẽ cung cấp dịch vụ có chất lượng.
Tại Việt Nam, Bùi Thị Thủy (2013) cịn cho rằng KTV có được sự chuyên sâu nghề nghiệp nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, tự trau dồi kiến thức về ngành nghề của khách hàng là rất quan trọng, vì lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp đa dạng, gồm những giao dịch và khoản mục phức tạp. Từ đó, tác giả đưa ra các biến quan sát gồm:
Bảng 3.8 Thang đo Năng lực nghề nghiệp của KTV
Mã Biến quan sát Nguồn
NL1 KTV có kiến thức và chun mơn cao, có chứng chỉ hành nghề liên quan, giúp thực hiện kiểm toán tốt hơn, nâng cao CLKT.
Richard, 2006
NL2
KTV được đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên phù hợp với thực tế công việc sẽ tăng khả năng đánh giá rủi ro kiểm tốn, phát hiện sai sót trên BCTC, góp phần cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Richard, 2006
NL3
KTV có khả năng tự nghiên cứu và trau dồi kiến thức liên quan đến kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực mà khách hàng hoạt động thì CLKT được đảm bảo và nâng cao.
Bùi Thị Thủy, 2013
NL4 KTV tại các DNKT có quy trình tuyển dụng đầy đủ, chặt chẽ sẽ có năng lực nghề nghiệp tốt hơn, mang lại CLKT cao hơn.
Suyono, 2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Thang đo thuộc tính cá nhân của KTV
Nghiên cứu của Baotham (2009) cho rằng việc ký cam kết về tính độc lập cho từng khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán làm cho KTV chấp hành tốt hơn về tính độc lập để khơng ảnh hưởng đến CLKT. Chen và cộng sự (2009) đã ghi nhận một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hồi nghi nghề nghiệp và chất lượng kiểm toán. Sự thận trọng đúng mức của KTV trong q trình kiểm tốn giúp nâng cao CLKT.
KTV nào có tính cách khát khao tìm tịi, ham học hỏi thì có khuynh hướng cung cấp chất lượng cao hơn trong việc phát hiện các sai sót (Wooten, 2003). Ngồi ra,
nghiên cứu của Treadway (1987) kết luận KTV nếu bỏ sót các thủ tục kiểm sốt sẽ làm giảm CLKT, nên ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp tác động thuận hướng tới CLKT.
Tại Việt Nam, theo Bùi Thị Thủy (2013), nhân tố độc lập được xác định là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến CLKT, độc lập về quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế với khách hàng, độc lập trong việc thu nhập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Một nghiên cứu tiếp theo, Phan Thanh Trúc (2013) cho rằng thuộc tính phương pháp làm việc chuyên nghiệp của KTV cũng tác động thuận hướng đến CLKT.
Tổng hợp tất cả các ý kiến trên, tác giả tiến hành xây dựng biến quan sát cho Thuộc tính cá nhân của KTV như sau:
Bảng 3.9 Thang đo Thuộc tính cá nhân của KTV
Mã Biến quan sát Nguồn
TT1
Việc ký cam kết về tính độc lập cho từng khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán làm cho KTV chấp hành tốt hơn về tính độc lập, góp phần nâng cao chất lượng kiểm tốn.
Baotham, 2009 TT2 Tính độc lập của KTV với khách hàng trong đánh giá các
bằng chứng kiểm tốn sẽ góp phần nâng cao CLKT.
Bùi Thị Thủy, 2013
TT3
Đánh giá độ tin cậy của thông tin được cung cấp từ khách hàng ở mức độ nhất định thơng qua thái độ hồi nghi nghề nghiệp và sự thận trọng đúng mức nhằm nâng cao CLKT.
Chen và cộng sự, 2009
TT4
KTV có tính tìm tịi, ham học hỏi thì có khuynh hướng cung cấp chất lượng cao hơn trong việc phát hiện các sai sót, vì vậy chất lượng kiểm tốn độc lập được cung cấp tốt hơn.
Wooten, 2003
TT5 Ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các nguyên tắc và quy định nghề nghiệp của KTV sẽ nâng cao CLKT.
Treadway, 1987 TT6
KTV có phương pháp làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp nâng cao CLKT.
Phan Thanh Trúc,
2013
3.4.2 Xây dựng bảng câu hỏi
Dựa vào phần thang đo được thiết kế, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi gồm 03 phần, trong đó:
- Phần I: Thơng tin chung phục vụ cho thống kê và phân loại đối tượng được khảo sát;
- Phần II: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh; Đánh giá chất lượng KTĐL qua 05 cấp độ theo thang đo Likert.
- Phần III: Các ý kiến bổ sung về các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán tác động tới chất lượng KTĐL.
Để thuận tiện cho việc tổ chức, thu thập và xử lý dữ liệu, các biến quan sát được mã hóa tương ứng với từng nhân tố ảnh hưởng được mô tả trong bảng 3.10 như sau:
Bảng 3.10 Tổng hợp các biến đo lường chất lượng KTĐL
Số thứ tự Tên biến Mã hóa Thang đo Số lượng
1 Biến độc lập 39
1.1 Quy mô DNKT QM QM1-QM6 6
1.2 Giá phí kiểm tốn GP GP1-GP6 6
1.3 Nhiệm kỳ kiểm toán NK NK1-NK4 4
1.4 Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán PV PV1-PV4 4 1.5 Tính chuyên sâu trong các lĩnh
vực kiểm toán
CS CS1-CS4 4
1.6 Kiểm soát chất lượng bên trong KS KS1-KS5 5 1.7 Năng lực nghề nghiệp của KTV NL NL1-NL4 4 1.8 Thuộc tính cá nhân của KTV TT TT1-TT6 6
2 Chất lượng KTĐL CL CL1-CL4 4
TỔNG CỘNG 43
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Tác giả gửi bảng câu hỏi tới một số trợ lý KTV, KTV để xem xét mức độ phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu, thuận tiện cho việc hiểu và trả lời của các đối tượng nghiên cứu cũng như việc sửa lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả trước khi đưa vào khảo sát chính
thức. Bảng câu hỏi chính thức sẽ được phát sau khi được điều chỉnh lần cuối (Xem phụ lục 3 – Bảng khảo sát dành cho đối tượng đã, đang cơng tác trong lĩnh vực kiểm tốn).
3.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp phát triển mầm kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mẫu được chọn từ các trợ lý kiểm tốn, trưởng nhóm kiểm tốn/giám sát, chủ nhiệm kiểm toán, chủ phần hùn/giám đốc tại các DNKT tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, các đối tượng khảo sát này lại giới thiệu những người khác trong cùng công ty, cùng ngành nghề tham gia khảo sát. Ngoài ra, tác giả sẽ chọn bất kỳ phần tử nào mà tác giả có thể tiếp cận được để đưa vào mẫu khảo sát.
Theo Hair và cộng sự (1998) để phân tích nhân tố khám phá (EFA) tốt nhất thì 01 biến quan sát cần tối thiểu là 05 mẫu. Bên cạnh đó, để phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick và Fidell (2007) (theo Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 521) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:
n ≥ 50 + 8p
Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình.
Với 43 biến quan sát và 08 biến độc lập của mơ hình hồi quy, cỡ mẫu ước tính là:
Cỡ mẫu cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) là: 43 x 5 = 215
Cỡ mẫu cho mơ hình hồi quy bội là: 50 + 8*8 = 114 Vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 215.
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát (Xem phụ lục 3 – Bảng khảo sát dành cho đối tượng đã, đang công tác trong lĩnh vực kiểm toán) được gửi tới 300 đối tượng khảo sát qua email (công cụ Google Docs) và trực tiếp đến các đối tượng khảo sát tại các DNKT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với hai bước chính sau:
Nghiên cứu sơ bộ: bằng phương pháp định tính thơng qua khảo sát các chuyên gia;
Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp phân tích định lượng thơng qua đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính bội.
3.6.1 Phương pháp và kết quả trong nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính thường liên quan đến việc phân tích và diễn giải dữ liệu dạng định tính nhằm mục đích khám phá qui luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 92). Để tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT để thiết lập các biến ảnh hưởng trong mơ hình. Mục đích của nghiên cứu này nhằm điều chỉnh biến độc lập và thang đo cũng như hướng tác động trong giả thuyết nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát ý kiến của chuyên gia. Bảng câu hỏi khảo sát dành cho chuyên gia (Xem phụ lục 2) được gửi tới 7 chuyên gia. Người được khảo sát là các đối tượng làm việc lâu năm (trên 05 năm) trong lĩnh vực kiểm toán.
Qua kết quả khảo sát (Xem phụ lục 5 – Bảng tổng hợp ý kiến của chuyên gia), các chuyên gia đều cho rằng đây là vấn đề nghiên cứu thực sự cấp thiết trong bối cảnh hiện nay và các yếu tố đều phù hợp để đưa vào mơ hình. Trong đó, 100% ý kiến cho rằng các nhân tố KSCL bên trong, Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán, Nhiệm kỳ kiểm tốn, Năng lực nghề nghiệp và Thuộc tính cá nhân của KTV đều tác động thuận hướng đến CLKT. Giá phí kiểm tốn và Phạm vi dịch vụ kiểm toán gần như tương đồng nhau trong nhận định của các chuyên gia. Quy mô DNKT cũng được đồng ý khá cao của các chuyên gia (chiếm 71%). Thang đo cho biến phụ thuộc cũng được 100% ý kiến tán thành.
Về mức độ tác động của các nhân tố, kết quả khảo sát cho thấy Giá phí kiểm tốn được đánh giá mạnh nhất (5,6 điểm) và yếu nhất là Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán
(2,7 điểm). Các nhân tố cũng được đánh giá khá cao so với Giá phí kiểm tốn là Quy mô DNKT (5,1 điểm), Năng lực nghề nghiệp của KTV (5,3 điểm). Mức độ tác động của Kiểm sốt chất lượng bên trong và Tính chun sâu trong các lĩnh vực kiểm tốn có mức độ gần như nhau (4,4 điểm và 4,3 điểm). Hai biến cịn lại, Thuộc tính cá nhân của KTV và Nhiệm kỳ kiểm tốn cũng được các chun gia đánh giá rằng có tác động đến chất lượng KTĐL.
3.6.2 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng
Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng được sử dụng để xác định mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT gồm thống kê mô tả; đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Các bước tiến hành