Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập tại TP hồ chí minh (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận

Căn cứ vào kết quả hồi quy, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất của đề tài đã được trả lời: có 05 nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng KTĐL đó là (1) Quy mơ và giá phí kiểm tốn; (2) Năng lực và thuộc tính cá nhân của KTV; (3) Kiểm soát chất lượng bên trong; (4) Phạm vi dịch vụ phi kiểm tốn; (5) Tính chun sâu trong các lĩnh vực kiểm toán.

Tiếp theo, câu hỏi nghiên cứu thứ hai của luận văn về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến CLKT tại thành phố Hồ Chí Minh được trả lời qua các hệ số hồi quy chuẩn hóa của kết quả hồi quy như sau:

Bảng 4.7 Mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT Biến độc lập Giá trị Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Tỷ trọng (%) Mức độ tác động

Quy mơ và giá phí kiểm tốn 0,553 32,49 1

Năng lực và thuộc tính cá nhân của KTV 0,500 29,37 2

Kiểm soát chất lượng bên trong 0,235 13,82 4

Phạm vi dịch vụ phi kiểm tốn 0,162 9,52 5

Tính chun sâu trong các lĩnh vực kiểm toán 0,252 14,80 3

Tổng - 100 -

Nguồn: Phụ lục 12 - Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Nhìn chung kết quả phân tích phản ánh đúng tình hình thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay. Với tình hình nhiều DNKT có quy mơ nhỏ và dẫn đến thị trường kiểm toán Việt Nam cạnh tranh gay gắt về giá phí để thu hút được khách hàng thì Quy mơ và giá phí là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc kiểm sốt chất lượng KTĐL. Các doanh nghiệp có quy mơ

lớn như BIG 4 thường sẽ có đủ nguồn lực với đội ngũ nhân viên hùng hậu với trình độ chuyên môn cao nên CLKT sẽ được nâng cao hơn, và giá phí cao đủ để các DNKT trang trải các khoản chi phí, DNKT có thể sắp xếp, bố trí nhân lực cũng như sự hỗ trợ của các bộ phận khác khi thực hiện kiểm tốn, vì vậy thời gian bỏ ra cho một khách hàng nhiều hơn và hạn chế được nhiều sai sót hơn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào tầm quan trọng của năng lực và thuộc tính cá nhân của KTV. Nhân lực là yếu tố rất quan trọng không chỉ trong lĩnh vực kiểm tốn, mà cịn tất cả các lĩnh vực khác. Con người là nhân tố tạo ra giá trị thặng dư và lợi nhuận cho DNKT. Có nguồn nhân lực chun mơn cao thì mới đưa ra được các ý kiến hay cho việc KSCL bên trong cũng như các giải pháp cho việc tăng tính chun mơn hóa trong các lĩnh vực kiểm tốn và biện pháp đảm bảo tính độc lập của KTV trong dịch vụ phi kiểm toán. Và việc thực hiện sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nếu nhân viên làm việc có đạo đức nghề nghiệp và tính cách cá nhân theo hướng thuận hướng đến CLKT.

Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm tốn có tác động tới chất lượng KTĐL như sau:

Quy mơ và giá phí kiểm tốn

Đây là biến gộp giữa hai biến độc lập ban đầu là biến Quy mô DNKT và Giá phí kiểm tốn, có hệ số β là 0,553, quan hệ cùng chiều với biến Chất lượng kiểm tốn. Với giả định các yếu tố khác khơng đổi, khi yếu tố “Quy mơ và giá phí kiểm tốn” tăng 1 đơn vị thì kết quả chất lượng kiểm toán tổng quát sẽ tăng thêm 0,553 đơn vị.

Căn cứ vào bảng thống kê trung bình (Phụ lục 8 – Thống kê mơ tả thang đo) thì QM3 và GP1 được đối tượng đánh giá là có tác động mạnh đến CLKT có giá trị trung bình lần lượt là 3,45 và 3,47. CLKT được nâng cao chỉ khi đội ngũ nhân viên được đào tạo về cả chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ. Theo báo cáo của VAPCA về kiểm tra chất lượng dịch vụ một số DNKT, VACPA có kiến nghị các DNKT nên xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân viên để nâng cao chất lượng nhân viên, cũng như có những chế độ đãi ngộ xứng đáng để giữ chân nhân viên góp phần nâng cao CLKT.

Trong biến độc lập Quy mơ và giá phí kiểm tốn, biến quan sát GP1 được đối tượng khảo sát cho rằng là yếu tố tác động mạnh đến CLKT. Giá phí kiểm tốn phù hợp với quy mô hoạt động, rủi ro của khách hàng là nhân tố giúp cho DNKT có nguồn thặng dư để tuyển dụng, đào tạo những nhân sự đạt chuẩn. Hiện nay đa số các DNKT đều cạnh tranh nhau về giá nên rất ít doanh nghiệp xây dựng được khung giá phí dịch vụ cho từng cấp. Một số DNKT chào giá rất thấp cho dịch vụ kiểm toán để tranh giành khách hàng với nhau. Mặc khác, qua quá trình kiểm tốn, thơng qua báo cáo của mình, VACPA cũng đã nhấn mạnh và kiến nghị các DNKT nên xây dựng khung giá phí cho dịch vụ kiểm tốn, nhằm tránh trường hợp cạnh tranh về giá mà quên đi chất lượng, làm xấu hình ảnh hoạt động nghề nghiệp kiểm tốn.

Năng lực và thuộc tính cá nhân của KTV

Biến này được gộp từ hai biến độc lập ban đầu là biến Năng lực nghề nghiệp và Thuộc tính cá nhân của KTV, có hệ số β là 0,500, cho thấy sự tương quan dương với biến Chất lượng kiểm tốn. Với giả định các yếu tố khác khơng đổi, khi yếu tố “Năng lực và thuộc tính cá nhân của KTV” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả chất lượng kiểm toán tổng quát sẽ tăng thêm 0,500 đơn vị. Căn cứ vào bảng thống kê trung bình (Phụ lục 8 – Thống kê mơ tả thang đo) thì NL4 và TT6 được đối tượng đánh giá là có tác động mạnh đến chất lượng kiểm tốn có giá trị trung bình 3,61.

Theo kết quả khảo sát, KTV tại các DNKT có quy trình tuyển dụng đầy đủ, chặt chẽ sẽ có năng lực nghề nghiệp tốt hơn, mang lại CLKT cao hơn. Trong các DNKT có quy mơ lớn, quy trình tuyển dụng nhân viên thường sẽ qua rất nhiều bước, từ xét duyệt hồ sơ, kiểm tra kiến thức qua kĩ năng viết, phỏng vấn nhóm và cuối cùng là phỏng vấn cá nhân. Với nhiều thử thách nên địi hỏi ứng viên phải có năng lực thực sự thì mới được tuyển dụng vào DNKT. Ngoài ra, các DNKT quy mơ lớn cũng ln có chế độ đào tạo nhân viên thường xuyên mỗi khi hết mùa kiểm tốn, vì vậy nếu KTV có khả năng tự học hỏi và trau dồi kiến thức, tự nghiên cứu kiến thức liên quan đến kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực mà khách hàng hoạt động thì kiến thức và chuyên mơn sẽ được nâng cao, từ đó mang lại CLKT tốt hơn.

Bên cạnh đó, hầu hết các ý kiến đều cho rằng KTV có phương pháp làm việc chuyên nghiệp từ lập kế hoạch kiểm tốn kỹ lưỡng, sắp xếp cơng việc hợp lí và khoa học đến thực hiện một cách linh hoạt và chặt chẽ để đưa ra ý kiến kiểm toán xác đáng sẽ giúp nâng cao chất lượng KTĐL. Phương pháp làm việc hiệu quả và chun nghiệp, làm việc có quy trình sẽ giúp KTV tiết kiệm được thời gian, tránh bỏ qua việc phát hiện các sai sót trọng yếu, điều đó sẽ giúp đảm bảo CLKT. Thêm nữa, ý thức thận trọng nghề nghiệp, tuân thủ Chuẩn mực Đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập nhằm giúp KTV có thể nhận thức và thực hiện cơng việc kiểm tốn một cách phù hợp, góp phần nâng cao CLKT.

Tính chun sâu trong các lĩnh vực kiểm tốn

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự tương quan dương giữa nhân tố Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm toán với chất lượng KTĐL. Hệ số hồi quy là 0,252, điều này có nghĩa với giả định các yếu tố khác khơng đổi, khi Tính chuyên sâu trong các lĩnh vực kiểm tốn tăng lên 1 đơn vị thì chất lượng KTĐL tăng thêm 0,252 đơn vị.

Trong đó theo như bảng thống kê trung bình (Phụ lục 8 – Thống kê mơ tả thang đo) thì CS1, CS2 được đối tượng đánh giá là có tác động mạnh đến chất lượng kiểm tốn có giá trị trung bình lần lượt là 3,55 và 3,58. Điều này cho thấy đối tượng khảo sát rất quan tâm đến việc trình bày và cơng bố thơng tin tài chính trung thực và hợp lý. Việc am hiểu về khách hàng hay DNKT chun mơn hóa kiểm tốn trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định (truyền thông, sản xuất, vận tải, nông nghiệp, du lịch hay ngân hàng…) sẽ giúp DNKT am hiểu và nắm bắt được những thông tin cần thiết để công bố trên báo cáo kiểm tốn góp phần minh bạch thơng tin tài chính của khách hàng và nâng cao chất lượng thông tin cho đối tượng sử dụng BCTC đã được kiểm toán.

Thêm vào đó, việc am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành của khách hàng sẽ có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế tốn. Các ước tính kế tốn chung là có mức độ khơng chắc chắn rất cao và có đầy rủi ro tiềm tàng. Vì vậy việc đưa ra các ước tính này một cách hợp lý sẽ đảm bảo rằng BCTC được kiểm tốn khơng cịn chứa đựng các sai phạm trọng yếu, từ đó góp phần nâng cao chất lượng kiểm tốn.

Kiểm sốt chất lượng bên trong

Biến này có hệ số 0,235, quan hệ cùng chiều với biến CLKT. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Kiểm soát chất lượng bên trong” tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả Chất lượng kiểm tốn tổng quát sẽ tăng thêm 0,235 đơn vị.

Dựa theo bảng thống kê trung bình (Phụ lục 8 – B. Thống kê mơ tả thang đo) thì KS3, KS4 được đối tượng đánh giá là có tác động mạnh đến chất lượng dịch vụ kiểm tốn có giá trị trung bình lần lượt là 3,57 và 3,54. Như vậy theo như ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát thì mục đích chính của KSCL bên trong là phải kiểm soát được quy trình kiểm tốn từ khâu đánh giá khách hàng, lên kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, cũng như khâu hậu kiểm toán. Điều này cũng được VACPA rất quan tâm trong việc nâng cao CLKT. Bằng chứng là từ năm 2012, VACPA đã ban hành quy trình kiểm tốn mẫu áp dụng cho một số DNKT chưa có quy trình kiểm tốn cụ thể. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng cho rằng bên cạnh việc ban hành quy trình kiểm tốn thì DNKT cần phải thực hiện cơng tác xem xét và đánh giá Kiểm soát chất lượng bên trong thường xuyên liên tục, vì vậy làm gia tăng khả năng hoạt động của hệ thống nhằm gia tăng chất lượng KTĐL.

Phạm vi dịch vụ phi kiểm tốn

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự tương quan dương giữa nhân tố Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán với CLKT. Hệ số hồi quy là 0,162, điều này có nghĩa với giả định các yếu tố khác không đổi, khi Phạm vi dịch vụ phi kiểm toán tăng lên 1 đơn vị thì chất lượng KTĐL tăng thêm 0,162 đơn vị.

Theo kết quả thống kê trung bình (Phụ lục 8 – Thống kê mơ tả thang đo) thì PV1 được đối tượng đánh giá là có tác động mạnh đến CLKT có giá trị trung bình lần lượt là 3,56.

Dựa vào đánh giá của đối tượng khảo sát, dịch vụ phi kiểm tốn góp phần làm tăng kiến thức của KTV về khách hàng, qua đó làm tăng khả năng phát hiện sai sót BCTC và cải thiện CLKT. Điều này cho thấy dịch vụ phi kiểm tốn sẽ giúp KTV có thêm nhiều kiến thức hơn về khách hàng, từ đó có cái nhìn tồn diện và đa chiều, góp phần phát hiện ra các sai sót trọng yếu, góp phần nâng cao chất lượng kiểm tốn. Ngồi ra,

DNKT cũng có thể sử dụng hiệu quả nguồn lực trong thời gian nhàn rỗi của mùa kiểm toán để cung cấp các dịch vụ phi kiểm tốn, tuy nhiên phải đảm bảo tính độc lập của KTV.

Nhiệm kỳ kiểm toán

Đây là biến bị loại ra khỏi mơ hình nghiên cứu do khơng đáp ứng được tiêu chuẩn về độ tin cậy Cronbach alpha. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý một biến quan sát NK3 có mức đánh giá trung bình cao nhất (3,62) trong nhóm nhân tố Nhiệm kỳ kiểm tốn. Qua đó cho thấy nhóm đối tượng khảo sát cũng đánh giá rất cao về sự luân phiên KTV. Vì nhiệm kỳ kiểm tốn càng dài thì sự tin tưởng vào khách hàng của DNKT càng cao, khơng duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp đúng mức và do vậy làm giảm CLKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố liên quan đến bên cung cấp dịch vụ kiểm toán ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán độc lập tại TP hồ chí minh (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)